Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì là thông tin quan trọng cần nắm rõ để có một thai kỳ khỏe mạnh. Những thực phẩm trong giai đoạn này cần đáp ứng được các tiêu chí: Giàu dưỡng chất và tốt cho dạ dày. Dưới đây là những gợi ý về chế độ ăn uống cho mẹ bầu bị đau dạ dày.
Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì?
Mang thai là giai đoạn nhạy cảm nên mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Đặc biệt, vấn đề mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và con lại càng được quan tâm. Một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp mẹ tránh được các cơn đau dạ dày, trào ngược, khó tiêu. Nhờ đó, các cơn ốm nghén của mẹ cũng sẽ bớt “ám ảnh”.
Nếu mẹ đang đắn đo về việc bà bầu đau dạ dày nên ăn gì, hãy tham khảo những thực phẩm dưới đây ngay nhé.
Hãy chọn rau xanh
Rau xanh là thực phẩm luôn được ưu ái trong khẩu phần ăn của mẹ bầu bị viêm đau dạ dày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. Do đó, sự góp mặt của nhóm thực phẩm này sẽ giúp mẹ bầu đẩy lùi được tình trạng táo bón, khó tiêu và hạn chế rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, đa số các loại rau xanh có tính kiềm sẽ giúp giảm bớt tác động của acid dư thừa trong dạ dày. Nhờ đó, mẹ sẽ tránh được những cơn đau thượng vị, đau hạ sườn trái hay tình trạng ợ hơi, ợ nóng liên tục.
Cách sử dụng rau xanh cũng rất đa dạng. Mẹ có thể chế biến thành các món salad, món luộc, hấp hoặc ép lấy nước uống trực tiếp. Một lưu ý nhỏ là mẹ không nên xào với nhiều dầu mỡ vì sẽ tạo ra những tác động không tốt đến dạ dày.
Nếu ăn sống hoặc ép nước, mẹ bầu nên ngâm qua rau với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và một số loại ký sinh trùng có hại.
Rau tốt cho mẹ bầu là các loại rau có màu đỏ hoặc màu xanh đậm như: rau dền, mồng tơi, súp lơ xanh, cải xanh, rau bina, rau lang,..
Trái cây bổ sung vitamin
Trái cây là nhóm thực phẩm quan trọng mà mẹ cần chủ động bổ sung trong chế độ ăn của mình. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho biết, giai đoạn đầu mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bị ảnh hưởng khá nhiều. Do đó, các loại trái cây giàu vitamin sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh do đề kháng yếu.
Nhóm trái cây tốt nhất là nhóm giàu vitamin C như: cam, bưởi, ổi, dâu tây, việt quất,… Tuy nhiên, một số loại quả có vị chua lại không tốt cho dạ dày. Do đó, mẹ cần tránh ăn khi đói để không có cảm giác đau, cồn cào hay buồn nôn mỗi khi đau dạ dày.
Ngoài ra, trái cây giàu vitamin C cũng rất tốt cho sự hấp thu sắt. Vậy nên, mẹ có thể dùng kèm với các sản phẩm bổ sung sắt. Ngoài ra, trái cây giàu vitamin C cũng tốt cho đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ.
Nhóm trái cây bổ sung chất chống oxy hóa cũng được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu bị đau dạ dày. Nhờ khả năng thu dọn gốc tự do, các loại quả này giúp làm sạch đường ruột, tăng đào thải độc tố. Nhóm quả giàu chất chống oxy hóa như: Bơ, lựu, táo, chuối,…
Bổ sung protein
Protein là nhóm dưỡng chất tham gia trực tiếp vào sự phát triển thể chất của thai nhi cũng như làm lành viêm loét trên niêm mạc dạ dày. Vậy nên, đau bao tử khi mang thai nên ăn gì để bổ sung protein là điều mà nhiều mẹ băn khoăn muốn biết.
Theo các bác sĩ, mẹ bầu không cần quá khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm bổ sung protein cho mình. Mẹ có thể lựa chọn nguồn cấp protein từ đa dạng các loại thực phẩm khác nhau như:
- Các loại thịt: Thịt bò, thịt lợn, thịt ngan, thịt vịt,…
- Các loại thủy hải sản: Tôm, cua, cá, nghêu, sò,…
- Các loại thực vật: nấm, đậu nành, đậu cô ve,…
Việc sử dụng đa dạng thực phẩm còn giúp mẹ ngăn chặn được nguy cơ thiếu chất trong suốt thai kỳ của mình.
Thực phẩm giàu omega – 3 tốt cho trí não của bé và dạ dày của mẹ
Nếu bạn đang phân vân có bầu bị đau dạ dày nên ăn gì để bé thông minh, dạ dày giảm đau rát thì thực phẩm giàu omega – 3 là sự lựa chọn lý tưởng. Omega – 3 đã được khoa học chứng minh là loại acid béo giúp chống viêm, tăng tái tạo niêm mạc, nhờ đó giảm cơn đau dạ dày.
Bên cạnh đó, tăng thực phẩm trong khẩu phần ăn còn giúp mẹ có hệ xương khớp khỏe mạnh. Omega – 3 cũng giúp não thai nhi hoàn thiện tốt hơn và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, miễn dịch.
Những mẹ bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ nên chủ động bổ sung thực phẩm giàu omega – 3 trong khẩu phần ăn. Các bác sĩ cho biết, việc làm này sẽ giúp mẹ hạn chế được nguy cơ, tránh biến chứng tiền sản giật và giúp con sinh đủ cân.
Những thực phẩm giàu omega – 3 mẹ nên ăn gồm có: cá hồi, cá mòi, cá thu, bơ, hạt bí, dầu ô liu, hạnh nhân, hạt óc chó,…
Thực phẩm cung cấp tinh bột
Tinh bột là dưỡng chất có vai trò cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể. Do đó, mẹ bầu không được để thiếu hụt nhóm chất này. Điều may mắn việc bổ sung tinh bột không khó khăn và đa số mẹ bầu đều đảm bảo nhu cầu cần thiết.
Ngoài tác động tổng thể với sức khỏe, tinh bột còn giúp mẹ bầu hạn chế được cơn đau dạ dày và các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… Thực phẩm chứa tinh bột cũng là giải pháp giúp tăng tổng hợp chất nhầy – yếu tố tự nhiên bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Lưu ý cho mẹ bầu là không nên sử dụng thực phẩm từ tinh bột đã được lên men. Những thực phẩm này dễ sinh hơi, sinh khí trong quá trình tiêu hóa khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng liên tục.
Thực phẩm giàu acid Folic phòng ngừa dị tật, tăng chống viêm
Acid Folic là dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Bổ sung đầy đủ acid folic giúp em bé của mẹ tránh được nguy cơ về dị tật ống thần kinh hay những khiếm khuyết trong cấu trúc của tế bào hồng cầu.
Ngoài ra, đa số các thực phẩm giàu acid folic cũng tốt cho dạ dày. Chúng giúp hạn chế các cơn đau và hạn chế tình trạng viêm hiệu quả.
Mẹ bầu có thể bổ sung nhóm này thông qua các thực phẩm như: ớt chuông, súp lơ xanh, quả bơ, ngũ cốc,…
Uống đủ nước giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh dù đau dạ dày
Lượng nước mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày là khoảng 2,5 – 3 lít nước. Uống nước đầy đủ giúp điều hòa thân nhiệt tăng cao hơn của mẹ bầu cũng như hạn chế nguy cơ táo bón trong thai kỳ.
Ngoài ra, uống nước đầy đủ giúp cơ thể mẹ bầu kiểm soát được nồng độ acid dịch vị, giảm nhanh các cơn đau, nóng rát do tăng tiết acid gây ra. Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cũng giúp mẹ tránh được nguy cơ thiếu ối.
Mẹ bầu nên uống nước ấm, tránh nước quá lạnh sẽ không tốt cho dạ dày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể thay thế bằng các loại nước ép rau củ quả hay nước canh đều được.
Thực phẩm mẹ bầu bị đau dạ dày cần tránh
Bên cạnh những nhóm thực phẩm có lợi, mẹ bầu khi đau dạ dày cũng cần lưu ý hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm tăng tiết acid
Bên cạnh thông tin về bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, mẹ cũng cần lưu ý để biết được các thực phẩm cần tránh. Và, những thực phẩm kích thích tiết acid dạ dày là nhóm trọng điểm.
Theo đó, thực phẩm tăng tiết acid sẽ khiến dạ dày của mẹ tiết ra nhiều acid hơn. Điều này có thể khiến mẹ mệt mỏi bởi các triệu chứng: đau nhói thượng vị, đau hạ sườn trái, ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu,…
Không dừng ở đó, việc ăn thực phẩm gây tăng tiết acid cũng là nguyên nhân khiến tình trạng ốm nghén của mẹ bầu trở nên nặng nề hơn.
Dưới đây là danh sách thực phẩm mẹ cần lưu ý:
- Thực phẩm muối chua: Các loại dưa muối, cà muối, hành muối, sung muối,…
- Thực phẩm nhiều giàu mỡ: đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh.
- Thực phẩm cay nóng: Các món ăn chứa nhiều ớt, hạt tiêu, cà ri, mù tạt,…
- Thực phẩm có hàm lượng đường cao: bánh ngọt, nước ngọt, kẹo,…
- Các loại nước uống công nghiệp: Nước ngọt đóng chai, nước uống có ga.
- Chế phẩm chứa chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, chè, thuốc lá,…
Đồ ăn tái, sống
Ẩm thực Việt Nam có rất nhiều món ăn được chế biến theo kiểu gỏi sống hoặc tái. Những món ăn này giữ nguyên được hương vị của nguyên liệu và kích thích vị giác rất tốt. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn hoàn hảo cho mẹ bầu.
Những món ăn chưa được làm chín tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe như: vi khuẩn, virus, giun, sán,… Việc sử dụng các món ăn này làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiêu hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng dạ dày.
Nguy hiểm hơn, khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm hay nhiễm ký sinh trùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Nguy hiểm nhất là tình trạng nhiễm độc thai nghén gây sảy thai, thai lưu.
Vậy nên, ăn chín uống sôi là điều đầu tiên mẹ bầu cần ghi nhớ trong thai kỳ của mình.
Nhóm thực phẩm dị ứng với cơ thể
Rất khó để mẹ bầu chắc chắn được sẽ dị ứng với loại thực phẩm nào nếu chưa từng ăn trước đó. Tuy nhiên, khi đã có tiền sử dị ứng thì mẹ bầu cần tránh tuyệt đối trong thời gian này.
Tùy vào cơ địa và mức độ dị ứng mà bạn có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Nhẹ thì có thể gây mẩn ngứa, nổi ban đỏ, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nặng hơn thì có thể gây khó thở, suy hô hấp, thậm chí là sốc phản vệ.
Khi mang thai, cơ địa mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định. Vậy nên, mức độ dị ứng cũng vì thế mà thay đổi. Để đảm bảo sức khỏe cho mình. mẹ nên tránh ăn những thực phẩm không phù hợp.
Cách xây dựng thực đơn chuẩn cho bà bầu bị đau dạ dày
Để không phải suốt ngày băn khoăn rằng bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, chúng tôi khuyên bạn nên xây dựng chế thực đơn ăn uống phù hợp với mình. Một chế độ ăn uống khoa học cho mẹ bầu bị đau dạ dày cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Bổ sung đa dạng thực phẩm trong các nhóm dinh dưỡng khác nhau. Điều này đảm bảo mẹ có một hệ dinh dưỡng cân đối giúp thai nhi phát triển toàn diện.
- Lựa chọn nguyên liệu tươi sống trong quá trình chế biến. Mẹ hãy bỏ qua các thực phẩm đóng hộp, thức ăn công nghiệp, đồ ăn nhanh vì nó không tốt cho sức khỏe và có thể gây thừa cân không cần thiết.
- Tuyệt đối tránh xa thực phẩm không tốt làm tăng tiết acid dạ dày.
- Xây dựng chế độ ăn theo tuần phát triển của thai nhi. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, em bé của mẹ sẽ có một nhóm dưỡng chất được ưu tiên hơn. Mẹ cần nắm rõ thông tin này và tăng cường thực phẩm trong nhóm đó để tạo điều kiện cho con phát triển tốt nhất.
- Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong một ngày. Những cơn ốm nghén và đau dạ dày khiến mẹ bầu ăn uống khó khăn hơn nhiều. Để hạn chế các triệu chứng khó chịu, mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
- Mẹ bầu nên ăn chậm, nhai kỹ. Thói quen này giúp giảm gánh nặng cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, khi mẹ nhai kỹ, các dưỡng chất cũng được hấp thu nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Mẹ bầu bị đau dạ dày nên hạn chế vận động ngay sau khi ăn. Vận động là thói quen tốt cho mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ nên đợi ít nhất sau 30 phút sau ăn mới tiến hành đi lại nhẹ nhàng. Điều này mẹ tránh được các cơn đau dạ dày.
- Mẹ bầu nên uống một số loại trà thảo dược lành tính như: trà gừng, trà hoa cúc,… Đây là những thảo dược tốt cho tiêu hóa và thần kinh. Nhờ đó, giúp mẹ bớt căng thẳng và giảm được các triệu chứng của bệnh dạ dày.
- Cần chế biến thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu hóa. Dạ dày của mẹ lúc này không thích hợp để tiêu hóa các món ăn phức tạp, khô cứng. Do đó, mẹ nên chọn cách chế biến đơn giản, ít dùng gia vị như các món hầm, ninh, luộc, hấp,…
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích để các mẹ bầu có một thai kỳ trọn vẹn, như ý.
Xem thêm: Trẻ em bị đau nhức xương khớp: Dấu hiệu và cách xử lý