Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Trẻ em bị đau nhức xương khớp: Dấu hiệu và cách xử lý

Trẻ em bị đau nhức xương khớp thường do bị chấn thương, vận động quá mức hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra do trẻ mắc một số bệnh lý về xương khớp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em. 

Trẻ em bị đau nhức xương khớp là như thế nào? Có nguy hiểm không?

Đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ là tình trạng đau nhức, tê mỏi ở các khớp xương. Trong giai đoạn này, hệ thống xương khớp và cơ bắp của trẻ phát triển rất nhanh do đó đau nhức xương khớp được xem là điều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm và cần được can thiệp y tế kịp thời, tránh những rủi ro không mong muốn. 

Đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ là tình trạng đau mỏi, tê nhức ở các khớp xương

Các cơn đau nhức xương khớp ở trẻ nhỏ thường là những cơn đau nhói, nhức mỏi. Các cơn đau có thể xảy ra mỗi ngày nhưng thường không liên tục và có giới hạn. Kèm theo đó là một số triệu chứng như đau bụng và đau đầu nhẹ.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ em bị đau nhức xương khớp

Dấu hiệu của bệnh còn phụ thuộc vào vị trí bị ảnh hưởng. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em như sau:

Các cơn đau nhức ở trẻ em thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi chiều, buổi tối và sẽ giảm vào buổi sáng. Tuy nhiên, các cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. 

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở trẻ

Theo các chuyên gia, tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em có thể là do việc lạm dụng các cơ và khớp hàng ngày. Vì các bé thường rất hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, đùa giỡn, tham gia các trò chơi và các môn thể thao gây áp lực lên hệ thống xương khớp. Một s
ố chấn thương ở cơ, xương khớp mà trẻ gặp phải có thể gây đau đớn, sưng đỏ và làm suy giảm khả năng vận động của trẻ.

Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin D, canxi và một số khoáng chất cần thiết có thể khiến trẻ nhỏ bị đau nhức xương khớp. Khi trẻ bị thừa cân, béo phì, xương khớp phải chịu một áp lực lớn để nâng đỡ cơ thể. Khi đó, trẻ sẽ thường cảm thấy đau nhức mỏi ở thắt lưng, khớp gối.

Bên cạnh đó, trẻ em bị đau nhức xương khớp là do liên quan đến một số bệnh lý xương khớp, cột sống. Theo thời gian, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của trẻ. Dưới đây là một số căn bệnh gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ:

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên

Viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân, đặc biệt là ở các ngón tay. Một số dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên bao gồm:

Đau nhức xương khớp ở trẻ có thể xảy ra do bị viêm khớp

Hội chứng đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một tình trạng rối loạn mãn tính dẫn đến các cơn đau xương khớp ở trẻ em. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các triệu chứng khác thường như rối loạn lo lắng, đau đầu, mất tập trung.

Ung thư xương

Ung thư xương là một căn bệnh không phổ biến. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, trẻ trong độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Dấu hiệu nhận biết của bệnh có thể phát triển chậm hoặc nhanh và thường khởi phát ở cánh tay, chân.

Tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ em, đặc biệt là đau nhức xương ống chân hoặc cánh tay là dấu hiệu của bệnh ung thư xương. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi trẻ chơi thể thao, vận động.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên là tình trạng đặc trưng khi trẻ nhỏ không thể kiểm soát được các chuyển động của chân. Hội chứng này sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu và đau nhức xương khớp tạm thời. 

Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng vào buổi tối, khi ngồi hoặc nằm. Vì thế, bệnh sẽ gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. Việc đi bộ và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp các bé cải thiện được hội chứng chân không yên.

Tăng động

Một số trẻ em mắc chứng tăng động sẽ khiến các khớp di chuyển rộng hơn phạm vi hoạt động bình thường. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng cứng khớp và đau nhức cơ bắp. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị trật khớp, bong gân và gặp một số vấn đề về chấn thương mô mềm.

Khi trẻ vận động, tập thể dục, các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng này có xu hướng cải thiện khi trẻ nghỉ ngơi, ít vận động. 

Cách xử lý khi trẻ em bị đau nhức xương khớp

Không chỉ người già bị đau nhức xương khớp mà tỉ lệ trẻ nhỏ bị đau nhức xương khớp cũng ngày càng gia tăng. Nếu không phải do bệnh lý thì tình trạng đau nhức xương khớp ở trẻ không quá nghiêm trọng và không cần điều trị. Bố mẹ có thể xoa bóp, massage nhẹ nhàng và hướng dẫn trẻ vận động đúng cách để kiểm soát các triệu chứng.

Tuy nhiên, khi các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo những triệu chứng viêm khớp, người nhà nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị đúng cách. 

Điều trị bằng thuốc Tây y

Trong trường hợp bị đau nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc giảm đau cho trẻ. Các loại thuốc này giúp phục hồi chức năng vận động và ngăn ngừa những tổn thương ở xương khớp. Dưới đây là một số loại thuốc Tây y được dùng để chữa trị bệnh đau nhức ở trẻ em:

Bệnh đau nhức xương khớp ở trẻ em có thể điều trị bằng thuốc tây y

Các loại thuốc tân dược gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Do đó, bố mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ uống mà cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra. 

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian tại nhà

Khi trẻ bị đau nhức xương khớp nhẹ, người thân có thể sử dụng các mẹo dân gian để điều trị bệnh tại nhà cho trẻ. Dưới đây là một số phương pháp dân gian mà bạn có thể áp dụng:

Đu đủ xanh và mễ nhân

Đu đủ xanh là một loại “thần dược” chữa trị các bệnh đau nhức, sưng viêm xương khớp. Thành phần trong đu đủ có tác dụng tiêu viêm, trừ phong, kháng khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất có tác dụng mài mòn mỏm gai xương và làm giảm đau nhức xương khớp. 

Cách thực hiện:

Ngải cứu

Tinh dầu có trong ngải cứu như một chất gây tê, giúp làm giảm các cơn đau nhức xương khớp ở trẻ. Ngoài ra, thành phần trong lá ngải cứu còn có chất kháng sinh tự nhiên, giúp giảm sưng viêm tại khớp.

Ngải cứu là loại dược liệu có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp

Cách thực hiện:

Gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc và cũng là một vị thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Hợp chất trong gừng có tác dụng giúp giảm các cơn đau nhức, sưng viêm ở khớp. Ngoài ra, các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh công dụng của gừng trong việc chữa bệnh đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện:

Phụ huynh chỉ nên áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp nhẹ và không phải do bệnh lý. 

Phương pháp trị bệnh không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà cho trẻ. Các phương pháp này giúp mang lại hiệu quả cao, kiểm soát bệnh và rút ngắn thời gian điều trị. 

Đọc ngay

Đau nhức xương khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì? Ý kiến từ chuyên gia

Biện pháp phòng ngừa khi trẻ em bị đau nhức xương khớp

Ngoài các phương pháp điều trị, bố mẹ và trẻ em cũng nên lưu ý một số biện pháp dưới đây để phòng ngừa bệnh:

Vận động thể thao thường xuyên để hạn chế tình trạng đau nhức

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về tình trạng trẻ em bị đau nhức xương khớp và cách xử lý. Khi trẻ bị đau nhức dai dẳng, kéo dài, phụ huynh không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Xem thêm: Viêm cầu thận mạn: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Rate this post
Exit mobile version