Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Viêm ruột thừa là gì? Dấu hiệu, chần đoán và điều trị

Bệnh viêm ruột thừa là căn bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến hiện nay. Nếu không được điều trị sớm thì ruột thừa có thể bị vỡ và gây nhiễm trùng, nghiêm trọng hơn là phải đối mặt với nguy cơ tử vong. 

Chúng ta cần biết được bệnh viêm ruột thừa là gì để biết cách đối phó khi không may mắc bệnh

Viêm ruột thừa là gì?

Trước khi tìm hiểu về căn bệnh này, chúng ta sẽ nói qua một chút về bộ phận này. Đây là một cơ quan nhỏ, xuất phát từ đoạn đầu của ruột già ở hố chậu phải. Tình trạng viêm ruột thừa là triệu chứng viêm xuất hiện ở bộ phận này.

Sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa như phì đại nang bạch huyết dưới niêm mạc, sỏi phân, dị vật, khối u của manh tràng hoặc ruột thừa có thể là nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện. Lượng vi khuẩn phát triển, nhân lên nhanh chóng do tình trạng tắc nghẽn khiến ruột thừa bị sưng, viêm và hóa mủ.

Những trường hợp bệnh nhẹ có thể tự khỏi mà không cần áp dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp bị viêm ruột thừa cần được tiến hành phẫu thuật mở ổ bụng để loại bỏ phần ruột thừa bị viêm.

Nếu không nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân sẽ tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do ruột thừa viêm bị vỡ dẫn đến viêm phúc mạc và sốc. Ở một số trường hợp khác, viêm ruột thừa có thể bị ngăn cản, gia hạn lại bởi những cơ quan xung quanh, sau đó hình thành ổ áp xe.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ruột thừa

Khi mắc bệnh có thể gặp một hoặc một số triệu chứng như sau:

Đau bụng dưới bên phải là triệu chứng viêm ruột thừa mà chúng ta thường gặp phải

Viêm ruột thừa liên quan đến đau dạ dày nhưng những cơn đau có thể được cảm nhận trên phần lưng của người bệnh. Các triệu chứng đau thường da tăng khi di chuyển, thậm chí ho cũng gây đau.

Nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm ruột thừa. Bệnh có thể xuất hiện do những nguyên nhân như sau:

Vi khuẩn tấn công là nguyên nhân viêm ruột thừa mà chúng ta thường mắc phải

Việc xác định nguyên nhân gây viêm ruột thừa rất quan trọng, giúp chúng ta xác định được cách điều trị cũng như hạn chế bệnh hiệu quả hơn.

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm ruột thừa

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng viêm ruột thừa có thể phát triển mạnh trong thời gian ngắn. Đồng thời kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

Chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm ruột thừa và mức độ tổn thương, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các phương pháp sau:

1. Khám lâm sàng

Theo kết quả thống kê, có 70% trường hợp bị viêm ruột thừa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình. Chính vì thế để chẩn đoán tình trạng viêm, bác sĩ chuyên khoa thường dựa trên những triệu chứng đặc trưng. Cụ thể:

Khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể dùng tay ấn nhẹ vào ổ bụng bị đau. Trong trường hợp bị đau ruột thừa, cơn đau sẽ trở nên nặng nề hơn khi bác sĩ bỏ tay ra (dấu hiệu chứng tỏ vùng phúc mạc bị viêm). Bác sĩ sẽ nhận thấy bệnh nhân gồng cứng bụng. Đồng thời có khuynh hướng co cơ bụng để tạo ra những phản ứng đáp lại áp lực xuất hiện tại vùng bụng có viêm nhiễm.

Ngoài ra, khám trực tràng có thể được chỉ định khi cần thiết. Để loại trừ nguyên nhân gây đau là các bệnh lý, vấn đề phụ khoa, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản có thể được bác bác sĩ chuyên khoa chỉ định thăm khám vùng tiểu cung.

Khám lâm sàng chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa

2. Thực hiện một số xét nghiệm

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định trong quá trình chẩn đoán viêm ruột thừa:

3. Chẩn đoán hình ảnh

Đối với những trường hợp có triệu chứng không điển hình, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

Một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng:

Phương pháp điều trị viêm ruột thừa

Hầu hết các bệnh nhân bị viêm ruột thừa cần phải tiến hành phẫu thuật mở ổ bụng để loại bỏ ngay phần ruột thừa bị viêm. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh trước khi
phẫu thuật để phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng.

1. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa thường là phẫu thuật hở được áp dụng bằng cách sử dụng dao mổ rạch da vùng bụng từ 5 – 10 centimet (phương pháp phẫu thuật mở) hoặc phẫu thuật thông qua một hoặc nhiều lỗ nhỏ ở ổ bụng (phẫu thuật nội soi). Khi phẫu thuật nội soi, camera và một số thiết bị được sử dụng cho việc cắt ruột thừa sẽ được bác sĩ đưa vào ổ bụng của bệnh nhân.

Việc tiến hành phẫu thuật nội soi có thể giúp vết thương ít đau bệnh nhân phục hồi nhanh hơn và ít để lại sẹo. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân có bệnh lý hô hấp nặng, bệnh về tim mạch, có tiền sử phẫu thuật ổ bụng trước đó (chống chỉ định tương đối)…

Đối với những trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng hoặc ruột thừa nằm ở vị trí bất thường mà việc tiếp tục áp dụng phương pháp phẫu thuật nội soi không an toàn hoặc không thể thực hiện được, ổ bụng quá bẩn không thể dùng phẫu thuật nội soi để làm sạch, viêm phúc mạc ruột thừa mà ruột thừa quá chướng hơi… bệnh nhân nên chuyển sang mổ mở.

Thông thường, phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa ở những trường hợp ruột thừa viêm không biến chứng sẽ có thời gian phục hồi từ 1 – 2 ngày tùy vào tình trạng sức khỏe Đối với những trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng vỡ dẫn đến viêm phúc mạc, bệnh nhân thường nằm viện khoảng 5 ngày.

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm

2. Điều trị viêm ruột thừa không phẫu thuật

Theo kết quả nghiên cứu, những trường hợp bị viêm ruột thừa không kèm theo biến chứng có thể được khắc phục bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên tỉ lệ tái phát sau 1 năm điều trị bổn tồn khá cao (trên 30%). Vì thế, bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa sau khi phát bệnh.

Đối với các trường hợp viêm ruột thừa có kèm theo biến chứng vỡ dẫn đến áp xe ruột thừa, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh phối hợp với phương pháp chọc dẫn lưu áp xe dưới siêu âm. Sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân sẽ được xem xét về việc cắt bỏ ruột thừa.

Đối với những trường hợp ruột thừa viêm không kèm theo biến chứng nhưng tình trạng sức khỏe không đảm bảo cho quá trình phẫu thuật (bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng không thể tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân bị rối loạn đông máu nặng…) có thể được cân nhắc về việc điều trị bảo tồn với thuốc kháng sinh.

Biến chứng sau phẫu thuật cắt ruột thừa

Tỉ lệ phát sinh biến chứng sau phẫu thuật cắt ruột thừa từ 4 – 15%. Những biến chứng có thể xảy ra gồm:

Tỉ lệ phát sinh biến chứng sau mổ còn phụ thuộc vào tình trạng viêm ruột thừa có kèm theo biến chứng hay chưa, các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân và phương pháp phẫu thuật. Cụ thể tỉ lệ dính ruột sau mổ và dịch áp xe tồn lưu ở trường hợp bị viêm ruột thừa kèm theo biến chứng sẽ cao hơn trường hợp không biến chứng; tỉ lệ nhiễm trùng mổ nội soi thấp hơn mổ mở.

Nhiễm trùng ổ bụng hoặc vết mổ có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt ruột thừa

Chăm sóc bệnh nhân bị viêm ruột thừa

Trong và sau quá trình điều trị viêm ruột thừa, bệnh nhân cần áp dụng một chế độ chăm sóc phù hợp để rút ngắn thời gian phục hồi bệnh và phòng ngừa biến chứng.

1. Chú ý trong sử dụng thuốc và sinh hoạt

2. Chú ý trong chế độ ăn uống

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau mổ. Cụ thể:

Sau 3 tuần kể từ khi tiến hành phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra, tái khám. Bệnh nhân nên sắp xếp thời gian tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được hỗ trợ và thăm khám tốt nhất.

Biện pháp ngăn chặn viêm ruột thừa nên áp dụng thường xuyên

Trên thực tế thì bệnh viêm ruột thừa có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào. Vì vậy việc áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh hết sức quan trọng. Bạn nên tham khảo một vài biện pháp mà chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây:

Tăng cường ăn rau củ quả và trái cây là cách phòng chống viêm ruột thừa mà chúng ta nên áp dụng

Hiện nay tình trạng viêm ruột thừa đã có thể được kiểm soát với các biện pháp hiệu quả. Chính vì vậy ngay từ khi có dấu hiệu bệnh, bạn hãy đến ngay các bệnh viện để được các bác sĩ áp dụng các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Bài viết liên quan:

  • Chứng đau ruột thừa kéo dài trong thời gian bao lâu?
  • Đau ruột thừa nên ăn gì và kiêng gì?

Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? 11 loại thuốc phổ biến nhất

Rate this post
Exit mobile version