Viêm bờm mỡ đại tràng là bệnh hiếm gặp, đối tượng bệnh nhân trong độ tuổi từ 40-50. Bệnh xuất hiện phổ biến tại khu vực đại tràng sigma và có khả năng tự biến mất sau 5-7 ngày. Viêm bờm mỡ đại tràng ít gây biến chứng, người bệnh có thể không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị nếu nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường.
Viêm bờm mỡ đại tràng là gì? Có nguy hiểm không?
Bờm mỡ đại tràng hay còn được gọi là túi thừa mạc nối đại tràng. Chúng là những túi chứa mỡ, có cuống nằm bên ngoài đại tràng, vị trí nhô ra từ lớp dưới thanh mạc ra đến xoang phúc mạc, số lượng từ 50-100 cái.
Viêm bờm mỡ đại tràng là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng viêm nhiễm ở các túi mỡ, tập trung ở manh tràng và đại tràng sigma. Tình trạng viêm gây đau cho 1/4 khu vực bụng ở bên trái, một số trường hợp cơn đau xuất hiện ở bên phải. Việc chẩn đoán bệnh còn gặp nhiều khó khăn do hầu như bệnh không gây ra triệu chứng lâm sàng cụ thể nào.
Vậy bệnh viêm bờm mỡ đại tràng có nguy hiểm không? Bệnh có tỷ lệ thấp người bệnh mắc phải. Sau 5-7 khởi phát, viêm bờm mỡ đại tràng có thể tự biến mất mà người bệnh không cần can thiệp điều trị. Mặc dù vậy, bạn không nên chủ quan, trường hợp viêm nhiễm gặp điều kiện thuận lợi có thể gây biến chứng như viêm tắc ruột, dính ruột, áp xe đường ruột, thậm chí là viêm phúc mạc,…
Nếu các biến chứng nghiêm trọng không được cứu chữa, người bệnh có khả năng đối mặt với tình huống xấu nhất là đe dọa tính mạng. Chính vì thế, nếu bạn nhận thấy cơn đau bụng dưới âm ỉ xuất hiện không rõ nguyên do, bạn hãy chủ động thăm khám bác sĩ. Dựa vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp kiểm tra, điều trị sớm giúp người bệnh phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.
Triệu chứng bệnh viêm bờm mỡ đại tràng
Như đã đề cập, viêm bờm mỡ đại tràng khởi phát với triệu chứng khá nghèo nàn. Bên cạnh đó, nhiều người đã nhầm lẫn tình trạng viêm với những bệnh lý tiêu hóa khác dẫn đến sai lầm trong việc điều trị. Vấn đề này cũng là nhân tố khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn. Do đó, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy bụng dưới xuất hiện cơn đau khó chịu.
Do các bờm mỡ trên đại tràng rất dễ ma sát với những bộ phận lân cận. Lúc này, cơn đau khởi phát từ âm ỉ cho đến dữ dội tùy thuộc vào vị trí ma sát, mức độ tương tác giữa bờm mỡ và những bộ phận xung quanh . Đặc biệt, người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau tăng dần khi ho, hít thở sâu hoặc khi thực hiện các bài tập ở vùng bụng, ấn tay vào thành bụng.
Ngoài triệu chứng điển hình là đau bụng dưới bên trái, bụng giữa, người bệnh có thể kèm theo một số biểu hiện khác như buồn nôn, nôn, sốt cao, tiêu chảy,…Tuy nhiên, nhìn chung chúng rất dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa khác. Để phân biệt và điều trị đúng phương pháp, người bệnh được khuyến khích đến gặp bác sĩ. Khi cần thiết bác sĩ sẽ can thiệp điều trị để phòng ngừa biến chứng.
Nguyên nhân viêm bờm mỡ đại tràng
Viêm bờm mỡ đại tràng hay viêm túi thừa mạc nối hình thành do nguyên nhân chính là xoắn hoặc ứ huyết tĩnh mạch gây ra. Trong đó, hiện tượng xoắn bờm mỡ hiếm gặp hơn hiện tượng còn lại. Tuy nhiên nếu không may rơi vào trường hợp xoắn bờm mỡ hay còn gọi là túi thừa mạc nối, người bệnh có thể bị thiếu máu túi thừa, dẫn đến tình trạng đau bụng cấp.
Ngoài ra, tình trạng ứ huyết khối tĩnh mạch tự phát tại túi thừa mạc nối cũng là nguyên nhân chính gây viêm. Trường hợp này có mức độ phổ biến hơn tình trạng xoắn túi thừa mạc nối. Một số trường hợp khác, bệnh nhân viêm bờm mỡ đại tràng là do gặp phải biến chứng của bệnh lý khác. Chẳng hạn như bệnh viêm túi thừa, viêm ruột thừa, túi mật,…
Như đã đề cập, bệnh nhân thường bị viêm ở khu vực đại tràng sigma hoặc manh tràng. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở đại tràng sigma. Bên cạnh đó, cơn đau do viêm bờm m
ỡ đại tràng gây ra thường xuất hiện ở vị trí 1/4 bụng dưới bên trái nhiều hơn bên phải. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh các chuyên gia chia chứng viêm thành 2 dạng chính:
- Viêm bờm mỡ đại tràng nguyên phát: Thường gây ra bởi hiện tượng xoắn túi thừa mạc nối, xuất huyết khối khu trú tự phát dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Đối tượng bệnh nhân thường ở độ tuổi trong hoặc ngoài 50, ngoài ra khả năng cao còn xuất hiện ở người bị béo phì, bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam.
- Viêm bờm mỡ đại tràng thứ phát: Là hệ quả khi người bệnh gặp các biến chứng của các bệnh lý liên quan khác như viêm ruột thừa, viêm túi thừa đại tràng, viêm tụy, túi mật,…
Mặc dù có khả năng tự hồi phục sau 5-7 ngày không cần can thiệp chuyên sâu. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, nếu viêm nhiễm kéo dài có khả năng gây ra các biến chứng kèm theo khác, gây ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt đời sống. Do đó, thay vì để bệnh tự cải thiện, khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị khi cần thiết.
Chẩn đoán và điều trị viêm bờm mỡ đại tràng
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám từ triệu chứng lâm sàng, sau đó thực hiện xét nghiệm kiểm tra cần thiết để đưa ra chẩn đoán cho từng bệnh nhân như:
- Siêu âm: Ghi nhận hình ảnh bên trong đường tiêu hóa, đặc biệt là khu vực đại tràng để nhận diện tình trạng viêm bờm mỡ. Thông thường vị trí viêm sẽ có hình bầu dục hoặc hình tròn, chúng nằm giữa đại tràng và không bị xẹp kể cả khi ấn vào bụng. Tuy nhiên siêu âm sẽ không phát hiện được các mạch máu trong khối, dùng phân biệt giữa viêm bờm mỡ đại tràng và các vấn đề khác.
- Chụp CT: Ghi nhận hình ảnh đặc trưng hơn so với siêu âm. Lúc này, bác sĩ sẽ quan sát được cấu trúc của các bờm mỡ. Bên cạnh đó, hình ảnh phúc mạc lân cận dày lên cũng được biểu hiện nhờ hình ảnh CT, cho thấy sự ảnh hưởng của hiện tượng viêm lên các khu vực xung quanh.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể thực hiện chụp MRI đại tràng hoặc kết hợp với các biện pháp xét nghiệm khác nhằm phân biệt và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất cho người bệnh. Trường hợp viêm bờm mỡ đại tràng, bệnh có khả năng tự thuyên giảm chỉ sau 5-7 ngày tình trạng viêm hình thành.
Ngoài ra, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kết hợp chăm sóc tại nhà để kiểm soát viêm nhiễm tốt hơn, phòng biến chứng. Một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng viêm nặng sẽ được điều trị bằng biện pháp ngoại khoa. Cụ thể như sau:
Sử dụng thuốc Tây
Bác sĩ sẽ cân nhắc mức độ viêm, khả năng tự hồi phục của đại tràng để đưa ra thuốc điều trị phù hợp. Nếu bệnh không tự khỏi, triệu chứng đang ảnh hưởng cuộc sống của người bệnh, một số thuốc sẽ được kê nhằm kiểm soát bệnh tốt hơn như:
- Paracetamol: Giảm đau bụng khó chịu, tuy nhiên không dùng thuốc nếu bệnh nhân đang bị suy thận, bệnh gan, thiếu máu,…Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ các bệnh lý đang gặp phải để bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp.
- Ibuprofen: Công dụng chính của thuốc là kháng viêm, giảm đau. Đây là một trong những loại thuốc thuộc nhóm thuốc không chứa streroid, mạnh hơn paracetamol. Trường hợp bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa trước đó cần thận trọng khi dùng, chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.
- Thuốc kháng sinh: Công dụng ngừa viêm nhiễm nặng hơn, phòng biến chứng viêm phúc mạc hoặc hình thành ổ áp xe ở đại tràng,…Thuốc được kê toa cho bệnh nhân viêm bờm mỡ đại tràng do ảnh hưởng của bệnh viêm đại tràng hoặc chứng viêm ruột thừa.
Người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kiểm soát bệnh từ 3-7 ngày, không sử dụng kéo dài. Bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Trường hợp cơn đau không thuyên giảm sau 7 ngày, bạn hãy nhanh chóng thông báo để bác sĩ điều chỉnh phương án điều trị phù hợp hơn.
Phẫu thuật điều trị
Phẫu thuật là giải pháp ngoại khoa được áp dụng sau cùng nếu viêm bờm mỡ đại tràng không còn đáp ứng điều trị bằng thuốc. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân bị viêm tái đi tái lại nhiều lần cũng được cân nhắc áp dụng ngoại khoa nhằm loại bỏ nhanh chóng tác nhân gây viêm, phòng ngừa biến chứng.
Phương án mổ nội soi thường được tiến hành. Thủ thuật này không xâm lấn nhiều đến cơ thể người bệnh, thông qua đó bác sĩ sẽ tiếp cận, buộc thắt và loại bỏ những bờm mỡ bị viêm nhiễm. Người bệnh sẽ sớm phục hồi sau phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, để phòng ngừa di chứng nhiễm trùng, chảy máu hoặc gặp phản ứng phụ với thuốc mê, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu của bác sĩ chuyên khoa.
Biện pháp phòng ngừa viêm bờm mỡ đại tràng
Viêm bờm mỡ đại tràng mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm trực tiếp tính mạng, bên cạnh đó bệnh tương đối hiếm gặp, tuy nhiên bạn không nên chủ quan. Giai đoạn bệnh khởi phát khá dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tiêu hóa khác, việc sai lầm trong điều trị là nguyên nhân khiến bệnh biến chứng nhanh chóng hơn.
Do đó, bạn nên chủ động thăm khám khi có triệu chứng bất thường. Ngoài ra, việc phòng ngừa bệnh từ sớm cũng là việc làm được chuyên gia khuyến khích. Bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây trong việc phòng ngừa viêm bờm mỡ đại tràng cũng như những bệnh lý tiêu hóa khác:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức. Hạn chế để tâm lý căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng hoạt động tiêu hóa, giảm nguy cơ bệnh tái phát.
- Nếu đã và đang điều trị bệnh, bạn cần tránh những động tác vận động khiến bụng kéo căng hoặc dùng nhiều lực tác động ảnh hưởng đến vùng bụng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn những món lỏng dễ diêu hóa, giàu dưỡng chất. Tránh ăn thức cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi bổ sung vitamin, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích gây hại cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
- Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Tập thể dục vừa sức, vận động phù hợp giúp cơ thể tăng cường hoạt động trao đổi chất, thanh lọc cơ thể, giúp thư giãn đầu óc. Thông qua việc tập luyện, sức đề kháng trong cơ thể cũng được cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của hại khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
- Thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường ruột, dạ dày để phòng tránh nguy cơ biến chứng dẫn đến viêm nhiễm bờm mỡ.
Bệnh viêm bờm mỡ đại tràng ít gặp, có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Tuy nhiên một số trường hợp bệnh biến chứng gây ra các hệ lụy khác cho sức khỏe. Chính vì thế, người bệnh nên chủ động thăm khám và can thiệp khi cần thiết, tránh chủ quan tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng từ thảo dược dễ kiếm
- Thuốc kháng sinh chữa viêm đại tràng và những điều cần biết
- 16 Cách chữa đau dạ dày tại nhà nhanh nhất, giảm đau cấp tốc
Xem thêm: Viêm họng Vincent là gì? Dấu hiệu, Nguyên nhân, Điều trị