Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Amidan là gì? Cấu tạo, chức năng và vấn đề thường gặp

Amidan là cơ quan có mối liên hệ trực tiếp với đường hô hấp. Là bộ phận quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp. Để biết rõ hơn về cấu tạo, chức năng cũng như các vấn đề thường gặp của amidan hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Amidan là gì?

Amidan là tổ chức các tế bào lympho hay còn gọi là tế bào bạch huyết. Các tế bào này nằm ở phí dưới của lớp niêm mạc họng tạo thành 2 mô lớn ở 2 bên thành họng và 1 vòng bạch huyết quanh vòm họng.

Amidan là tổ chức các tế bào lympho

Amidan chia nhỏ thành: 

Cấu tạo của Amidan

Amidan có cấu tạo bởi các biểu mô liên kết và các biểu mô phủ. Trong một amidan lại có chứa các amidan nhỏ như: amidan khẩu cái 2 bên vòng họng, 2 amidan vòi, amidan lưỡi và amidan vòm. 

Cấu tạo amidan

Cấu tạo của amidan khẩu cái

Đây là amidan có tổ chức lympho lớn, gồm các khối mô màu đỏ hồng ở 2 bên phải và trái của vòm họng. Amidan khẩu cái nằm trong hốc của amidan và có lớp bao bọc nhằm phân cách với các cơ quan khác trong họng.

Khi quan sát chúng ta có thể thấy được phía bên trong và phía dưới của hốc amidan. Các khe của amidan khẩu cái được che phủ bằng lớp biểu bì. Đây còn là nơi diễn ra miễn dịch của amidan.

Cấu tạo amidan vòm

Amidan vòm nằm ở thành sau của vòm mũi, họng và trong lớp niêm mạc. Amidan vòm là nơi tập trung các tế bào lympho có khả năng tạo ra các kháng thể giúp chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh qua ngã mũi hầu.

Khi quan sát bằng mắt thường, chúng ta sẽ rất khó thấy amidan vòm do vị trí cấu tạo của nó khá đặt biệt.

Độ dày của amidan vòm khoảng 2 milimet nên sẽ không làm cản trở quá trình hít thở. Ngoài ra, nhờ vào các nếp nhăn nên amidan vòm có diện tích tiếp xúc khá rộng. Chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn khi xâm nhập hoặc tái xâm nhập cơ thể.

Khi hít thở, không khí tiếp xúc trực tiếp với amidan vòm rồi mới qua phổi. Vì thế, nơi đây được xem như là màn lọc các vi khuẩn từ không khí và tiêu diệt chúng tại amidan vòm bằng các tế bào bạch cầu.

 Cấu tạo amidan lưỡi

Amidan lưỡi được cấu thành bởi các lympho dưới đáy lưỡi, cấu tạo này được từ 6-9 mô lympho liên kết với nhau. Bên cạnh đó, amidan lưỡi và amidan họng có mối liên kết với nhau, cho nên khi bị viêm amidan lưỡi có thể sẽ dẫn đến viêm amidan họng.

Cấu tạo amidan vòi

Amidan vòi là tổ chức có ít lympho nhất cũng rất ít được nhắc tới vì nó không bị tác động trực tiếp từ các nguyên nhân gây bệnh và cũng không có chức năng quan trọng như các amidan còn lại. Amidan vòi nằm ở bên phải và bên trái ở quanh vòi tai.

Các chức năng của amidan

Mỗi một bộ phận, cơ quan trên cơ thể đều có chức năng và nhiệm vụ riêng để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Amidan tuy là bộ phận nhỏ trong hệ hô hấp nhưng lại có chức năng vô cùng quan trọng, đây được xem như là rào chắn đầu tiên của hệ miễn dịch bên trong cơ thể.

Amidan có nhiệm vụ sản sinh ra các miễn dịch bằng cách tạo ra các lympho và kháng thể. Giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus lây nhiễm qua đường hô hấp.

Bên cạnh đó, amidan cũng sinh ra một kháng thể có tên là IgG, đây là kháng thể vô cùng quan trọng trong hệ miễn dịch. Vì thế, nên trước khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sẽ bị amidan tiêu diệt. Kháng thể sẽ hình thành ở amidan vòm được nhân lên gấp đôi và đưa đến các cơ quan khác, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở mũi và họng. Điều này giúp ngăn chặn sự trở lại của các vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, amidan còn chứa các tế bào B và T là các tế bào bạch cầu nhiệm vụ chính của chúng là chống lại các tình trạng nhiễm trùng, sản sinh ra các kháng khuẩn chống lại các bệnh như cúm, viêm phổi,…

Từ đó thấy được amidan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong hệ hô hấp, giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến hô hấp và sản sinh ra các kháng khuẩn tiêu diệt mầm bệnh.

Amidan có dễ bị viêm không?

Chính vì là rào chắn trực tiếp chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh nên amidan rất dễ bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở trẻ em do kháng thể và quá trình sinh hoạt không hợp lý.

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan

Viêm amidan là dấu hiệu nhận biết các amidan đang bị tổn thương do vi khuẩn xâm nhập. Tình trạng này khiến các amidan bị sưng đỏ, đau rát, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến viêm amidan 

Các dạng viêm amidan và dấu hiệu nhận biết

Viêm amidan có 2 dạng thường gặp là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Ở mỗi dạng sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Người bệnh có thể dựa vào dấu hiệu để đi khám và điều trị.

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính là tình trạng viêm amidan mới khởi phát. Viêm amidan cấp tính thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp. 

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính là tình trạng viêm amidan cấp tính lặp lại nhiều lần. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà amidan mãn tính có dạng: viêm amidan hốc mủ, viêm amidan quá phát và viêm amidan xơ teo.  Người bệnh nếu không điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mãn tính

Có nên cắt amidan khi bị viêm

Theo nhiều người cho rằng viêm amidan thường dễ mắc phải và lặp lại nhiều lần nên cách duy nhất để khỏi hẳn là cắt amidan. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên cắt amidan khi bị viêm không? Ưu điểm và hạn chế  khi cắt bỏ amidan.

Có nên cắt amidan khi bị viêm

Ưu điểm:

Hạn chế:

Mỗi bộ phận trên cơ thể đều có chức năng riêng mục đích chung giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh. Vì vậy nên khi loại bỏ 1 bộ phận nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác và amidan cũng vậy. Cần phải suy nghĩ thật kỹ. Đặc biệt, phải theo sự hướng dẫn và điều trị của các y bác sĩ. Tốt nhất, khi phát hiện bệnh nên điều trị kịp thời để tránh viêm amidan nặng và phải cắt bỏ.

Các trường hợp nên cắt amidan

Một số trường hợp cần cắt amidan như:

Lưu ý một số trường hợp không cắt amidan

Amidan là bộ phận có vai trò quan trọng trong hệ hô hấp nói riêng và của cơ thể nói chung. Amidan giúp cơ thể chống lại các nguyên nhân gây bệnh trực tiếp bằng cách tạo ra các kháng thể. Bài viết trên đây giúp người đọc rõ hơn về amidan, cấu tạo, chức năng cũng như các vấn đề thường gặp.

Có thể bạn quan tâm:

  • 12 cách chữa viêm amidan tại nhà hiệu quả, đơn giản
  • Bệnh viêm amidan có lây không, làm sao phòng ngừa?
Nguồn: https://ihs.org.vn/amidan-la-gi-10317.html

Xem thêm: Làm thế nào để mãn kinh muộn an đảm bảo AN TOÀN, HIỆU QUẢ cho phái đẹp? 

Rate this post
Exit mobile version