Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ho ra máu – Lao, Ung thư hay bị bệnh gì?

Ho ra máu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như giãn phế quản, thuyên tắc phổi, bệnh lao hay thậm chí là ung thư phổi. Cần nhanh chóng xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời. 

Ho ra máu là gì?

Ho ra máu là hiện tượng khạc ra máu từ cổ họng, đường hô hấp trên, phổi hay dạ dày khi ho. Trong y học, ho ra máu được gọi với thuật ngữ là xuất huyết.

Ho ra máu là triệu chứng của nhiều bệnh lý

Bạn có thể ho ra một lượng nhỏ máu đỏ tươi, hoặc đờm có vệt máu kèm bong bóng. Đôi khi máu có thể có màu tối trông như bã cà phê và có lẫn chút thức ăn nếu bắt nguồn từ hệ thống tiêu hóa.

Về bản chất, ho ra máu không phải là bệnh mà là triệu chứng của một vấn đề nào đó về sức khỏe. Nó không xuất hiện đơn độc mà thường kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác như:

Ho ra máu là một vấn đề y tế nghiêm trọng. Nó có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu điều trị chậm trễ. Bạn cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng khắc phục hiệu quả.

Nguyên nhân gây ho ra máu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho ra máu, trong đó phổ biến nhất là các lý do như:

  • Ho nặng kéo dài: Tình trạng này khiến cho các mạch máu dưới niêm mạc họng bị vỡ ra
  • Các nhiễm trùng ở ngực: Bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Bạn nên thận trọng với những căn bệnh này khi bị ho ra máu kèm theo các biểu hiện như sốt cao, khó thở, ho ra đàm đặc có màu xanh, màu vàng, chứa mủ , đau thắt ngực, đau đầu…
  • Giãn phế quản: Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho nhiều, khạc ra đàm hoặc máu, thở khò khè, khó thở…
  • Máu chảy từ mũi hoặc miệng xuống: Đôi khi, tình trạng chảy máu có thể xuất phát từ mũi hoặc miệng. Máu chảy xuống và đọng lại ở cổ họng gây kích thích khiến bạn bị ho khạc ra máu.
  • Dùng thuốc chống đông máu: Hiện tượng ho ra máu còn xảy ra ở một số đối tượng đang được điều trị bằng các thuốc ngăn chặn quá trình đông máu như Warfarin, Dabigatran hoặc Rivaroxaban.
  • Thuyên tắc phổi: Bệnh xảy ra khi có sự hình thành của cục máu đông trong phổi. Nó khiến người bệnh bị khó thở đột ngột kèm đau ngực và có thể bị ho ra máu.
Bệnh thuyên tắc phổi gây đau tức ngực, khó thở, ho ra máu
  • Phù phổi: Phổi chứa đầy chất lỏng sẽ dẩn đến phù. Bệnh thường xảy ra ở những người có vấn đề về tim từ trước. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm: Khó thở dữ dội, thở khò khè, lo lắng, da tái xanh, ho khạc đờm lẫn tia máu, ra nhiều mồ hôi, phù chân, tăng cân do ứ dịch.
  • Ung thư phổi: Bạn có nhiều khả năng bị ho ra máu do ung thư phổi nếu trên 40 tuổi và có tiền sử hút thuốc lá n
    hiều.
  • Bệnh lao: Bệnh xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau như phổi, hạch, màng tim, màng não hay bộ phận sinh dục… trong đó lao phổi là phổ biến nhất. Đây là một dạng nhiễm trùng phổi nghiêm trọng do vi khuẩn lao tấn công vào trong phổi. Chúng gây sốt, đổ nhiều mồ hôi, đau tức ngực, ho khạc đàm đôi khi vướng cả tia máu…
  • Các bệnh khác gây ho ra máu: Ung thư vòm họng hoặc ung thư khí quản, suy tim sung huyết, dị dạng động tĩnh mạch phổi, bệnh Dieulafoy

Các yếu tố làm tăng nguy cơ ho ra máu:

Bạn sẽ có khả năng bị ho ra máu nhiều hơn nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm virus
  • Sử dụng thuốc lá hoặc ma túy trong thời gian dài
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch
  • Trong gia đình có người bị lao
  • Mang thai
  • Nằm trên giường lâu ngày sau phẫu thuật
  • Dùng thuốc chứa chứa estrogen hoặc thuốc ức chế miễn dịch
  • Bị ngã hoặc chấn thương ở ngực

>>Tham khảo thêm: 8 dấu hiệu ung thư phổi không nên bỏ qua ngay cả khi bạn không hút thuốc

Phương pháp chẩn đoán ho ra máu

Khi bị ho ra máu dù chỉ là một lượng nhỏ, bạn cũng nên đi khám bác sĩ. Nếu có, hãy mang theo một mẫu chất dịch chứa máu và bạn ho ra để bác sĩ xem xét. 

Quá trình chẩn đoán ho ra máu sẽ được bắt đầu với việc kiểm tra thể chất. Một số câu hỏi liên quan cũng sẽ được bác sĩ đưa ra như:

Nhiều kỹ thuật được thực hiện để chẩn đoán ho ra máu

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đề nghị một số xét nghiệm để kiểm tra tốc độ chảy máu và nguyên nhân gây ho ra máu. Bao gồm các kỹ thuật như:

Cách điều trị ho ra máu

Đối với những người bị ho ra máu, việc điều trị chủ yếu nhằm mục đích giảm ho, cầm máu và khắc phục nguyên nhân gây bệnh.

1. Chữa ho ra máu bằng thuốc

Dùng thuốc là phương pháp điều trị nội khoa cho những trường hợp bị ho ra máu nhẹ

2. Thuyên tắc động mạch phế quản 

Còn được gọi là kỹ thuật n
út động mạch phế quản. Phương pháp này được chỉ định để điều trị ho ra máu ở mức độ nhẹ đến nặng và trung bình tái phát. Trước khi tiến hành, bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn và thực hiện một số xét nghiệm như đo điện tim, kiểm tra chức năng đông máu và chức năng thận.

Bác sĩ sẽ luồn một ống thông nhỏ từ đùi vào trong động mạch đưa máu đến phổi. Sau đó tiến hành bơm thuốc cản quang và quan sát trên màn hình tăng sáng để xác định được nhánh động mạch phế quản bị chảy máu. Cuối cùng các hạt có đường kính siêu nhỏ sẽ được bơm trực tiếp vào trong lòng động mạch để ngăn chặn nguồn chảy của máu.

Kết thúc thủ thuật, bác sĩ sẽ rút bỏ các ống thông ra ngay và băng ép vùng đùi lại để chống chảy máu ở vị trí luồn ống.

Quy trình thuyên tắc động mạch phế quản thường kéo dài từ 60 – 90 phút. Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau do đã được tiêm thuốc gây tê ở vùng bẹn trong quá trình thực hiện. Sau khoảng 2 giờ thực hiện thủ thuật có thể ăn uống trở lại và sinh hoạt bình thường sau đó khoảng 18 giờ.

3. Nội soi phế quản trị ho ra máu

Thông qua nội soi phế quản, bác sĩ có thể đưa một số công cụ vào trong nhằm điều trị nguyên nhân gây ho ra máu và cầm máu. Chẳng hạn như bơm căng một quả bóng bên trong đường thở để cầm máu.

Một ca điều trị ho ra máu bằng phương pháp nội soi phế quản

4. Điều trị ho ra máu bằng phẫu thuật

Bệnh nhân bị ho ra máu được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp:

5. Các phương pháp chữa trị ho ra máu khác

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị ho ra máu

Tuân thủ một chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp sẽ giúp hạn chế được tình trạng ho ra máu. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần chú ý:

Bạn nên tìm hiểu thêm:

Xem thêm: Chèn dây thần kinh cột sống lưng – Nguyên nhân, cách trị

Rate this post
Exit mobile version