Trào ngược dạ dày gây khó thở là triệu chứng gây nghiêm trọng đến sức khỏe, tình trạng này có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp, gây khó thở hoặc mắc bệnh hen suyễn. Tuy nhiên bệnh này vẫn còn lạ lẫm với khá nhiều người. Để tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm tính mạng không, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa. Hiện nay, theo số liệu thống kê thì Việt Nam có khoảng gần 80% dân số có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này.
Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản (vùng ống tiêu hóa kết nối từ miệng với dạ dày), điều này sẽ gây ra các triệu chứng về ợ nóng, thở khò khè hoặc các triệu chứng khác.
Các cơn trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra sau khi ăn no, quá trình diễn ra trong thời gian ngắn và rất hiếm xảy ra khi ngủ. Nếu như cơn trào ngược vẫn diễn ra thường xuyên từ 2 – 3 lần trở lên mỗi tuần thì sẽ phát triển thành bệnh, lâu dần sẽ làm tổn thương vùng niêm mạc thực quản.
Tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở?
Trào ngược dạ dày gây khó thở xuất hiện khi bệnh dạ dày của bạn bắt đầu chuyển biến sang giai đoạn trầm trọng. Đây là triệu chứng gây nghiêm trọng, có thể liên quan đến các bệnh lý như co thắt phế quản hoặc viêm phổi hít và nguy hiểm hơn là biến chứng hô hấp đe dọa đến tính mạng.
Lúc này, lượng acid dịch vị trào ngược lên không chỉ gây viêm mà còn kích thích các dây thần kinh hô hấp, phản xạ ho, tiết chất nhầy và làm co thắt đường thở. Hơn nữa, lượng acid dịch vị sẽ luồn vào phổi làm sưng phù đường thở, hen suyễn, viêm phổi cùng với các triệu chứng ho, gây khó thở hoặc thở khò khè.
Nhìn chung, tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở thường bắt nguồn bởi những nguyên do chính sau đây:
- Lượng acid dạ dày trào ngược lên và lan truyền vào các đường dẫn khí, khiến cho chúng bị co lại và gây khó thở.
- Axit dịch vị kích thích các dây thần kinh hô hấp nằm phần dưới cơ thực quản. Khi các dây thần kinh bị kích thích sẽ khiến cho cơ trơn vùng này co lại, gây triệu chứng khó thở.
- Dung nạp một lượng lớn thức ăn trong cùng một lúc sẽ khiến khí quản bị chèn ép và gây ra tình trạng gián đoạn đường dẫn khí dẫn tới các triệu chứng khó thở ở người bệnh.
Trào ngược dạ dày gây khó thở có nguy hiểm đến tính mạng không?
Các chuyên gia nhận định rằng, tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở thường xuất hiện ở bệnh nhân mãn tính, nếu người bệnh sớm can thiệp và điều trị đúng phương pháp thì sẽ không gây nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Tuy nhiên, nếu để tình trạng gây ra các trạng thái như khó thở, tức ngực thì có thể bệnh đã chuyển biến sang mức độ nặng hơn. Trong trường hợp này, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra những biến chứng về hô hấp nhất định, và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm có thể gặp như:
1. Gây khó thở
Khi lượng acid trào ngược xâm nhập vào phổi sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, kích ứng cổ họng, phổi,.. Và kem theo đó là những triệu chứng về:
- Ho khan, bị khàn tiếng, khó thở hoặc thở khò khè.
- Trong phổi có dịch.
- Viêm họng, viêm phổi và viêm thanh quản.
- Trầm trọng hơn là bệnh hen suyễn gia tăng.
2. Barrett thực quản
Barrett thực quản xảy ra khi thức ăn ở trong dạ dày bị trào ngược vào thực quản khiến mô thực quản bị tổn thương. Lúc này thực quản cố gắng tự chữa lành nhưng tế bào lót và màu sắc ngay tại vùng tấp thực quản bị thay đổi do bị tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần với axit dạ dày.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng Barrett thực quản. Và theo số liệu thống kê, người mắc bệnh Barrett thực quản có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư thực quản cao gấp 30 đến 125 lần so với người khác.
3. Viêm thực quản
Biến chứng viêm thực quản gây ra bởi chứng trào ngược dạ dày gây tổn thương lớp niêm mạc thực quản, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và virus phát triển, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Các triệu chứng của viêm thực quản sẽ bao gồm cảm giác nóng rát và đau khi nuốt ở thực quản. Để điều trị viêm thực quản phải phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu không sớm can thiệp thì các vết loét sẽ hình thành ngay tại niêm mạc thực quản và gây khó khăn cho quá trình điều trị.
4. Hẹp thực quản
Hẹp thực quản là nguyên nhân của chứng trào ngược dạ dày, lượng acid từ dạ dày trào ngược lên sẽ ăn mòn đi lớp niêm mạc dẫn tới tình trạng viêm thực quản. Nếu quá trình lặp lại và tái diễn nhiều lần sẽ gây ra tổn thương trên thực quản và khó phục hồi, dẫn đến hình thành các mô sẹo gây hẹp thực quản.
5. Bệnh hen suyễn
Trào ngược dạ dày gây khó thở có khả năng gây sưng đường thở trong khi ngủ và là tác nhân dẫn đến bệnh hen suyễn. Hiện nay trường hợp mắc bệnh hen suyễn đạt khoảng 85% mà nguyên do người bệnh mắc phải bệnh tiền sử trào ngược axit hoặc có vấn đề về trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên, bệnh trào ngược dạ dày thực quản không hẳn gây ra bệnh hen suyễn, nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những yếu tố có khả năng liên quan đến gồm có:
- Do tình trạng trào ngược dạ dày kích thích đến dây thần kinh hô hấp và dẫn đến các phản xạ như co thắt đường thở, các triệu chứng ho và tăng tiết dịch nhầy gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Lượng acid dạ dày tiết ra nhiều làm tổn thương lớp niêm mạc họng, đường thở và phổi.
- Sử dụng một số lọai thuốc điều trị hen suyễn có khả năng gây ra chứng trào ngược dạ dày. Và khiến cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
6. Viêm phổi hít
Đây là tình trạng phổi bị nhiễm trùng do lượng acid trào ngược kèm theo đó là thức ăn từ dạ dày và nước bọt từ miệng đi vào phổi, dẫn đường cho các loại vi khuẩn tấn công gây viêm phổi.
Trào ngược dạ dày là biến chứng của viêm phổi hít. Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, lượng acid dạ dày này sẽ gây nhiễm trùng phổi và làm tắc nghẽn đường thở.
Các triệu chứng của viêm phổi hít thường là tình trạng sốt, ho có đờm, khó thở,… bệnh thường xuất hiện đột ngột và cần phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
7. Ung thư thực quản
Trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh ung thư thực quản, đây được xem là tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng. Theo số liệu thống kê cho thấy rằng, tỷ lệ ung thư thực quản do chứng trào ngược dạ dày thực quản là ⅕ .
Những yếu tố phát hiện ra mắc bệnh ung thư thực quản là:
- Khàn tiếng.
- Sụt cân một cách đột ngột và bất thường.
- Người bệnh cảm thấy khó nuốt và cảm giác đau khi nuốt.
Tình trạng trào ngược gây khó thở là một dấu hiệu cảnh bảo tình trạng sức khỏe đang ở mức độ nguy hiểm, vì vậy mà người bệnh phải cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Biểu hiện nhận biết trào ngược dạ dày gây khó thở
Theo các chuyên gia đánh giá, số người mắc chứng trào ngược dạ dày gây khó thở chiếm tỷ lệ ¾ các trường hợp bệnh, và những biểu hiện để nhận biết tình trạng này thường là:
- Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng khó thở sau khi ăn uống, tập thể dục hoặc đi ngủ vào ban đêm.
- Chứng trào ngược dạ dày gây khó thở xuất hiện chủ yếu ở người trưởng thành, ít khi xuất hiện ở đối tượng là trẻ em hoặc trẻ sơ sinh.
- Bệnh không đáp ứng được các biện pháp điều trị trước đó.
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở
Để điều trị chứng trào ngược dạ dày gây khó thở, trước tiên bạn cần phải điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Vì vậy bạn cần phải đi thăm khám, chẩn đoán để được điều trị bằng phương pháp phù hợp. Hầu như việc điều trị chứng khó thở do trào ngược dạ dày chủ yếu là sử dụng các phương pháp chữa trị bằng thuốc kết hợp với lối sống lành mạnh hoặc là sử dụng thảo dược.
1. Sử dụng thuốc Tây
Đây là phương pháp có thể áp dụng cho cả bệnh tiến triển ở mức độ nhẹ hoặc đang ở mức độ nặng. Thông thường sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định cho sử dụng các loại thuốc điều trị như sau:
- Thuốc kháng acid: Bao gồm các loại Mylanta, Rolaids và Tums có tác dụng chữa lành tình trạng thực quản bị tổn thương và hạn chế được những ảnh hưởng thông qua hệ thống hô hấp.
- Thuốc kháng Histamin (H2): Thuốc có tác dụng ngăn ngừa sản xuất lượng acid dịch vị dạ dày lên đến 12 giờ bao gồm Cimetidine, Famotidine và Nizatidine.
- Thuốc ức chế bơm proton: Đây là nhóm thuốc có khả năng gây ức chế sản sinh dịch vị dạ dày và có thể chữa lành các mô thực quản bị tổn thương. Một số loại thuốc có thể kể đến như Lansoprazole và Omeprazole.
- Thuốc kháng sinh: Đối với trường hợp trào ngược dạ dày gây ra bởi vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng thuốc kháng sinh để ức chế loại vi khuẩn này và thời gian sử dụng thuốc liên tục từ 10 – 15 ngày.
Tất cả các loại thuốc sử dụng để điều trị chứng trào ngược dạ dày gây khó thở phải được dùng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng tùy ý, nếu trong quá trình sử dụng có phát sinh những rủi ro thì lập tức báo ngay cho bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Ngoài ra, đối với trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyển hướng phác đồ điều trị dành cho trường hợp này là tiến hành thực hiện ca phẫu thuật. Việc chỉ định phẫu thuật chỉ dành cho những trường hợp bệnh nhân bị khó thở do tắc nghẽn đường thở hoặc các triệu chứng nguy hiểm khác.
2. Sử dụng các bài thuốc dân gian tại nhà
Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài thuốc điều trị tại nhà bằng cách sử dụng các nguyên liệu có sẵn để hỗ trợ thêm quá trình điều trị chứng trào ngược dạ dày gây khó thở an toàn và nhanh cải thiện như sau:
- Chữa trào ngược dạ dày gây khó thở bằng gừng: Rửa sạch 500g gừng tươi, thái lát mỏng và ngâm cùng nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó đem gừng đun sôi cùng với 250ml giấm táo và 50g đường trắng khuấy đều và để nguội rồi cho vào hủ thủy tinh ngâm trong 1 tuần. Sử dụng trước mỗi bữa ăn hàng ngày để mang lại hiệu quả.
- Chữa trào ngược dạ dày gây khó thở bằng nha đam: Rửa sạch 1 lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ và giữ lại phần thịt. Sau đó cho vào máy sinh tố xay nhuyễn lấy nước để uống mỗi ngày 1 lần trước bữa ăn 20 phút.
Ngoài các nguyên liệu trên thì bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu chữa trị khác như nghệ vàng, mật ong, trà hoa cúc,…mặc dù sử dụng các bài thuốc tự nhiên để chữa trào ngược dạ dày gây khó thở thường an toàn và lành tính nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi áp dụng.
3. Áp dụng các bài tập hữu ích
Áp dụng một số bài tập đơn giản, hữu ích cũng có thể giúp bạn xoa dịu được những triệu chứng trào ngược gây khó thở. Một số bài tập luyện bạn có thể áp dụng như:
- Hít thở chậm và sâu: Thực hiện động tác này mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng căng thẳng, cải thiện hệ thống hô hấp và ngăn ngừa triệu chứng khó thở.
- Tập yoga hoặc ngồi thiền: Để thực hiện bài tập này bạn cần phải trao đổi với người hướng dẫn, áp dụng bài tập này sẽ giúp cho bạn thở sâu và chậm hơn.
- Xoa bụng: Dùng lực của bàn tay xoa trực tiếp lên vùng bụng từ 5 – 10 phút theo chiều kim đồng hồ và lưu ý xoa bụng một cách nhẹ nhàng.
- Ăn chậm nhai kỹ: Với hành động này sẽ giúp cơ thể hạn chế được lượng không khí dư thừa đi vào dạ dày, ăn chậm nhai kỹ còn giúp cải thiện tình trạng các bệnh về trào ngược.
- Luyện tập thở bằng cơ hoành: Thực hiện bằng cách người tập có thể ngồi thoải mái và thở bình thường, sau đó hít thở sâu vào cơ hoành sao cho bụng phình ra và cơ ngực giữ nguyên. Có thể kiểm tra bằng cách đặt 1 tay lên ngực và 1 tay lên bụng để cảm nhận.
4. Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thể ngăn ngừa được chứng khó thở do trào ngược dạ dày. Giúp cải thiện được những triệu chứng thông thường và ngăn ngừa được tình trạng khó thở, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Bạn có thể thay đổi lối sống bằng cách:
- Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách chia các bữa ăn lớn thành các bữa ăn nhỏ để hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày. Hạn chế ăn những bữa ăn nhẹ hoặc ăn uống gần giờ đi ngủ.
- Bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như sữa chua, bột yến mạch, rau xanh,…
- Nâng cao đầu giường khi đi ngủ khoảng 8 – 10cm để hạn chế được tình trạng axit dạ dày không bị trào ngược lên thực quản.
- Cân nặng cũng là nguy cơ gây chứng khó thở do trào ngược dạ dày, vì vậy cần giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân.
- Không nên sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho dạ dày như thức ăn chua, cay, nóng, nhều dầu mỡ và thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao/
- Tránh xa các thức uống chứa chất gây kích thích dạ dày như rượu, bia, cà phê, nước chè đậm đặc, thức uống có gas.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc các loại quần áo làm áp lực lên ngực và bụng.
- Sau khi ăn cần nghỉ ngơi để hệ thống tiêu hóa được hoạt động đúng vai trò của nó, tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động quá công suất.
- Tránh gây căng thẳng đầu óc, tránh thức khuya và làm việc quá độ. Thay vào đó nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và kiểm soát được tình trạng gây căng thẳng.
Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở, bệnh có thể cải thiện bằng những phương pháp điều trị theo thuốc kê đơn và các biện pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng khó thở gây nghiêm trọng, bạn cần nên thăm khám kịp thời để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán, để từ đó sử dụng phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Trào ngược dạ dày có tự khỏi không, bao lâu hết?
- Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cải thiện?
Xem thêm: Cây mật nhân: Tác dụng chữa bệnh và cách sử dụng làm thuốc