Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ra dịch màu nâu khi mang thai do đâu? Nguy hiểm không?

Ra dịch màu nâu khi mang thai liệu có nguy hiểm không? Đây là một trong những thắc mắc phổ biến nhất của các chị em trong suốt thai kỳ. 

Ra dịch màu nâu vốn là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 25% mẹ bầu gặp phải tình trạng này trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu ra dịch màu trắng đục thì bạn hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn bị ra dịch màu nâu khi mang thai thì đó có phải dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe? Liệu hiện tượng này có gây ra nguy hiểm cho thai nhi không? Mời quý độc giả tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Ra dịch màu nâu vốn là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai.

11 nguyên nhân khiến mẹ bầu ra dịch nâu khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra dịch màu nâu khi mang thai. Sau quá trình nghiên cứu lâu dài, các bác sĩ sản khoa đã liệt kê ra 11 nguyên nhân chính sau đây:

1. Quan hệ tình dục mạnh bạo

Có nhiều cặp đôi vẫn tiếp tục quan hệ tình dục ngay cả khi cả khi người phụ nữ đang mang thai. Thậm chí trong một số trường hợp, họ hoàn toàn không biết chuyện đã có thai cho đến khi nàng thấy xuất hiện dịch màu nâu. Bạn có biết, trong thai kỳ, dưới tác động của sự thay đổi nội tiết tố, cổ tử cung trở nên vô cùng mong manh và nhạy cảm. Do đó, khi quan hệ tình dục, các hành động mạnh bạo có thể dẫn đến kích ứng, khiến chị em đau nhẹ kèm theo xuất huyết màu nâu nhạt.

2. Máu báo thai

Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển đến thành tử cung và làm tổ tại đây. Quá trình này có thể thúc đẩy cơ thể người phụ nữ tiết dịch màu nâu hoặc hồng nhạt. Đây chính là hiện tượng máu báo thai.

3. Chảy máu màng

Do nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai, lớp niêm mạc tử cung của nữ giới rất dễ bị bong tróc. Đây vốn là hiện tượng thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. 

4. Tụ máu nhau thai

Tụ máu nhau thai còn được gọi là tụ dịch màng nuôi. Tình trạng này rất dễ phát hiện khi siêu âm phôi thai. Tụ máu nhau thai có thể làm đứt nhau thai, sảy thai hoặc thai chết lưu. Tuy nhiên, nếu lượng máu tụ ít thì chúng sẽ tự biến mất dưới dạng ra dịch màu nâu khi mang thai. Nếu lượng máu tụ chiếm đến 30 – 40% đoạn từ nhau thai nối với niêm mạc tử cung, chúng sẽ tạo sức ép lên túi thai, dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, đôi khi nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ tuổi tác của người mẹ. Phụ nữ lớn tuổi có tỷ lệ ra dịch màu nâu khi mang thai cao hơn.

5. Sảy thai tự nhiên

Thai kỳ kết thúc trước tuần thứ 24 gọi là hiện tượng sảy thai. Mọi tình trạng tiết dịch trong suốt thai kỳ đều có thể là dấu hiệu sảy thai, đặc biệt là khi nó đi kèm với các triệu chứng như:

Thông thường, quá trình sảy thai tự nhiên diễn ra trong vòng từ 7 đến 10 ngày. 

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, sảy thai là một hiện tượng phổ biến, trong đó, khoảng 20% mẹ bầu từng bị sảy thai.

6. Động thai

Trong thời gian mang thai, nếu thấy khó chịu không yên như mỏi thắt lưng, đau bụng dưới, ra dịch màu nâu khi mang thai, thai kích ngược lên trên, thai sa xuống thấp hoặc bị ra máu… thì chị em nên đi khám ngay bởi đây thường là dấu hiệu của động thai. Tuy người mẹ bị đau bụng và xuất huyết âm đạo nhưng thai nhi vẫn còn sống, chưa bị đẩy khỏi buồng tử cung. Lúc này, tử cung có thể đóng hoặc mở, đồng thời các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Nếu vẫn tiếp tục bị đau bụng và chảy máu, các thành phần của thai đi qua ống tử cung và thập thò ở âm đạo thì bệnh nhân đã bị sảy thai.

7. Mang thai ngoài tử cung

Ra máu trong thai kỳ, bắt đầu với hiện tượng ra dịch màu nâu khi mang thai, sau đó chuyển sang màu đỏ kèm theo cơn đau bụng dưới dữ dội là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung (tức trứng được thụ tinh đã làm tổ bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng). Tình trạng này có thể xuất hiện cùng một số triệu chứng sau:

Mang thai ngoài tử cung là một vấn đề nguy hiểm bởi nó có thể làm vỡ ống dẫn trứng và xuất huyết nội vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, ngay sau khi phát hiện mang thai, chị em nên đi siêu âm kiểm tra vị trí khối thai để sớm phát hiện thai ngoài tử cung (nếu có) nhằm có biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

8. Nhiễm trùng âm đạo và cổ tử cung

Nhiễm trùng âm đạo và cổ tử cung là một bệnh lý phổ biến trong quá trình mang thai. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố mạnh mẽ của cơ thể người mẹ khiến độ pH ở âm đạo mất cân bằng. Do đó, khi bị nhiễm trùng, vùng âm đạo và cổ tử cung sẽ bị chảy máu hoặc ra dịch màu nâu khi mang thai. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời và hiệu quả.

9. Bệnh Polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung là tình trạng xuất hiện một số khối u nhỏ trên bề mặt cổ cung. Các khối u này thường lành tính và dễ vỡ (đặc biệt là khi nồng độ estrogen của cơ thể tăng cao trong suốt thai kỳ). Bệnh có thể khiến mẹ bầu khó chịu, đau và chảy máu bụng dưới.

10. Nhau thai ở vị trí bất thường

Hiện tượng ra dịch màu nâu khi mang thai có thể xuất hiện khi có một số bất thường về nhau thai như nhau bong non hoặc nhau tiền đạo:

11. Dấu hiệu vỡ nước ối

Ra dịch màu nâu trong những tháng cuối thai kỳ bắt nguồn từ tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung. Đây có thể là dấu hiệu thông báo rằng chị em sắp vỡ nước ối. Hiện tượng này thường xảy ra khi thai từ 36 – 40 tuần tuổi. Lúc đó, cổ tử cung mềm ra và mở rộng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Ra dịch màu nâu trong những tháng cuối thai kỳ bắt nguồn từ tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung.

Ra dịch màu nâu khi mang thai có nguy hiểm không?

Ra máu khi mang thai là một hiện tượng rất phổ biến trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu bị ra dịch nâu, máu đỏ đậm hơn bình thường và kéo dài, người mẹ cần theo dõi thật cẩn thận. Đây có thể là dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, rối loạn chảy máu tử cung, viêm vùng chậu, bệnh ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh lây lan qua đường tình dục. 

Tóm lại, ra dịch màu nâu khi mang thai có thể là hiện tượng cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi. Để xác định chính xác nguyên nhân và được điều trị hiệu quả, an toàn, các chị em cần chủ động đi thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám sản khoa. Khi khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện tình trạng túi ối, phôi thai, nhau thai cùng các cơ quan sinh sản khác của mẹ bầu nhằm đưa ra chỉ định đúng đắn và phù hợp nhất.

Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ khi cơ thể có thêm các triệu chứng bất thường sau:

Mẹ bầu nên làm gì khi ra dịch màu nâu khi mang thai?

Nếu bị ra dịch màu nâu khi mang thai, bạn cần tuân thủ những hướng dẫn sau:

Biện pháp giúp phòng tránh ra dịch màu nâu khi mang thai

Để chủ động phòng tránh ra dịch màu nâu khi mang thai, nữ giới cần lưu ý 4 điều sau:

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất đồng thời luyện tập thể dục điều độ.

Ra dịch màu nâu khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy đây là một hiện tượng phổ biến trong thời gian mang thai nhưng đối với một số trường hợp, nó cũng chính là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Vì vậy, mẹ bầu cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi nhé!

Nguồn: https://vimed.org/ra-dich-mau-nau-khi-mang-thai-4927.html

Xem thêm: 4 lý do tại sao nước chanh không thực sự tốt như bạn nghĩ

Rate this post
Exit mobile version