Vảy nến da đầu là một dạng viêm da mãn tính, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mặc cảm do mất thẩm mỹ. Có nhiều cách điều trị tình trạng này tuy nhiên các cách chữa vảy nến da đầu tại nhà luôn được ưu tiên lựa chọn vì an toàn, đơn giản, dễ thực hiện.
5+ Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà
Trị vảy nến da đầu tại nhà là phương pháp phù hợp cho tình trạng mới mắc bệnh, khi các triệu chứng còn chưa rõ ràng. Mặc dù không thể giải quyết dứt điểm bệnh nhưng những phương pháp này có thể giúp hạn chế tổn thương, kiểm soát bệnh và hỗ trợ hồi phục tốt hơn.
1. Chữa vảy nến da đầu bằng dầu dừa
Một trong những sản phẩm thiên nhiên có tác dụng tốt với các tổn thương ngoài da kể cả da đầu chính là dầu dừa. Dầu dừa không chỉ giúp hỗ trợ tình trạng bong tróc da đầu, giảm ngứa ngáy trên da mà còn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng da đầu, kiểm soát sự lây lan của vùng bệnh.
Sở dĩ dầu dừa được sử dụng nhiều để chữa vảy nến là do trong dầu dừa có chứa các acid béo chưa no, có khả năng thẩm thấu vào da nhanh nên không gây bết dính. Đặc biệt, dầu dừa còn giàu vitamin E, vitamin B1, B5, C… cùng nhiều khoáng chất giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, cản trở quá trình hình thành và phát triển của tế bào sừng. Sử dụng dầu dừa trị vảy nến còn đem lại cho bạn mái tóc óng mượt, khỏe khoắn.
Cách thực hiện:
- Lấy 2 – 3 muỗng dầu dừa nguyên chất bôi lên da đầu
- Massage nhẹ nhàng trong 5 phút
- Để qua đêm để ủ rồi gội lại bằng nước sạch vào hôm sau
- Dầu dừa có thể được sử dụng thay dầu xả hoặc chỉ bôi lên vùng da viêm nhiễm. Tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối để thu được hiệu quả tốt nhất, có thể kết hợp sử dụng với tinh dầu hoa oải hương, bạc hà hay tinh dầu cây trà…
2. Chữa vảy nến da đầu bằng cây lược vàng
Lược vàng là loài cây nổi tiếng với nhiều công dụng đặc biệt là có tính kháng khuẩn cao, giàu chất kích thích sinh học có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào mới trong cơ thể. Các hoạt chất sinh học trong loài cây này bao gồm flavonoid, steroid, vitamin C, vitamin P, khoáng tố vi lượng rất tốt cho cơ thể… Đặc biệt, lược vàng còn có tác dụng rất tốt trong việc chữa bỏng cũng như điều trị vảy nến.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 3 – 5 lá lược vàng, chọn loại lá màu tím sậm
- Giã nát lá hoặc cho vào máy xay để xay nhuyễn cùng một ít muối
- Chia hỗn hợp này làm 2 phần, mỗi ngày đắp 2 lần lên vùng da bị viêm
- Mỗi lần đắp khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại da bằng nước sạch.
3. Lá khế chữa vảy nến da đầu
Lá khế vị chát, tính hàn, khử trùng tốt, được sử dụng nhiều để chữa các bệnh như mụn nhọt, lở loét, viêm da dị ứng và kể cả vảy nến da đầu. Cũng giống như các phương pháp tại nhà khác, biện pháp này mặc dù không thể trị dứt điểm tình trạng bệnh nhưng có thể cải thiện các triệu chứng, giảm ngứa nhanh, thu nhỏ phạm vi viêm nhiễm, sừng hóa.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong lá kế có chứa các hoạt chất như microbial bacillus cereus, e.coli, salmonella typhus… giúp giảm viêm, chữa viêm da có mủ, ung nhọt, vảy nến do có tính kháng khuẩn, khử trùng, làm lành vết thương. Không chỉ vậy khế còn chứa các nguyên tố vi lượng, acid oxalic, các vitamin hỗ trợ tích cực cho việc chữa bệnh.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Lấy 500g lá khế rửa sạch, vò nát đun sôi với 2 lít nước
- Sau 15 – 20 phút thì tắt bếp, để nguội để độ ấm vừa phải, đem rửa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến hoặc tắm
- Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày, không áp dụng khi có vết thương chảy máu hoặc vùng da bị viêm chảy nước vàng.
- Đặc biệt, chỉ nên massage nhẹ nhàng, không chà xát hoặc gãi lên vết thương.
Cách 2:
- Lấy một nắm lá khế rửa sạch, ngâm với nước muối, vò nát
- Cho vào nồi, đun đến khi nước cô đặc lại
- Lọc lấy phần nước, bỏ bã, lấy nước này bôi lên vùng da bị vảy nến rồi rửa lại bằng nước.
4. Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng lá trầu không
Chữa vảy nến bằng lá trầu không tại nhà là phương pháp được nhiều người áp dụng do dễ tìm, dễ thực hiện vì loại lá này có thể mua ở hầu hết các chợ ở nước ta. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người lại lựa chọn sử dụng loại lá này đến vậy. Đó là do từ xa xưa, lá trầu không đã được biết đến như một vị thuốc trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da.
Theo Đông y, loại lá này có vị cay nồng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, chống viêm, giảm sưng hiệu quả. Theo y học hiện đại, lá trầu không chứa nhiều khoáng chất, vitamin và tanin có khả năng hỗ trợ quá trình hồi phục giúp vết thương ngoài da nhanh lành hơn. Vì vậy nên nó thường được dùng để chữa các bệnh như á sừng, vảy nến, viêm da cơ địa, ngứa ngoài da…
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Lấy 3 – 5 lá trầu không đun sôi với nước cùng 2 thìa muối và một ít rau răm
- Dùng nước này gội đầu, thực hiện 3 lần/tuần sẽ thấy cảm giác ngứa ngáy khó chịu cải thiện đáng kể.
Cách 2:
- Chuẩn bị một ít lá trầu không, lá bèo dâu, rau răm rửa sạch rồi ngâm với nước muối
- Cho các nguyên liệu này vào nồi, đun sôi đến khi nhừ ra
- Để nguội, còn hơi ấm thì lấy bôi lên vùng da đầu bị vảy nến hoặc gội đầu
- Thực hiện 3 lần/tuần để thấy hiệu quả.
Cách 3:
- Lấy một ít lá trầu không, rửa sạch
- Giã nát với muối thành hỗn hợp sệt mịn
- Cho hỗn hợp này vào khăn mùi xoa hoặc bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến
- Thực hiện 3 lần/tuần để sát khuẩn, loại bỏ vảy da chết và làm mềm lớp da bị sừng hóa.
5. Cách chữa vảy nến da đầu bằng nha đam
Nha đam hay lô hội có chứa nhiều nước cùng nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng làm đẹp thần kỳ. Chất nhầy trong thân nha đam còn có khả năng làm ẩm, kích thích collage và sợi elastin, tăng khả năng chống lão hóa, ngăn ngừa sự sừng hóa da do vảy nến gây ra. Đặc biệt, các hợp chất axit salicylic, bradykinase, mage trong lô hội có tác dụng rất tốt trong việc giảm sưng viêm, loại bỏ tình trạng kích ứng đỏ da do vảy nến da đầu gây ra.
Cách thực hiện:
Cách 1:
- Lấy 1 ít gel lô hội pha với dầu trà, dầu oải hương, dầu bơ, vitamin E
- Ủ hỗn hợp này trong hộp kín, để qua đêm
- Sau khi tắm, khi tóc đã khô, thoa hỗn hợp này lên da đầu, massage nhẹ nhàng trong 2 phút
- Thực hiện 1 lần/ngày để thấy hiệu quả.
Cách 2:
- Dùng 1 muỗng cà phê nha đam trộn với bơ hạt mỡ, dầu dừa khuấy đều
- Bôi hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng, sau 20 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
6. Phương pháp điều trị tại nhà khác
Bên cạnh những biện pháp trị vảy nến da đầu trên, người bệnh cũng có thể trị vảy nến bằng cách:
- Dùng lá lốt: Lấy 10 cây lá lốt (bao gồm rễ) rửa sạch với nước, đun với 2 lít nước trong 15 – 20 phút. Để nguội, dùng nước này tắm, lúc tắm thì lấy bã lá lốt chà nhẹ lên vùng da chết, sau đó lau khô người, không cần tắm lại.
- Dùng bồ kết: Sử dụng 3 – 5 quả bồ kết khô, nướng qua, cho vào bát nước, sau 10 – 15 phút thì lọc lấy bã, dùng nước này để gội đầu. Để làm dịu da, mượt tóc, cải thiện vùng da bị vảy nến tốt nhất nên thực hiện 3 lần/tuần.
Những lưu ý khi áp dụng cách chữa vảy nến da đầu tại nhà
Khi áp dụng các cách trị vảy nến da đầu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các biện pháp tại nhà chỉ phù hợp với trường hợp nhẹ, mới khởi phát. Với người bị vảy nến lâu ngày, chúng chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị chỉ không thể loại bỏ tận gốc.
- Phù hợp với những người ở xa, không thể thường xuyên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.
- Bên cạnh việc điều trị, bạn cũng nên thường xuyên gội đầu bằng nước ấm, hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc cùng các hóa chất độc hại vì lúc này da rất yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Mặc dù khó chịu nhưng tốt nhất bạn không nên cào gãi, cọ xát mạnh để tránh làm da đầu tổn thương, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tấn công.
- Với vùng da đầu bị vẩy nến, nên tắm nắng để da tự tổng hợp vitamin D và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Thời điểm thích hợp nhất là từ 6 – 9 giờ, mỗi ngày nên dùng 15 phút.
- Nên bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá basa…; giàu vitamin như rau xanh, mè đen, hoa quả tươi, trái cây…; giàu kẽm như nghêu, sò, ốc…
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như thịt, sữa, trứng và đặc biệt tuyệt đối không dùng rượu bia chất kích thích.
Trên đây là một số cách chữa vảy nến da đầu tại nhà an toàn, chi phí thấp, dễ thực hiện mang lại những chuyển biến tích cực mà người bệnh có thể áp dụng. Nếu bệnh của bạn không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng tiến triển nặng thì cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Vảy nến móng tay: Đặc điểm và cách điều trị
- Vảy nến thể mủ – Dấu hiệu, đặc điểm và cách điều trị
Xem thêm: Sa tạng vùng chậu