Ăn sung có đau dạ dày không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Có nhiều người khẳng định ăn sung chữa đau dạ dày tuy nhiên có không ít ý kiến cho rằng người bị đau dạ dày không nên ăn sung. Vậy đâu mới là ý kiến chính xác? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Đau dạ dày ăn chuối được không?
- Đau dạ dày ăn xoài chín được không?
- Đau dạ dày có nên ăn rau muống?
Nội dung bài viết
1. Ăn sung có đau dạ dày không?
Trả lời câu hỏi: Ăn sung có đau dạ dày không? Có thể khẳng định luôn là: Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn được sung. Theo Đông Y, quả sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có nhiều công dụng đối với hệ tiêu hóa như điều trị táo bón, viêm ruột, đau dạ dày.
Ngoài ra, quả sung còn có công dụng: Hỗ trợ giảm cân, trị mụn nhọt, lở loét, chống viêm, Trị ho, viêm họng, giúp sản phụ thiếu sữa kích sữa, sữa về nhiều.
Như vậy không những ăn sung chữa đau dạ dày mà còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Vậy tại sao ăn quả sung lại giúp chữa đau dạ dày, câu trả lời sẽ có ngay phần dưới đây:
Xem thêm:
- Đau dạ dày có nên ăn xôi không?
- Đau dạ dày nên ăn cháo gì?
- Đau dạ dày nên ăn rau gì?
2. Tại sao quả sung có thể chữa được đau dạ dày?
Các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng quả sung đã được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay. Khoa học hiện đại cũng chỉ ra rằng ăn sung chữa đau dạ dày là do thành phần dinh dưỡng và dược tính có trong quả sung.
Thành phần dinh dưỡng có trong quả sung: Trong 100g quả sung có chứa:
- 1g protein
- 12,6g đường
- 0,4g chất béo
- 0,05 mg beta-carotene
- 3,1g chất khoáng: sắt, canxi, kali…
- Vitamin A, C, E, K
- Một số hoạt chất có công dụng dược lý khác
Tác dụng của quả sung đối với dạ dày:
- Quả sung chứa nguồn chất chống oxy hóa dồi dào như vitamin A, C, E, K. Các chất chống oxy hóa này giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do. Nhờ đó quả sung có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào, giúp giảm viêm loét dạ dày, đau dạ dày.
- Quả sung chứa chất tanin chống viêm, loét: Quả sung có chứa chất tanin giúp chống viêm, phục hồi các vết loét. Vì vậy có tác dụng hỗ trợ viêm, loét dạ dày – nguyên nhân chính gây đau dạ dày.
- Quả sung chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Chất xơ trong quả sung giúp nhuận tràng. Prebiotic trong quả sung có tác dụng hỗ trợ hoạt động của lợi khuẩn trong ruột hỗ trợ tiêu hóa giúp dạ dày khỏe mạnh.
- Quả sung có tính kháng khuẩn: Các chất chống oxy hóa trong quả sung như vitamin A, C, E…giúp diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch nhờ đó tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong dạ dày.
- Quả sung giúp phòng ngừa ung thư dạ dày: Nhựa của trái sung xanh có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Các hoạt chất như axit quinic, oxalic, malic, auxin, shikimic trong quả sung cũng giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Với các tác dụng này thì rõ ràng việc ăn sung có đau dạ dày không có lẽ không cần phải bàn cãi thêm nữa. Ngoài ra sung còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ như:
Tác dụng của sung đối với sức khỏe:
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Lượng pectin trong quả sung giúp làm giảm cả tình trạng táo bón lẫn tiêu chảy, loại bỏ cholesterol xấu tích tụ trong cơ thể và ngăn ngừa được một số bệnh ung thư.
- Trị mụn nhọt: Theo Đông y, sung có tác dụng trị mụn nhọt rất tốt khi được bôi ngoài da
- Ngăn ngừa tăng huyết áp: Sung chứa ít natri và chứa nhiều kali, giúp hỗ trợ hoạt động khỏe mạnh của hệ tim mạch và duy trì huyết áp ổn định.
- Hỗ trợ giảm cân vì sung có ít năng lượng
- Ngoài ra sung còn có tác dụng giải độc, chữa đau họng, tăng cường trí nhớ và hỗ trợ cải thiện thị lực.
Như vậy việc ăn sung chữa đau dạ dày là hoàn toàn có cơ sở khoa học. Tuy nhiên để chữa đau dày dày bằng quả sung thì có những cách nào thì chi tiết sẽ được chia sẻ ngay dưới đây:
3. 7 cách ăn sung chữa đau dạ dày
Ăn sung có đau dạ dày không sẽ tiếp tục được khẳng định qua 7 cách chữa đau dạ dày bằng quả sung dưới đây:
3.1 Dùng bột sung chữa đau dạ dày
Nguyên liệu: 1kg quả sung tươi (chọn quả sung đều, không bị sâu, dập nát)
Cách chế biến:
- Bước 1: Bổ quả sung làm đôi hoặc 4 phần (tùy quả to hay nhỏ), sau đó ngâm vào nước muối 15-20 phút cho bớt nhựa.
- Bước 2: Vớt ra để ráo nước, đem sao vàng lên sau đó tán nhỏ thành bột mịn.
- Bước 3: Cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy, bảo quản khô ráo, thoáng mát.
Cách sử dụng:
- Bước 1: Lấy 1-2 thìa bột sung này pha trong 1 ly nước ấm (350ml) để uống.
- Bước 2: Dùng 2-3 lần mỗi ngày, kiên trì dùng đều đặn một thời gian sẽ thấy một số triệu chứng của bệnh đau dạ dày được cải thiện.
3.2 Quả sung khô chữa đau dạ dày
Nguyên liệu: 2-3 trái sung đã sấy khô
Cách chế biến: Ngâm 2-3 quả sung khô vào ly nước, để qua đêm.
Cách sử dụng: Ăn quả sung khô ngâm nước trước khi ăn sáng.
Dùng hàng ngày trong 2-3 tháng sẽ thấy hiệu quả, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Vậy với việc ăn quả sung khô hàng ngày giúp chữa đau dạ dày các bạn không cần phải lo lắng về việc ăn sung có đau dạ dày không nữa
3.3 Sử dụng quả sung tươi
Ăn sung chữa đau dạ dày là cách đơn giản nhất giúp cải thiện các triệu chứng đau dạ dày.
Nguyên liệu: 2-3 quả sung tươi, rửa sạch, để ráo nước.
Cách chế biến:
- Bước 1: Bổ quả sung làm đôi hoặc 4 phần (tùy quả to hay nhỏ), sau đó ngâm vào nước muối 15-20 phút cho bớt nhựa.
- Bước 2: Vớt ra để ráo nước, thái lát mỏng, chấm vừng ăn với cơm hoặc làm món nộm.
Cách sử dụng:
Ăn sung tươi hàng ngày, sau một thời gian khoảng 2 tháng sẽ thấy bớt các triệu chứng đau dạ dày.
3.4 Sung khô và dầu ô liu
Sự kết hợp giữa sung khô và dầu oliu giúp cải thiện tình trạng táo bón đồng thời bớt đau dạ dày. Vì vậy các bạn cũng không cần phải lăn tăn về việc ăn sung có đau dạ dày không? Cùng tìm hiểu chi tiết cách làm dưới đây:
Nguyên liệu:
- Dầu oliu
- 30-40 quả sung đã được sấy khô
Cách chế biến:
- Bước 1: Cho sung khô vào một lọ thủy tinh khô, sạch, có nắp đậy sau đó đổ dầu oliu vào lọ cho tới khi dầu ngập xăm xắp nước.
- Bước 2: Đóng nắp kín ngâm trong 40 ngày, bảo quản ở nơi thoáng mát.
Cách sử dụng:
- Ăn 2-3 quả sung ngâm ngay trước bữa ăn.
- Ăn hàng ngày kiên trì sẽ thấy bớt đau dạ dày, cải thiện tình trạng táo bón, bệnh trĩ.
3.5 Sung kho thịt ba chỉ
Sung kho thịt ba chỉ là món ăn hấp dẫn, không chỉ ngon miệng được nhiều người yêu thích mà còn giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả. Cùng xem ăn sung chữa đau dạ dày khi kết hợp với thị ba chỉ thế nào nhé:
Nguyên liệu:
- 20 quả sung
- Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn
- Hành, gia vị
Cách chế biến:
- Bước 1: Thịt ba chỉ ướp gia vị 15 phút. Bổ đôi quả sung, trần qua nước sôi, vớt ra để ráo
- Bước 2: Phi hành mỡ thơm rồi cho sung và thịt ba chỉ vào đảo đều tay sau đó cho vào nồi, trút 1 bát nước lạnh vào, đun nhỏ lửa cho tới khi thấy sền sệt, thịt chín mềm là được.
- Bước 3: Nên cho thêm nước hàng, nước cốt dừa để thịt có màu vàng hấp dẫn.
Cách sử dụng: Ăn kèm với cơm nóng, 1 bữa mỗi ngày, mỗi tuần 3-4 bữa trong khoảng 2-3 tháng sẽ dần nhận thấy tác dụng cải thiện tình trạng đau dạ dày.
3.6 Sung kho cá
Ăn sung có đau dạ dày không? Chắc chắn là không rồi với món sung kho cá. Sung kho cá là món ăn rất được ưa chuộng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người bị đau dạ dày.
Nguyên liệu: Cá làm sạch, cắt khúc (có thể dùng cá rô đồng, cá chép, cá quả, cá trắm…), gừng, riềng, 20 quả sung tươi.
Cách chế biến:
- Bước 1: Cá ướp gia vị 15-20 phút. Sung bổ làm đôi, trần nước nóng, vớt ra. Gừng, riềng cắt miếng lát.
- Bước 2: Xếp xung, riềng, gừng xuống đáy nồi sau đó cho cá lên trên. Đổ nước xăm sắp.
- Bước 3: Đun nhỏ lửa tới khi cá chín vàng, thơm.
Cách sử dụng: Ăn với cơm khi cá kho sung còn ấm. 1 bữa mỗi ngày, mỗi tuần 3-4 bữa trong khoảng 2-3 tháng sẽ dần nhận thấy tác dụng cải thiện tình trạng đau dạ dày.
3.7 Sung nấu cháo
Món cháo sung rất phù hợp với người bị đau dạ dày, đặc biệt là người yếu, chán ăn, bị đau dạ dày kèm theo khó tiêu, táo bón. Cháo sung dễ ăn, lành, dễ tiêu hóa. Vì vậy ăn sung chữa đau dạ dày là có thật các bạn nhé.
Nguyên liệu: 15 quả sung, gạo, đường.
Cách chế biến:
- Bước 1: Gạo vo sạch, cho vào nồi. Sung rửa sạch, gọt vỏ, trần nước sôi, cắt nhỏ.
- Bước 2: Cho sung, gạo vào nồi, đổ thêm 1 lít nước, ninh nhừ. Nêm đường vừa ăn.
Cách sử dụng:
- Ăn bữa sáng hoặc giữa hai bữa chính.
- Nên ăn 1 ngày 1 lần trong 4-5 ngày/tuần, ăn liên tục trong 2-3 tháng sẽ thấy tiêu hóa được cải thiện và đau dạ dày giảm bớt.
4. Lưu ý khi sử dụng sung chữa đau dạ dày
Ăn sung có đau dạ dày không? Chắc chắn là không rồi. Tuy nhiên ngoài những lợi ích như: Đơn giản, rẻ tiền, dễ áp dụng và ít gây tác dụng phụ bởi bắt nguồn từ tự nhiên thì để đảm bảo hiệu quả và an toàn, người bệnh ăn sung chữa đau dạ dày cần lưu ý những điều dưới đây:
- Chỉ nên ăn sung ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều sung có thể gây hại cho cơ thể: gây thiếu máu, xuất huyết trực tràng. Ăn nhiều sung hoặc ăn quá thường xuyên có thể gây tiêu chảy.
- Người bị dị ứng phấn hoa, mủ cao su: sung là loại quả có nhiều nhựa có thể gây dị ứng. Theo nghiên cứu, những người bị dị ứng mủ cao su và phấn hoa có nguy cơ cao bị dị ứng nhựa sung.
- Người bị bệnh thận, bệnh về túi mật: quả sung có chứa nhiều oxalat, hàm lượng cao chất này không tốt cho chức năng thận, mật.
- Người đang dùng thuốc chống đông máu: quả sung có chứa nhiều vitamin K gây đông máu do đó có thể ảnh hưởng tới công dụng của thuốc.
- Người bị huyết áp thấp: quả sung có công dụng giúp hạ đường huyết vì vậy có thể gây tụt huyết áp và nguy hiểm cho người huyết áp thấp
- Chữa đau dạ dày bằng sung ít khi có tác dụng nhanh chóng mà cần kiên trì dùng trong một thời gian mới bắt đầu nhận thấy hiệu quả. Vì vậy những người bị đau dạ dày nặng cần khám bác sĩ và điều trị tích cực theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh. Nên tham khảo các bài thuốc chữa đau dạ dày bằng quả sung từ các bác sĩ
Ngoài ra người bị đau dạ dày nên tránh các thực phẩm cay, nóng, rượu, bia, cà phê, chất kích thích và không nên thức khuya. Nên ăn chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, tinh bột, rau xanh, quả chín, trứng, sữa, cá… chế biến thành thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và hấp thụ. Ngoài ra nên tích cực luyện tập thể thao vừa sức, điều độ, thường xuyên, giữ tinh thần thư giãn, tránh stress.
Hy vọng qua bài chia sẻ này các bạn đã có câu trả lời: Ăn sung có đau dạ dày không? Sung là một loại quả vừa tốt cho sức khoẻ đặc biệt ăn sung chữa đau dạ dày lành tính lại an toàn. Chúc các bạn tìm ra được cách chữa bệnh dạ dày luôn có một sức khoẻ tốt
Xem thêm: Mới bị vảy nến nhẹ – Cách chăm sóc và khắc phục nhanh