Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm trong buồng tử cung. Bệnh thường xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn, đặc biệt là các chủng vi khuẩn gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh lý này khiến nữ giới thường xuyên đối mặt với những cơn đau bụng dữ dội, đau âm ỉ khi giao hợp. Hơn thế tình trạng nhiễm trùng nội mạc tử cung còn làm tăng nguy phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng, không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm khả năng sinh sản ở người phụ nữ.

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm diễn ra trong buồng tử cung do vi khuẩn xâm nhập

Viêm nội mạc tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là một lớp niêm mạc xốp và mềm bên trong tử cung. Khu vực này có nhiệm vụ tiếp nhận trứng thụ tinh, bảo vệ, nuôi dưỡng và giúp trứng phát triển thành bào thai. Trong trường hợp trứng không rụng, những mô nội mạc tử cung sẽ nhanh chóng bị phá hủy, sau đó bị tống ra ngoài cùng với máu tạo thành chu kỳ kinh nguyệt.

Viêm nội mạc tử cung là tình trạng viêm nhiễm diễn ra trong buồng tử cung do vi khuẩn xâm nhập. Vi khuẩn gây nhiễm trùng ở nội mạc tử cung thường xâm nhập và tiến triển khi nữ giới thực hiện một hoặc nhiều thủ thuật can thiệp ở buồng tử cung với những thiết bị không được đảm bảo vô trùng. Cụ thể như đặt vòng tránh thai, lấy vòng, nạo hút thai, nạo sinh thiết.

Ngoài ra tình trạng viêm nhiễm cũng có thể xảy ra sau khi sinh, ứ dịch trong tử cung kéo dài hoặc sót nhau thai sau mổ lấy thai. Nếu không sớm khắc phục, bệnh viêm nội mạc tử cung có thể làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể nữ giới có thể bị dính tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm phần phụ khiến vòi trứng bị dính tắc, cuối cùng dẫn đến vô sinh do trứng đã thụ tinh không được về làm tổ ở tử cung, trứng và tinh trùng không thể gặp nhau để thụ tinh, chức năng của tử cung không được đảm bảo về việc cho trứng làm tổ.

Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung

Tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung thường xảy ra do vi khuẩn (vi khuẩn lao, lậu cầu, vi khuẩn Chlamydia, tụ cầu, liên cầu…) hoặc do nữ giới bị viêm cổ tử cung, viêm âm đạo khiến vi khuẩn lây lan từ dưới lên trong thời gian mắc bệnh.

Tuy nhiên nguyên nhân gây nhiễm trùng nội mạc tử cung thường gặp nhất là tình trạng nhiễm khuẩn sau sảy thai, bế sản dịch, bị sót nhau khi sinh, vỡ màng ối sớm, mổ lấy thai với những dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo vô khuẩn, thăm khám nhiều lần bằng đường âm đạo do chuyển dạ kéo dài, nạo thai không an toàn, đặt dụng cụ tử cung…

Một số nguyên nhân khác

Lao, lậu cầu, vi khuẩn Chlamydia, tụ cầu, liên cầu… là những chủng vi khuẩn thường gây viêm nội mạc tử cung

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nội mạc tử cung

Bệnh viêm nội mạc tử cung có thể được nhận biết thông qua những dấu hiệu sau:

Trong trường hợp không sớm thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, viêm nội mạc tử cung cấp có thể tiến triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ mắc phải một số triệu chứng nặng nề, bao gồm:

Mức độ nghiêm trọng của bệnh
viêm nội mạc tử cung

Tình trạng nhiễm trùng nội mạc tử cung nếu không được chữa trị sớm sẽ nhanh chóng phát triển và chuyển sang thể mãn tính. Trong khi đó nhiễm trùng mãn tính là nhiễm trùng cấp thấp và thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc triệu chứng xuất hiện nhưng không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Điều này khiến bệnh nhân chậm trễ trong quá trình chữa bệnh.

Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm trùng nội mạc tử cung có thể gây ra nhiều biến chứng sau:

Chính vì những biến chứng nêu trên, nữ giới nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa sản ngay khi những biểu hiện viêm nội mạc tử cung xuất hiện. Việc sớm thăm khám và điều trị có thể giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân, bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng ngừa viêm nhiễm lây lan và phát sinh biến chứng.

Bệnh viêm nội mạc tử cung có thể gây dính buồng trứng, dính tắc vòi trứng, viêm nhiễm lan rộng, nhiễm khuẩn huyết và vô sinh

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm nội mạc tử cung

Tương tự như các bệnh phụ khoa khác, để chẩn đoán viêm nội mạc tử cung, đầu tiên bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt cho nữ giới một vài câu hỏi liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng sức khỏe, tiền sử và triệu chứng lâm sàng. Sau đó sẽ tiến hành thăm khám vùng chậu.

Khi thăm khám vùng chậu, bác sĩ sẽ quan sát vùng bụng, âm đạo, cổ tử cung và tử cung để tìm kiếm những dấu hiệu bất thường và tổn thương thực thể ở những cơ quan này. Đồng thời xác định mức độ đau bụng và kiểm tra dịch tiết âm đạo.

Sau khi thăm khám vùng chậu, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định sự tồn tại của vi khuẩn và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

Phương pháp điều trị bệnh viêm nội mạc tử cung

Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị và nguy cơ phát sinh biến chứng, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc (điều trị nội khoa) hoặc phẫu thuật (điều trị ngoại khoa) để khắc phục bệnh.

1. Điều trị nội khoa

Thông thường bệnh nhân bị viêm nội mạc tử cung sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh với mục đích tiêu diệt vi khuẩn, khắc phục bệnh lý và cải thiện triệu chứng. Vì thế, tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển, mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe và chủng vi khuẩn gây bệnh, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chữa bệnh bằng các loại kháng sinh phù hợp.

Đối với những trường hợp bị viêm nội mạc tử cung cấp tính và chưa phát sinh biến chứng, bệnh nhân sẽ được sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch gồm Gentamicin và Clindamycin để điều trị. Những trường hợp mới phát có thể được dùng kháng sinh đường uống. Thông thường nhiễm trùng nội mạc tử cung cấp tính sẽ được khắc phục sau 2 tuần điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Đối với những trường hợp bị viêm nội mạc tử cung tiến triển, bệnh đang trong giai đoạn mãn tính và có khả năng gây biến chứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định can thiệp ngoại khoa để xử lý tình trạng viêm nhiễm.

Bệnh nhân bị viêm nội mạc tử cung thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh

2. Can thiệp ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được sử dụng cho những trường hợp có nội mạc tử cung bị nhiễm trùng nặng, vi khuẩn xâm nhập sâu vào cơ tử cung và gây biến chứng. Khi đó bác sĩ chuyên khoa có thể hỗ trợ điều trị ngoại khoa bằng sóng cao tần.

Điều trị viêm nhiễm bằng sóng cao tần được đánh giá là phương pháp đơn giản, có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý mà không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và không làm tổn thương cổ tử cung. Tuy nhiên ở một số trường hợp ít gặp, bệnh nhân có thể được yêu cầu cắt bỏ nội mạc tử cung

Cắt bỏ nội mạc tử cung được xem xét và chỉ định cho những trường hợp nặng, tình trạng viêm nhiễm tiến triển, viêm nội mạc tử cung đang trong giai đoạn mãn tính, ra nhiều máu và có khả năng gây biến chứng. Ngoài ra phương pháp điều trị này còn được chỉ định cho những bệnh nhân bị dị ứng thuốc kháng sinh hoặc không có đáp ứng tốt đối với phương pháp điều trị nội khoa hay điều trị bằng sóng cao tần.

Cắt bỏ nội mạc tử cung là một thủ thuật đơn giản được thực hiện với mục đích phá hủy và loại bỏ một lớp mỏng của niêm mạc tử cung để cải thiện tình trạng. Trong hầu hết các trường hợp, nữ giới chảy máu không ngừng hoặc ra nhiều máu trong những ngày hành kinh sẽ được yêu cầu điều trị bằng thuốc trước tiên.

Nếu máu ra nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm bằng việc sử dụng thuốc, người bệnh sẽ được tư vấn cắt bỏ nội mạc tử cung. Tuy nhiên phương pháp này không được chỉ định cho những người phụ nữ đã mãn kinh hoặc đang mắc phải những vấn đề sau:

Biện pháp phòng ngừa viêm nội mạc tử cung

Để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm nội mạc tử cung tiến triển hoặc tái phát, tránh phát sinh biến chứng, nữ giới có thể thực hiện một số biện pháp cơ bản sau:

Không quan hệ tình dục với những người có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây viêm

Viêm nội mạc tử cung có thể được chữa khỏi bằng thuốc hoặc được khắc phục bằng phương pháp ngoại khoa theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan hoặc không sớm phát hiện khiến bệnh xảy ra dai dẳng, tiến triển sang mức độ nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ gây biến chứng. Vì thế nữ giới nên khám sức khỏe định kỳ và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu có bất thường hãy nhanh chóng đến bệnh viện, nhờ bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và điều trị.

Xem thêm: Bị trào ngược dạ dày nên ăn rau gì mau khỏi?

Rate this post
Exit mobile version