Một số loại sữa dành cho người đau dạ dày luôn được khuyên dùng nhằm bổ sung nguồn năng lượng dồi dào, khoáng chất và vitamin thiết yếu. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn loại sữa phù hợp với tình trạng bệnh lý bởi không phải tất cả mọi loại sữa đều có thể dùng cho người bị đau dạ dày.
Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không?
Đau dạ dày (đau thượng vị/ đau bao tử) đặc trưng bởi tình trạng cơn đau bùng phát ở vùng bụng trên rốn và dưới xương ức. Cơn đau thường ở mức độ nhẹ, âm ỉ nhưng có xu hướng bùng phát đột ngột và lan sang 2 bên.
Tình trạng đau dạ dày thường khởi phát do dạ dày bị kích thích quá mức do một số yếu tố như ăn uống không khoa học, căng thẳng quá mức, lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá,…Do đó, nhiều người lo lắng việc sử dụng sữa có thể kích thích dạ dày và gây đau thượng vị cũng như một số biểu hiện đi kèm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa được xem là thực phẩm lành mạnh, cung cấp rất nhiều dưỡng chất và nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Do đó, người bị đau dạ dày vẫn có thể bổ sung sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Cụ thể, sữa mang lại cho người bị đau dạ dày các lợi ích sau:
- Hạn chế áp lực lên cơ quan tiêu hóa: Không giống với cá, thịt, bảng thành phần dinh dưỡng có trong sữa thường dễ tiêu hóa hơn. Vì vậy, người bệnh có thể bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng để hạn chế lượng thực phẩm dung nạp, từ đó làm giảm áp lực lên niêm mạc bị tổn thương, loét viêm và ngăn ngừa cơn đau thượng vị bùng phát.
- Cải thiện hoạt động tiêu hóa: Theo đó, Acid lactic có trong sữa có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, đồng thời tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Bên cạnh đó, uống sữa đúng cách còn giúp điều hòa nhu động ruột và cân bằng hệ vi sinh. Nhờ đó, cải thiện một số triệu chứng đi kèm với tình trạng đau dạ dày như táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng,…
- Phòng ngừa suy nhược: Với những trường hợp đau dạ dày mãn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng như khả năng tiêu hóa của cơ thể. Do đó, hầu hết người bị đau dạ dày kéo dài đều bị suy nhược, cơ thể xanh xao, sụt cân,… Tuy nhiên, nếu bổ sung sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể hạn chế được tình trạng này. Do sữa cung cấp nhiều khoáng chất, năng lượng và vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Tuy nhiên, người bệnh cần kiêng dùng sữa nếu đang mắc phải những vấn đề sau:
- Dị ứng sữa (chủ yếu là sữa đậu nành và sữa bò)
- Đang bị lạnh bụng, dị ứng thức ăn
- Hội chứng không dung nạp lactose
- Chức năng túi mật và tuyến tụy bị rối loạn hoặc suy giảm
Với những trường hợp bị đau dạ dày đơn thuần có thể bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu đau dạ dày đi kèm với những vấn đề trên, bạn cần thận trọng khi sử dụng sữa.
9+ Loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng
Để hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra tốt nhất, đồng thời bổ sung những khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể, người bệnh có thể bổ sung một số loại sữa sau vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:
1. Sữa chua uống tốt cho người bị đau dạ dày
Sữa chua uống là một trong những loại sữa rất tốt cho cơ thể nói chung và người bị đau dạ dày nói riêng. Trong loại sữa này không chỉ chứa axit lactic, canxi, các vitamin mà còn cung cấp lượng lớn probiotic (lợi khuẩn) cho hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn có khả năng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, hạn chế sự phát triển quá mức của hại khuẩn. Bên cạnh đó, việc bổ sung sữa chua uống hàng ngày còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, dạ dày và cải thiện những triệu chứng đau vùng thượng vị, chướng bụng, ợ hơi…
Những trường hợp bị đau dạ dày nên dùng sữa chua uống sau bữa ăn ít nhất 30 phút giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Không dùng sữa chua uống khi bụng đói bởi đa số lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn khi không có thức ăn để trung hòa lượng dịch vị trong dạ dày. Bên cạnh đó, trong sữa chua uống có chứa lượng nhỏ axit có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày bị tổn thương, loét viêm và gây bùng phát cơn đau.
2.
Sữa nghệ – Loại sữa dành cho người đau dạ dày
Bên cạnh sữa chua uống, người bị đau dạ dày cũng có thể bổ sung sữa nghệ vào chế độ dinh dưỡng. Sữa nghệ bắt nguồn từ Ấn Độ và dần phổ biến hơn do hương vị thơm ngon cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh nguồn dinh dưỡng từ sữa, nghệ còn chứa các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể, trong đó có Curcumin.
Hoạt chất Curcumin có trong nghệ được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng sung huyết, thúc đẩy tốc độ phục hồi, tái tạo những tế bào bị tổn thương. Thực tế cũng cho thấy, Curcumin từ nghệ đã được ứng dụng trong sản xuất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị những vấn đề về dạ dày. Vì vậy, người bị đau dạ dày có thể bổ sung sữa nghệ vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Người bị đau dạ dày có thể dùng những sản phẩm sữa nghệ đóng gói sẵn hoặc dùng sữa ấm pha với bột nghệ theo công thức sau:
- Chuẩn bị khoảng 200ml sữa hâm nóng khoảng 60 độ (có thể sử dụng sữa hạt để giảm tình trạng khó tiêu, chướng bụng).
- Tiếp đến cho 1 muỗng tinh bột nghệ vào và khuấy đều
- Uống sữa nghệ ngay khi còn ấm
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể dùng sữa nghệ ấm sữa bữa ăn ít nhất 2 giờ để hạn chế cơn đau bùng phát. Hoặc uống 1 cốc sữa nghệ trước khi đi ngủ để cải thiện biểu hiện đau dạ dày khởi phát vào ban đêm.
3. Sữa bò tươi thích hợp với người bị đau dạ dày
Sữa bò tươi cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng với hàm lượng canxi, magie, lipoprotein,… dồi dào. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn có hương vị thơm ngon, dễ uống. Ngoài sử dụng sữa bò tươi, người bệnh cũng có thể dùng sữa chế biến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như bánh flan, sữa chua,… Tuy nhiên, không uống sữa bò với những trường hợp có tiền sử dị ứng hoặc không dung nạp lactose.
Trong một số nghiên cứu nhận thấy, dùng sữa bò tươi khi bụng đói có thể làm tăng nguy cơ kích thích lên vùng niêm mạc bị tổn thương, loét viêm và khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nặng nề hơn. Để đảm bảo, bạn chỉ nên uống sữa sau bữa ăn sáng và bữa ăn tối khoảng 1 – 2 giờ. Bên cạnh đó, ưu tiên sử dụng sữa ấm thay vì sữa lành.
4. Loại sữa dành cho người đau dạ dày – Sữa bí đỏ
Trong bí đỏ có chứa lượng lớn pectin, hoạt chất này có khả năng điều hòa tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình đào thải độc tố của cơ thể. Bên cạnh đó, pectin còn giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, ăn không tiêu, chướng bụng,…
Ngoài ra, một số dưỡng chất khác có trong thực phẩm này còn mang lại hiệu quả trong việc hạn chế hoạt động của các vi khuẩn có hại, đồng thời hỗ trợ lợi khuẩn trong đường ruột hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, bí đỏ còn hấp thu bớt lượng axit dịch vị dư thừa và hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
Việc bổ sung sữa bí đỏ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cần thiết, bồi bổ sức khỏe mà còn làm dịu các triệu chứng đau dạ dày gây ra.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị 300 gam bí đỏ, 700ml sữa tươi không đường, một ít sữa đặc và 200ml nước lọc
- Bí đỏ sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì cắt thành từng miếng nhỏ và hấp cách thủy
- Cho bí đã hấp chín vào máy xay và cho những nguyên liệu còn lại vào rồi xay nhuyễn
- Đun hỗn hợp đến khi ấm thì tắt bếp
- Mỗi ngày uống 1 cốc sữa bí đỏ sau bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt nhất.
5. Sữa đặc thích h
ợp với người bị đau dạ dày
Trong sữa đặc có chứa hàm lượng protein và chất béo cao. Trong đó, protein có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tác động của axit dịch vị dư thừa. Sử dụng sữa đặc giúp niêm mạc dạ dày giảm tiếp xúc, từ đó cải thiện cơn đau dạ dày bùng phát và những biểu hiện đi kèm.
Bên cạnh đó, loại sữa này còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ tăng cân, phục hồi thể trạng với những trường hợp đau dạ dày mãn tính. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong sữa đặc cũng là vấn đề khiến nhiều người dùng lo ngại. Bởi loại sữa này có lượng đường cao hơn nhiều so với những nhóm sữa khác. Do đó, những trường hợp thừa cân, béo phì và tiểu đường tránh sử dụng sữa đặc. Thay vào đó, bạn nên ưu tiên dùng những loại sữa khác, ít đường nhưng có cùng công dụng.
6. Sữa hạt óc chó – Loại sữa dành cho người đau dạ dày
Sữa hạt óc chó được biết đến một trong những loại sữa phù hợp với người bị đau dạ dày chứa hàm lượng axit béo, omega – 3 dồi dào. Loại sữa này có khả năng chống oxy hóa cao, chống viêm và hạn chế hoạt động của vi khuẩn gây hại ở dạ dày. Bên cạnh đó, sữa hạt óc chó còn bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của chủng virus, vi khuẩn và gốc tự do, đồng thời ngăn ngừa sự gia tăng kích thước ổ loét viêm niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh công dụng hỗ trợ làm dịu các triệu chứng đau dạ dày, sữa óc chó còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, kiểm soát cân nặng, hạn chế áp lực lên vùng dạ dày và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Người bị đau dạ dày có thể bổ sung sữa hạt óc đóng gói sẵn hoặc tự chế biến theo công thức sau:
- Chuẩn bị 100 gam nhân hạt óc chó và 600ml nước lọc
- Hạt óc chó mang đi rang cho thơm có thể để nguyên
- Kế đến cho hạt vào ngâm với nước trong vòng 2 – 4 giờ đồng hồ
- Sau đó cho hạt óc chó vào máy xay cùng với 600ml nước rồi xay nhuyễn
- Lọc lấy phần nước và đun trên lửa nhỏ đến khi ấm thì tắt bếp
- Mỗi ngày uống 1 cốc sữa hạt óc chó sau bữa ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ để hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả.
7. Sữa hạnh nhân thích hợp với người bị đau dạ dày
Nếu bị dị ứng sữa bò, người bị đau dạ dày có thể thay thế bằng các loại sữa hạt, trong đó sữa hạnh nhân được xem là một trong những thức uống khuyên dùng. So với những nhóm sữa có nguồn gốc từ động vật thì sữa hạnh nhân cũng như những loại sữa hạt dễ tiêu hóa hơn, đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng và khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể.
Trong hạt hạnh nhân có chứa hàm lượng chất đạm, canxi và vitamin nhóm B dồi dào. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những dưỡng chất này không chỉ tốt cho cơ thể mà còn mang lại nhiều lợi ích cho đường ruột và dạ dày. Bên cạnh tác dụng giảm đau dạ dày, cải thiện những triệu chứng đi kèm, sữa hạnh nhân còn thúc đẩy quá trình làm lành và phục hồi vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày do axit dịch vị dư thừa gây ra.
Sữa hạnh nhân còn chứa lượng lớn vitamin E có tác dụng chống oxy hóa tự nhiên, ức chế viêm nhiễm và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Bên cạnh đó, các thành phần dưỡng chất khác có trong loại sữa này còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe. Nhờ vào những công dụng trên nên sữa hạnh nhân là thức uống phù hợp với người bị đau dạ dày cấp và mãn tính.
8. Sữa mè đen giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày
Sữa mè đen được là là một trong những loại sữa phù hợp với người đau dạ dày cũng như cải thiện các triệu chứng đường tiêu hóa hiệu quả. Loại sữa này cung cấp hàm lượng chất béo và chất xơ lành mạnh giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, ổn định tiêu hóa
, cải thiện chứng khó tiêu, chướng bụng và làm dịu cơn đau vùng thượng vị dạ dày.
Bên cạnh đó, sữa mè đen còn cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất khác như axit folic, protein, gluxit, vitamin E, canxi, sắt, vitamin B1, vitamin B2,… giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hỗ trợ làm lành những vùng niêm mạc bị tổn thương và loét viêm do hoạt động tiết axit dạ dày quá mức. Bạn có thể dùng sản phẩm sữa mè đen được đóng gói sẵn hoặc tự chế biến theo các công thức.
9. Sữa Ensure phù hợp với người bị đau dạ dày mãn tính
Nếu gặp phải tình trạng sụt cân, suy nhược do bệnh đau dạ dày kéo dài, người bệnh có thể bổ sung sữa Ensure vào chế độ ăn uống hàng ngày. Ensure được biết đến là thương hiệu sữa của tập đoàn Abbott Hoa Kỳ. Loại sữa này cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho những trường hợp sức khỏe kém, người vừa bị ốm, người cao tuổi. Đặc biệt, trong sản phẩm không chứa gluten, lactose và axit béo chuyển đổi nên phù hợp với nhiều đối tượng.
Trường hợp bị đau dạ dày gây suy nhược cơ thể, gầy yếu, xanh xao, sụt cân có thể bổ sung sữa Ensure vào thực đơn hàng ngày để giúp ổn định cân nặng đồng thời phục hồi thể trạng. Tuy nhiên, tránh dùng loại sữa này với trẻ em và không nên lạm dụng quá mức vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng sữa cho người bị đau dạ dày
Những trường hợp bị đau dạ dày thường có chức năng tiêu hóa kém và rất dễ bùng phát cơn đau thượng vị, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa,… trong quá trình ăn uống. Do đó, khi bổ sung sữa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không sử dụng sữa với nước trà xanh. Trong các nghiên cứu cho thấy, hoạt chất tanin có trong nước trà sẽ làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất có trong sữa cũng như một số thực phẩm khá. Do đó, người bệnh có thể thay thế nước trà xanh bằng trà mật ong, trà hoa cúc, trà hoa nhài,… để cải thiện tình trạng trên.
- Hạn chế dùng bữa với những loại trái cây chứa hàm lượng axit cao như quýt, cam, dâu tây,… Bởi axit có trong những thực phẩm này có thể khiến casein sữa kết tủa và ứ đọng ở hệ tiêu hóa. Từ đó gây kích thích nhu động dạ dày và đường ruột. Hệ quả là gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy,…
- Người bệnh đau dạ dày chỉ nên uống từ 1 – 2 ly sữa mỗi ngày. Tránh uống quá nhiều sữa ngay khi cơ thể bị sụt cân và suy nhược.
- Không uống sữa khi bụng đói, đặc biệt là những trường hợp bị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Bởi tình trạng này có thể dẫn đến đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,… Để các thành phần dưỡng chất trong sữa có thể hấp thu tốt hơn, bạn nên ăn vài lát bánh mì trước khi sử dụng sữa. Sau đó uống từ 200 – 300ml sữa ấm để hạn chế kích thích vùng niêm mạc dạ dày cũng như những cơ quan tiêu hóa khác.
- Bên cạnh sử dụng sữa, người bị đau dạ dày nên tăng cường bổ sung những thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn uống như rau xanh, trái cây, thịt, cá, các loại hoạt,… giúp cung cấp nguồn năng lượng và khoáng chất, vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Bài viết đã tổng hợp một số loại sữa dành cho người đau dạ dày được khuyên dùng và một số lưu ý trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng/ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể những loại sữa phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn vào tốt hay hại?
- 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc
- Đau dạ dày có nên uống mật ong để điều trị? Giải đáp chi tiết
- 9 loại thuốc đau dạ dày dạng sữa tốt nhất được dùng phổ biến
Xem thêm: Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp