Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

9 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả không dùng thuốc

Những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có thể cho hiệu quả tích cực đối với các trường hợp bị bệnh nhẹ. Thay vì sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng 9 mẹo trị bệnh tự nhiên dưới đây.

9 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở đối tượng trung niên, người lao động nặng nhọc. Bệnh xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài và chèn ép vào dây thần kinh, tủy sống gây đau nhức, tê bì tay chân và giới hạn phạm vi chuyển động.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trong giai đoạn nhẹ

Một số giải pháp trị thoát vị đĩa đệm tự nhiên dưới đây có thể hữu ích trong việc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, giúp hạn chế được sự lệ thuộc vào các loại thuốc tân dược có hại.

1. Liệu pháp nhiệt giảm đau và căng cơ do thoát vị đĩa đệm

Đau và căng cơ là những triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm. Áp dụng liệu pháp nhiệt có thể giúp cải thiện được tình trạng này.

Nhiệt nóng có tác dụng làm thư giãn, nới lỏng các cơ, làm tăng tính đàn hồi ở các mô liên kết đồng thời tăng cường lưu thông máu đến khu vực bị bệnh giúp tổn thương ở đĩa đệm nhanh được chữa lành. Trong khi đó, nhiệt độ lạnh lại giúp tạm thời đóng băng các mô, giảm viêm, chống sưng, xoa dịu cơn đau.

Các phương pháp nhiệt được áp dụng để giảm đau cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm bao gồm:

2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài tập vận động

Tham gia các hoạt động thể chất ở mức độ hợp lý có thể giúp xoa dịu cơn đau và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nghiên cho thấy, khi chúng ta tập thể dục, thể thao thì não bộ sẽ giải phóng nhiều endorphin có tác dụng giảm stress, cải thiện tâm trạng, hướng tâm trí của bạn ra khỏi cơn đau.

Người bệnh được khuyên nên tập các bộ môn có cường độ vừa phải như:

Mỗi ngày đi bộ nhẹ nhàng từ 30 – 60 phút sẽ giúp làm tăng tuần hoàn máu, tạo điều kiện cho hệ thống cơ xương khớp được vận động, đồng thời củng cố sự chắc chắn cho cơ lưng. Điều này có thể giúp làm giảm áp lực đè nén lên khu vực cột sống bị thoát vị, giảm đau, ức chế sự phát triển của bệnh.

Động tác treo người trên xà hoặc đu người qua lại không chỉ giúp củng cố cho các cơ ở thắt lưng mà còn giúp kéo giãn xương cột sống, giải phóng áp lực chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh. Mỗi ngày bạn có thể tập xà đơn từ 15 – 30 phút.

Tuy nhiên, trước đó hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn thao tác tập luyện xà đơn đúng cách. Tránh tập luyện quá sức khiến cho cột sống bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Đạp xe đạp giúp giữ cho phần cột sống luôn thẳng, đồng thời kích thích cơ thể sản xuất nhiều chất nhầy bôi trơn đốt sống tạo điều kiện cho cột sống bớt cứng và có khả năng vận động linh hoạt hơn.

Một số bài tập yoga được thiết kế dành riêng cho người bị thoát vị đĩa đệm, chẳng hạn như tư thế trẻ em, tư thế châu chấu hay tư thế rắn hổ mang… Chúng có tác động trực tiếp tới đốt sống bị tổn thương và toàn bộ cột sống, làm căng giãn và tăng tính đàn hồi của lớp sụn đệm giữa các đốt sống, qua đó giúp người bệnh bớt đau đớn.

Các bài tập yoga có tác dụng tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, giảm đau, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm

Bơi lội không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp mà còn giúp giảm áp lực từ trọng lượng cơ thể dồn nén lên đĩa đệm bị thoát vị.

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm với bài thuốc từ cây ngải cứu

Sử dụng ngải cứu cũng là một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đang được nhiều người áp dụng. Thảo dược này chứa nhiều tinh dầu và các thành phần hoạt chất có lợi như cineol hay polyphenol. Những chất này được biết đến với tác dụng chống oxy hóa, giảm đau, tiêu viêm.

Y học cổ truyền cũng ghi nhận, lá ngải cứu có tính ấm, giúp trừ hàn, sát trùng, ôn kinh, kích thích lưu thông khí huyết, chỉ thống. Thảo dược này được sử dụng làm thuốc trị đau nhức xương khớp, rong kinh, thổ huyết, đau bụng do lạnh, phong thấp, thoái hóa khớp và cả bệnh thoát vị đĩa đệm.

Chi tiết: 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu bạn nên biết

4. Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Từ lâu, liệu pháp ,châm cứu đã được Đông y ứng dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này được thực hiện dưới sự trợ giúp của một thầy thuốc y học cổ truyền có kinh nghiệm chuyên môn.

Khi châm cứu, thầy thuốc sẽ sử dụng kim châm vào các vị trí huyệt đạo nhất định trên cơ thể để đả thông kinh mạch, cân bằng khí huyết trong cơ thể, ổn định dòng chảy của máu đến nuôi dưỡng dây thần kinh và cột sống bị thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ cho quá trình tái tạo các mô sụn bị tổn thương.

Châm cứu cũng kích thích cơ thể giải phóng một lượng lớn steroid – một chất có tác dụng kháng viêm, giúp đẩy nhanh quá trình tự chữa lành tổn thương trong cột sống. Ngoài ra, liệu pháp châm này còn giúp sản sinh ra một loại hormone có tên gọi là endorphin. Chất này có tác dụng giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện tâm trạng, xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

Hiện nay, có nhiều trường phái châm cứu đang được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà thay thế cho thuốc như thủy châm, điện châm, cứu ngải (châm cứu bằng ngải cứu), túc châm, diện châm… Tham khảo ý kiến bác sĩ và các thầy thuốc có kinh nghiệm chuyên môn để được hướng dẫn điều trị.

5. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng lá mật gấu

Phân tích các thành phần của lá mật gấu các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như Ursolic acid hay β-sitosterol. Những chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu diệt gốc tự do gây phá hủy sụn khớp, đồng thời hỗ trợ giảm đau, chống lại phản ứng sưng viêm ở khu vực đốt sống bị thoát vị đĩa đệm.

Lá mật gấu được nhiều bệnh nhân sử dụng làm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Theo kinh nghiệm dân gian, lá mật gấu thường được kết hợp với bia làm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm. Bạn hái 4 – 5 lá mật gấu, đem rửa sạch rồi xay nhuyễn với 1 ly nước. Lọc qua ray lấy nước cốt đem trộn chung với một lon bia uống sau bữa ăn. Thực hiện khoảng 10 ngày các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Dùng 8 – 12g lá mật gấu tươi đem sắc với 3 bát nước trong 15 phút. Gạn nước sắc uống 2 – 3 lần trong ngày cho hết. Sử dụng nước sắc ngải cứu trong một thời gian sẽ giúp giảm đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm, đồng thời giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý như tiểu đường, máu nhiễm mỡ.

6. Dùng cây đinh lăng chữa thoát vị đĩa đệm

Đinh lăng được ví như nhân sâm bởi nó có nhiều tác dụng quý với sức khỏe như làm tăng sức đề kháng, giúp an thần, ngủ ngon, kích thích vị giác, thải độc, chống dị ứng, bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch. Ngoài ra, loại cây này còn chứa nhiều axit amin, vitamin nhóm B, tanin và saponin. Chúng hoạt động như một phương thuốc giảm đau tự nhiên giúp người bị thoát vị đĩa đệm bớt đau đớn, hạn chế sự lệ thuộc vào các thuốc tân dược có hại.

Dùng 1 nắm lá đinh lăng rửa sạch, đem giã nát. Bỏ dược liệu vào chảo sao lên cho nóng rồi bọc lại. Chườm trực tiếp lên đốt sống có đĩa đệm bị thoát vị 20 – 30 phút. Trong quá trình đắp nếu thuốc nguội thì bạn có thể đem sao nóng lại rồi tiếp tục chườm.

Dùng 30g thân và rễ đinh lăng thái lát mỏng, đem sắc kỹ với 1 lít nước. Chia thuốc uống làm nhiều lần trong ngày thay cho trà. Kiên trì áp dụng khoảng 2 tuần liên tục để đẩy lùi các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.

7. Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ cây cỏ xước

Cây cỏ xước chứa nhiều vitamin C, saponin, caroten, glucid, protide và đặc biệt là Saponin. Trong khi saponin hoạt động mạnh mẽ trong việc giảm đau thì các thành phần khác cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, sửa chữa các mô bị tổn thương, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp nâng cao sức khỏe của hệ cơ xương khớp một cách toàn diện.

Với những tác dụng trên, cỏ xước được nhiều bệnh nhân tin dùng làm thuốc chữa bệnh. Thảo dược này chủ yếu được đem kết hợp với các nguyên liệu khác làm thuốc sắc uống.

Cỏ xước có tác dụng giảm đau, kháng viêm nên được sử dụng làm thuốc sắc uống chữa thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị một thang thuốc gồm: Rễ cây cỏ xước ( 300g), đỗ trọng và ý dĩ ( mỗi vị 20 gram), lá lốt (16 gram). Rửa sạch tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị rồi đem sắc với 4 bát nước cho cạn còn 2 bát. Thuốc sắc thu được chia làm 3 phần uống vào buổi sáng, trưa, tối đều đặn mỗi ngày 1 thang.

Dùng 20g cỏ xước kết hợp với 20g bạch liêm, 20g dền gai, 20g chùm gửi, 20g cỏ ngươi và 20g lá lốt. Tất cả dược liệu dùng ở dạng khô đem sắc uống nhiều lần trong ngày.

Dùng các bài thuốc uống ở trên kết hợp hái lá chìa vôi đem giã nát với một ít muối ăn. Chườm vào khu vực cột sống bị ảnh hưởng mỗi ngày 1-2 lần để giảm đau nhanh hơn.

8. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cây trinh nữ

Cây trinh nữ (còn được gọi là cây xấu hổ hay mắc cỡ) chứa các hoạt chất có khả năng an thần, làm thư giãn gân cơ và các dây thần kinh, giúp người bệnh giảm đau và ngủ ngon giấc hơn. Trong đông y, cây trinh nữ là dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc trị bệnh về xương khớp, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm khí quản, ăn không tiêu…

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng cây xấu hổ như sau:

Lấy 120g rễ cây trinh nữ thái nhỏ, sau đó đem sao với 3 muỗng rượu trắng cho đến khi dược liệu khô lại. Cuối cùng đem rễ trinh nữ sắc với 4 bát nước đến khi cạn còn phân nửa lượng nước ban đầu là được. Gạn uống 2 lần mỗi ngày khi thuốc còn ấm.

9. Mẹo trị thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Lá lốt vừa là thực phẩm, vừa là dược liệu khá quen thuộc đối với người dân Việt. Sở dĩ, nguyên liệu này được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm nhờ có những tác dụng như sau:

Lá lốt giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau nhức cho người bị thoát vị đĩa đệm

Bạn có thể chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng lá lốt theo một trong 3 cách dưới đây:

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

Có thể thấy, những cách trị thoát vị đĩa đệm tại nhà đều rất đơn giản và dễ thực hiện song nó cũng đòi hỏi sự kiên trì rất lớn từ phía người bệnh. Về bản chất đây là các phương pháp chữa bệnh tự nhiên nên không cho hiệu quả nhanh như thuốc tây. Bạn chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm còn nhẹ, chưa gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện cần duy trì lối sống lành mạnh và có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật. Dưới đây là một số việc bạn nên làm để hỗ trợ nâng cao hiệu quả của cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà:

Bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – đẩy lùi thoát vị triệt để MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI

Song hành cùng với cách điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà, ngày càng nhiều người tin tưởng lựa chọn phương pháp chữa bệnh bằng Đông y. Với cơ chế tác động trực tiếp vào gốc bệnh, giúp đào thải tà độc, bổ sung chất keo và dinh dưỡng cho nhân nhầy đĩa đệm, kháng viêm, tiêu sưng, đả thông kinh lạc kích thích tái tạo bao xơ, làm liền phần đĩa đệm bị rạn nứt, hồi phục chức năng hệ thần kinh trung ương, giúp chữa bệnh từ bên trong.

Theo đó, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – bài thuốc được giới thiệu rộng rãi trên chương trình “Khỏe thật đơn giản” trên kênh VTV2.

Bàn về cơ chế hoạt động của bài thuốc, Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết:

“Đông y quan điểm mọi chứng đau nhức xương khớp đều thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân chính gây bệnh là do vệ khí không đầy đủ khiến các tà khí như phong – hàn – thấp nhiệt xâm nhập vào gân, khớp, xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây sưng, đau. Đó là lý do lý giải tại sao bệnh thường xuất hiện ở người già, những người thường có bệnh nền hoặc can thận bị hư hao làm khí huyết sụt giảm.

Hiểu được nguyên nhân này chúng tôi đã xây dựng nên bài thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm Đỗ Minh Đường sử dụng kết hợp 4 bài thuốc nhỏ gồm: Thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm, Thuốc bổ thận dưỡng huyết, Thuốc bổ gan giải độc và Thuốc kiện tỳ ích tràng.”. Bài thuốc mang lại công dụng toàn diện, đẩy lùi bệnh từ trong ra ngoài:

Bên cạnh hiệu quả điều trị triệt để, bài thuốc Đỗ Minh Đường còn sở hữu những ưu điểm vượt trội mà hiếm bài thuốc Đông y nào có được, cụ thể:

Lương y Tuấn cũng lưu ý rằng: “Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm của Đỗ Minh Đường xây dựng theo một quy trình toàn diện, bài bản. Vì vậy bệnh nhân phần lớn đều thấy hiệu quả rõ rệt trong 3 tháng đầu tiên. Nếu chưa đủ 3 tháng triệu chứng đau đã giảm thì vẫn nên dùng nốt thuốc, tuyệt đối không bỏ dở giữa chừng. Kiên trì để thuốc ngấm sâu vào cơ thể giúp bồi bổ can, thận gân xơ, nuôi xương khớp khỏe mạnh. Cần luôn ghi nhớ rằng QUÁ TRÌNH UỐNG THUỐC ĐÔNG Y QUAN TRỌNG NHẤT LÀ DÙNG ĐÚNG LIỀU VÀ ĐỦ THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ”.

Từng điều trị thoát vị đĩa đệm thành công bằng phác đồ Đỗ Minh Đường, mới đây Nghệ sĩ Xuân Hinh đã livestream chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh xương khớp tới đông đảo khán giả cũng như gửi lời cảm ơn tới lương y Tuấn và đội ngũ y bác sĩ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

[ĐỪNG BỎ LỠ: NGƯỜI BỆNH NÓI GÌ VỀ BÀI THUỐC CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỖ MINH ĐƯỜNG]

Chú Phạm Văn Đăng (59 tuổi, Phú Thọ) bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm mãn tính. Dù chú Đăng chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh vẫn chuyển biến nặng và biến chứng liệt tới 80% chi dưới. May mắn chú đã kịp thời tìm thấy bài thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường và phục hồi chỉ hệ vận động chỉ sau 10 ngày điều trị.

[THEO DÕI NGAY: HÀNH TRÌNH THOÁT NGUY CƠ LIỆT GIƯỜNG NHỜ BÀI THUỐC GIA TRUYỀN 150 NĂM TUỔI]

Nghệ sĩ Xuân Hinh và hàng ngàn người khác đã thoát khỏi những cơn đau nhức thoát vị đĩa đệm, để trở thành người tiếp theo bạn hãy nhanh chóng lòng liên hệ qua địa chỉ sau:

Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao – Liễu Giai – Ba Đình

TP Hồ Chí Minh: Số 100 Đường Nguyễn Văn Thương – Phường 25 – Bình Thạnh

Website: https://dominhduong.com

Fanpage: Nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường

Nguồn: https://ihs.org.vn/cach-chua-thoat-vi-dia-dem-tai-nha-18579.html

Xem thêm: Rối loạn giấc ngủ khi mang thai có tự hết không?

Rate this post
Exit mobile version