Thở khò khè là dấu hiệu bé đang mắc một số bệnh lý về hô hấp và thường kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu. Tình trạng bệnh nếu kéo dài có thể dẫn tới mãn tính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của con. Mẹ cần áp dụng ngay các cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh ngay tại nhà để loại bỏ các triệu chứng này càng sớm càng tốt.
Trẻ sơ sinh bị khò khè là gì?
“Khò khè” là triệu chứng bất thường của hơi thở, âm sắc hơi thở trầm, nặng nhọc, trẻ thở ra kéo dài gắng sức. Thường tiếng thở này không quá to nên phụ huynh phải áp sát tai vào mũi hay miệng của bé thì mới có thể nghe và cảm nhận được. Tiếng thở khò khè khá giống với tiếng ngáy, tuy nhiên nhịp thở có phần không đều và có kèm theo tiếng rít và hơi thở có phần nặng nhọc hơn.
Thở khò khè là dấu hiệu cho thấy đường thở của bé đang bị tắc nghẽn khiến hơi thở đi ra không được ổn định, Tuy nhiên phụ huynh cần biết cách phân biệt các triệu chứng giữa thở khò khè ( dấu hiệu của bệnh nặng) và thở do nghẹt mũi (cũng liên quan đến đường hô hấp nhưng bệnh nhẹ hơn). Dù cả hai bệnh đều là bệnh về đường hô hấp liên quan đến mũi nhưng nguyên nhân gây bệnh và mức độ nguy hiểm hoàn toàn khác nhau.
Trẻ sơ sinh chủ yếu dùng đường mũi để thở, một số sự thay đổi về thời tiết có thể khiến trẻ bị tắc mũi và cũng gây ra những triệu chứng gần như thở khò khè (do dịch mũi chảy ra làm tắc đường thở). Tuy nhiên với bệnh này chỉ cần nhỏ vài giọt nước mũi vệ sinh cho bé trong vài ngày là sẽ biến mất.
Trong khi đó, nguyên nhân gây ra triệu chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh có thể là do các nguyên nhân sau
- Tắc nghẽn đường hô hấp dưới: Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh như hen suyễn, viêm tiểu phế quản ( thường gặp nhất ở trẻ so sinh)
- Do dị ứng: Trẻ hít phải các dị vật gây dị ứng hoặc tiếp xúc với môi trường gây ô nhiễm, ăn đồ ăn bị dị ứng có thể gây co thắt phế quản khiến trẻ thở khò khè. Tuy nhiên triệu chứng này khá hiếm gặp ở trẻ sơ sinh nhưng vẫn có thể xảy ra.
- Mắc một số bệnh lý hô hấp: Trẻ bị mềm sụn thanh quản, viêm phổi, ho gà cũng là nguyên nhân gây thở khò khè ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, một số trẻ có mạch máu bất thường, u hạch thanh quản cũng có thể gây ra triệu chứng khó chịu này ở trẻ mà phụ huynh cần hết sức lưu ý.
- Trẻ sinh mổ hoặc dưới 3 tháng tuổi: bé có thể bị sót nước ối trong đường thở nên gây ra các biểu hiện thở khò khè.
Nếu phát hiện các triệu chứng này, phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để bé được khám và điều trị chính xác nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này.
10 cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, việc dùng thuốc hỗ trợ điều trị còn đang rất hạn chế vì có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm do các cơ quan gan thận còn rất yếu, chưa thể tiếp nhận hết các tác dụng của thuốc Tây Y. Nếu các triệu chứng này mới khởi phát, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà dưới đây để giảm các triệu chứng này cho con vừa an toàn lại cho hiệu quả khá tốt.
Vệ sinh tai mũi họng
Với các trường hợp trẻ bị thở khò khè do dị ứng hay do các tác nhân gây dị ứng thì việc vệ sinh tai mũi họng sẽ hỗ trợ giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Phụ huynh chỉ cần dù một vài giọt nước muối và tăm bông để vệ sinh nhẹ nhàng cho bé mỗi ngày sẽ làm giảm ngay triệu chứng thở khò khè khó chịu. Chú ý rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách để không làm tổn thương niêm mạc mũi mỏng manh của con.
Bên cạnh đó, việc giữ tai mũi họng sạch sẽ cũng hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh liên quan được tốt nhất, phòng tránh bệnh lây lan hiệu quả. Vì vậy dù yếu tố gây bệnh có phải do các tác nhân dị ứng bên ngoài hay không thì việc vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý hằng ngày vẫn là điều vô cùng cần thiết.
Dùng tỏi
Chất allicin trong tỏi có đặc tính như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn chống viêm cực kỳ hiệu nghiệm. Dùng tỏi có thể điều trị rất nhiều các vấn đề về hô hấp như chứng thở khò khè, cảm cúm, viêm phổi hay ho gà bằng cách loại bỏ các vi khuẩn, virus gây tắc nghẽn đường thở.
Phụ huynh chỉ cần ép 2-3 tép tỏi lấy nước đun sôi cùng một cốc sữa rồi cho bé uống khi nguội. Ngoài ra trong chế độ ăn dặm hằng ngày cũng nên bổ sung tỏi để tăng sức đề kháng và điều trị bệnh nhanh chóng hơn.
Dùng gừng
Gừng là một loại thảo mộc luôn có sẵn trong gian bếp và dùng an toàn cho mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Hoạt chất gingerols trong gừng đem đến tác dụng giảm đau tự nhiên, phòng chống các tác nhân gây ung thư hiệu quả. Trong khi đó, zingerones giúp giữ ấm cơ thể đồng thời tăng cường lưu thông máu giúp giảm các triệu chứng khó thở, thở khò khè nhanh chóng.
Shogaols cũng là chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, chống ung thư hiệu quả. Dùng gừng cho trẻ sơ sinh sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp, ngăn cản sự co lại của đường thở nhờ đó giảm ngay triệu chứng thở khò khè đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm như ung thư.
Phụ huynh có thể áp dụng cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh bằng gừng như sau
- Cách 1: Sử dụng hỗn hợp gồm nước ép gừng, nước ép lựu và mật ong theo tỷ lệ 1:1:1. Cho trẻ uống một thìa hỗn hợp này ngày từ 2-3 sẽ thấy triệu chứng thở khò khè thuyên giảm rõ rệt.
- Cách 2: Trộn 1 thìa nước ép gừng với nửa bát nước lọc, cho trẻ uống trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn, giảm các triệu chứng thở khò khè khó chịu.
- Cách 3: Hãm vài lát gừng rong 5 phút rồi đợi nguội thì cho bé uống. Cách này giúp làm ấm hệ hô hấp dưới và làm giảm co đường thở nên nhanh chóng làm biến mất triệu chứng thở khò khè.
- Cách 4: Đun sôi một thìa nước cốt gừng ép, hạt cỏ cà ri, mật ong cho bé uống vào buổi sáng và tối.
Dùng bạc hà
Bạc hà có tính kháng khuẩn cao, các tinh dầu trong bạc hà có thể làm thông thoáng đường thở khá tốt. Dùng bạc hà cũng có tác dụng điều trị khá tốt cho các bệnh như viêm phế quản nhờ khả năng kháng khuẩn chống viêm cực kỳ hiệu quả. Phụ huynh có thể cho bé nhai trực tiếp vài lá bạc hà hoặc hít tinh dầu bạc hà sẽ đều giúp dễ thở hơn rất nhiều.
Dùng hành tây hoặc hành ta
Hành tây và hành ta cũng là các gia vị quen thuộc dễ kiếm có ở rong bất cứ khu chợ hay siêu thị nào. Hành tuy có mùi hăng như có khả năng sát khuẩn, chống viêm đồng thời làm giảm co thắt đường hô hấp hay bệnh viêm phổi gây ra triệu chứng thở khò khè hiệu quả.
Mẹ có thể cho bé nhai trực tiếp vài miếng hàng tây sống nhỏ. Tuy nhiên hành tây có mùi khá hắc nên không phải bé nào cũng chịu ăn vì thế mẹ nên nấu lên để bé dễ ăn hơn.
Dùng rau diếp cá
Rau diếp các cũng được mệnh danh là một loại thuốc kháng sinh cực kỳ tốt, có thể dùng được ở cả trẻ em và người lớn. Dùng loại rau này giúp tăng khả năng kháng khuẩn chống viêm, làm ấm cơ thể đồng thời giúp thải độc, tiêu đờm giảm ho do các triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản gây ra.
Mẹ chỉ cần dùng một ít lá diếp cá xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt đem đun sôi cùng nước vo gạo ròi để nguội cho bé uống mỗi ngày sẽ làm giảm các triệu chứng thở khò khè ở trẻ sơ sinh nhanh chóng.
Dùng dầu khuynh diệp hay dầu tràm trà
Dầu khuynh diệp hay dầu tràm trà đều là các loại dầu khá tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh với tác dụng làm nóng cơ thể, giữ ấm, kháng khuẩn tốt. Dầu khuynh diệp cũng được biết đến với khả năng trị bệnh hen suyễn gây ra triệu chứng thở khò khè hiệu quả nhờ các tinh chất trong dầu có thể phá vỡ cấu tạo các lớp nhầy giúp việc thở được dễ dàng hơn.
Mẹ chỉ cần cho một vài giọt dầu khuynh diệp hay tràm trà vào một chiếc khăn sữa, sau đó đưa đến gần mũi cho bé hít. Đặt luôn bên cạnh đầu bé khi bé ngủ. Hít thở tinh dầu này giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn do các triệu chứng thở khò khè đã giảm hẳn.
Dầu mù tạt
Dầu mù tạt là chiết xuất được lấy từ hạt mù tạt có mùi thơm nồng giúp làm ấm cơ thể hay làm giảm đau nhức khá tốt. Loại dầu này có tính chất kháng khuẩn, kháng nấm đồng thời kích thích hệ hô hấp làm giảm đau, giảm ho, giảm thở khò khè hiệu quả. Dầu mù tạt cũng có tác dụng rất tốt trong việc thu nhỏ kích thước của các khối tích tụ trong đường hô hấp.
Cách dùng dầu mù tạt cho trẻ sơ sinh cũng rất đơn giản. Phụ huynh chỉ cần đun nóng một ít dầu mù tạt với long não. Để cho nguội một chút thì đem xoa lên ngực và lưng trong vài phút kết hợp massage nhẹ nhàng. Thực hiện động tác này nhiều lần sẽ thấy các triệu chứng thở khò khè giảm hẳn.
Dùng chanh
Trong chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao, đây là chất có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ. Bệnh hen suyễn giảm cũng giúp các triệu chứng thở khò khè biến mất. Đồng thời tính chất kháng khuẩn chống viêm trong chanh cũng giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus có hại trong hệ hô hấp và làm giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh với chanh cũng rất đơn giản. Phụ huynh chỉ cần cho bé uống nước chanh ấm thường xuyên sẽ vừa có tác dụng làm ấm cơ thể vừa làm thông thoáng đường thở hiệu quả.
Ăn sữa chua
Trong các loại sữa chua có chứa hàm lượng vitamin B12 cao giúp làm tăng chức năng của phổi, điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp như đường thở khí thũng cùng các triệu chứng thở khò khè. Các vi khuẩn tốt trong sữa chua cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ được ổn định hơn.
Với trẻ sơ sinh thì nên dùng các loại sữa chua dành riêng cho trẻ sơ sinh để đem đến hiệu quả tốt nhất trong điều trị chứng thở khò khè cũng như tốt cho sức khỏe.
Lưu ý với các cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là đối tượng rất nhạy cảm với những tác động xung quanh, vì vậy phụ huynh cần cẩn trọng trong điều trị chứng thở khò khè ở con. Tốt nhất phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện ngay khi phát hiện các triệu chứng này để được khám và chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất. Bởi chỉ có tìm được nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể đưa được phương hướng điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, có rất nhiều bài thuốc có dùng mật ong trong điều trị chứng thở khò khè, tuy nhiên chú ý tuyệt đối không dùng cho trẻ sơ sinh vì có thể gây ngộ độc rất nguy hiểm. Các phương pháp trên đây chỉ mang tính hỗ trợ điều trị hoặc điều trị dứt điểm với nguyên nhân do dị ứng bên ngoài. Vì bản chất gây ra các triệu chứng này vẫn là liên quan đến các bệnh lý hô hấp. Do đó phụ huynh không nên quá chủ quan chỉ áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà mà không đưa con đến bệnh viện sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Tốt nhất phụ huynh nên chú ý đến các phương pháp phòng tránh các bệnh lý hô hấp để ngăn ngừa các triệu chứng này ở trẻ sơ sinh, đem đến một sức khỏe tốt nhất cho trẻ nhỏ. Một số vấn đề mà phụ huynh cần lưu ý để phòng bệnh cho bé như
- Cho bé ở môi trường sạch sẽ thoáng đãng, không có bụi bẩn.
- Tránh xa các tác nhân có thể gây ô nhiễm và dị ứng như khói thuốc, lông chó mèo..
- Giữ ấm cơ thể và cổ họng trước khi ra ngoài.
- Tập cho bé đeo khẩu trang để giữ ấm cổ họng cũng như phòng tránh các bệnh viêm nhiễm.
- Với trẻ trên 6 tháng tuổi, kết hợp thêm rau xanh và trái cây trong chế độ ăn dặm cho bé.
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt để phòng tránh các bệnh lý về hô hấp.
Thở khò khè không phải triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh nên khá nguy hiểm. Bên cạnh việc áp dụng các cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh tại nhà trên đây, phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viên càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm: Đừng xem thường 3 bệnh lý này, chúng có thể là nguyên nhân viêm khớp