Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

13 loại trái cây mẹ bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai

Trái cây là loại thực phẩm giàu vitamin, rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, một số loại trái cây có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây sảy thai, sinh non. Danh sách những loại trái cây mẹ bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai sau sẽ giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro cho bé.

13 loại trái cây mẹ bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai

Trong quá trình mang thai, do sự biến đổi của nội tiết tố, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi. Khoảng thời gian quan trọng này đòi hỏi bà bầu phải tự chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, đồng thời đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Vì vậy, mẹ bầu cần nắm vững các thông tin dinh dưỡng hữu ích, tương ứng với từng thời kỳ phát triển của thai nhi. Dưới đây là 13 loại trái cây mẹ bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai mà bạn nhất định phải biết.

Khoảng thời gian quan trọng này đòi hỏi bà bầu phải tự chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, đồng thời đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

Dứa

Trái dứa tươi chứa nhiều bromelain. Đây là một loại enzyme có khả năng phá vỡ cấu trúc protein, làm mềm tử cung, dẫn đến hiện tượng sinh non. Bên cạnh đó, việc ăn loại quả ngọt thơm này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung, khiến bà bầu bị sảy thai, tiêu chảy hay dị ứng.

Việc ăn loại quả ngọt thơm này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung, khiến bà bầu bị sảy thai, tiêu chảy hay dị ứng.

Đào

Vì trái đào vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều, phụ nữ mang thai sẽ dễ xuất huyết. Ngoài ra, lông tơ của loại trái cây này dễ gây ngứa ngáy, rát cổ họng. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn đào. Nếu dùng, bạn cần gọt vỏ cẩn thận trước khi thưởng thức.

Vì trái đào vị ngọt, tính nóng nên nếu ăn nhiều, phụ nữ mang thai sẽ dễ xuất huyết.

Nho

Hiện nay, câu hỏi liệu có nên ăn nho trong quá trình mang thai hay không vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Đa số chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng bà bầu cần hạn chế ăn nho vì dư lượng thuốc trừ sâu tồn đọng trên loại trái cây này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ và em bé.

Đa số chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng bà bầu cần hạn chế ăn nho vì dư lượng thuốc trừ sâu tồn đọng trên loại trái cây này có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai phụ và em bé.

Thêm vào đó, hợp chất resveratrol của trái nho có thể gây độc cho bà bầu. Người mẹ thường khó tiêu hóa vỏ trái nho đen vì hệ tiêu hóa trong thời gian này đang bị suy yếu. Ngoài ra, thành phần axit dồi dào trong trái nho có thể dẫn đến các cơn ốm nghén và tiêu chảy.

Me

Hàm lượng vitamin C trong trái me rất cao. Đây chính là nguyên nhân khiến các sản phụ cần tránh ăn loại trái cây này. Lượng vitamin C dồi dào, vượt ngưỡng cho phép sẽ cản trở quá trình sản xuất progesterone trong cơ thể người mẹ, từ đó làm tổn thương thai nhi, thậm chí gây ra nguy cơ sảy thai, sinh non. Do đó, chị em cần cân nhắc kỹ trước khi ăn trái me, đặc biệt là vào tam cá nguyệt thứ nhất.

Lượng vitamin C dồi dào, vượt ngưỡng cho phép sẽ cản trở quá trình sản xuất progesterone trong cơ thể người mẹ, từ đó làm tổn thương thai nhi, thậm chí gây ra nguy cơ sảy thai, sinh non.

Đu đủ xanh

Tuy đu đủ chín (thật chín) chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời giúp người mẹ thoát khỏi chứng ợ nóng và táo bón nhưng trái đu đủ xanh thì không hề tốt cho mẹ và bé.

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn có nhiều mủ và enzyme, có thể gây ra những cơn co bóp tử cung, gây chảy máu, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai.

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn có nhiều mủ, enzyme, oxytocin và prostaglandin, có thể gây ra những cơn co bóp tử cung, làm chảy máu, từ đó tăng nguy cơ sảy thai.

Chuối

Tuy chuối là loại trái cây an toàn và chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong một số trường hợp đặc biệt (bị dị ứng, mắc bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ), bạn cần kiêng loại trái cây này. Bởi hoạt chất chitinase có thể khiến người mẹ bị dị ứng, đồng thời làm tăng nhiệt độ cơ thể. Thêm vào đó, vì lượng đường trong chuối quá cao nên loại trái cây này không tốt cho người bệnh tiểu đường.

Hoạt chất chitinase trong trái chuối có thể khiến người mẹ bị dị ứng, đồng thời làm tăng nhiệt độ cơ thể.

Dưa hấu

Nếu sản phụ ăn quá nhiều dưa hấu khi mang thai, lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Vì đây là giai đoạn nhạy cảm nên tâm lý của chị em thường không ổn định, sinh lý có nhiều thay đổi, lượng insulin do cơ thể tiết ra thấp hơn bình thường.

Nếu sản phụ ăn quá nhiều dưa hấu khi mang thai, lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

Điều này dễ dẫn đến bệnh tiểu đường ở người mẹ. Hơn nữa, khi ăn dưa hấu lạnh, mẹ bầu sẽ bị đau bụng và tiêu chảy. Đó chính là lý do bạn không nên ăn nhiều dưa hấu, đặc biệt là dưa hấu ướp lạnh trong những ngày hè oi ả.

Nhãn

Theo quan niệm Đông y, trái nhãn tính ôn, vị ngọt, mùi thơm, có công dụng dưỡng cơ ích khí, bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn. 

Khi dùng nhiều long nhãn, bà bầu sẽ bị nóng trong, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, động huyết động thai, thậm chí làm tổn thương thai nhi, dẫn đến sảy thai.

Nguyên nhân là do trong thai kỳ, các sản phụ thường bị ợ nóng và táo bón. Khi dùng nhiều long nhãn, bà bầu sẽ bị nóng trong, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, động huyết động thai, thậm chí làm tổn thương thai nhi, dẫn đến sảy thai.

Vải

Hàm lượng đường cao trong trái vải không tốt cho thai phụ thừa cân hoặc người có nguy cơ bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, trái vải có vị ngọt, tính nóng nên chị em cần hạn chế bổ sung.

Mẹ bầu không nên ăn vải trong giai đoạn mang thai.

Mận

Với hàm lượng vitamin A dồi dào, trái mận có thể cung cấp cho đôi mắt một lượng lớn caroten. Thêm vào đó, sắt, kali, phốt pho, protein, chất béo trong mận còn giúp cơ thể đào thải độc tố vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, với tính nóng, mận có thể khiến mẹ bầu bị phát ban.

Trái mận tính nóng, có thể khiến mẹ bầu bị phát ban.

Tương tự, ổi, mãng cầu (na), vú sữa… cũng không tốt cho phụ nữ mang thai vì chúng mang tính nóng, dễ làm bạn phát ban và táo bón.

Táo mèo

Một số tài liệu ghi nhận rằng táo mèo có khả năng gây hưng phấn, kích thích tử cung co bóp nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Táo mèo có khả năng gây hưng phấn, kích thích tử cung co bóp nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Chà là

Tuy chà là giàu dưỡng chất cần thiết nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên tiêu thụ loại trái cây này. Bởi vì chà là có thể khiến cơ thể chị em nóng trong, đồng thời gây ra các cơn co thắt dữ dội ở tử cung.

Trái chà là có thể khiến cơ thể chị em nóng trong, đồng thời gây ra các cơn co thắt dữ dội ở tử cung.

Vì vậy, nếu thèm ăn vặt, chị em chỉ nên ăn mỗi loại một ít và tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm trong suốt thai kỳ.

Trái cây đông lạnh

Mẹ bầu cần tránh ăn cà chua đóng hộp, quả mọng đông lạnh hay các loại thực phẩm đông lạnh, đông khô bởi sau quá trình bảo quản lâu dài, hương vị và dưỡng chất ban đầu của trái cây đã bị hao hụt nghiêm trọng. Thậm chí, chất bảo quản trong thực phẩm đông lạnh có thể gây độc cho cả mẹ và bé.

Mẹ bầu cần tránh ăn cà chua đóng hộp, quả mọng đông lạnh hay các loại thực phẩm đông lạnh.

Một số lưu ý khi ăn trái cây dành cho mẹ bầu

Tuy chế độ ăn uống của bà bầu không cần quá khắt khe, nghiêm ngặt nhưng bạn vẫn nên tìm hiểu thông tin dinh dưỡng kỹ càng, đồng thời tuân thủ một số nguyên tắc nhất định nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến sức khỏe của bản thân và em bé.

Hy vọng danh sách 13 loại trái cây mẹ bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai trên sẽ trở thành những thông tin hữu ích trong cẩm nang chăm sóc sức khỏe của chị em. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, bạn cần duy trì lối sống cân bằng, lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện.

Nguồn: https://ihs.org.vn/loai-trai-cay-me-bau-khong-nen-an-34065.html

Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi nhưng không thấy đau là bệnh gì?

Rate this post
Exit mobile version