Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh ghẻ là gì? Những điều cần biết về bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ là tình trạng ngứa, nổi phát ban trên da do bọ ve Sarcopte scabie gây ra. Căn bệnh này được chia thành các loại khác nhau như ghẻ đơn giản, ghẻ nhiễm khuẩn và ghẻ lở. Để điều trị bệnh ghẻ, bạn cần dùng thuốc theo phác đồ của bác sĩ kết hợp với các phương pháp phòng ngừa để tránh lây lan bệnh.

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là căn bệnh da liễu có khả năng truyền nhiễm và lây lan trực tiếp từ người sang người thông qua con đường tiếp xúc. Bệnh có biểu hiện đặc trưng là tình trạng nổi phát ban, mụn nước ngứa do cơ thể phản ứng lại trước sự tấn công của loại bọ ve Sarcopte scabie.

Ghẻ là nỗi ám ảnh của nhiều người vì nó gây ra những cơn ngứa dữ dội

Ước tính mỗi năm có khoảng 300 triệu người trên toàn cầu bị lây nhiễm ghẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất gồm:

Ở mức độ nặng, bệnh ghẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu được chuẩn đoán và điều trị sớm, các loại thuốc kê đơn do bác sĩ kê có thể giúp tiêu diệt bọ ve nhanh chóng.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ

Sự phát triển của bệnh ghẻ là do một loại bọ ve có tên Sarcopte scabiei gây ra. Những con ve cái đào hang và đẻ trứng dưới da rồi nở thành ấu trùng. Chúng có khả năng di chuyển đến mọi vùng da trên khắp cơ thể người bệnh hoặc qua đồ vật, qua da của người khác thông qua tiếp xúc.

Bọ ve Sarcopte scabiei – thủ phạm gây bệnh ghẻ

Bọ ve kết hợp với trứng và chất thải của chúng có thể gây ra phản ứng dị ứng trên cơ thể, từ đó khiến da bị tổn thương, nhiễm trùng và gặp nhiều triệu chứng khó chịu.

Thực tế, bọ ve còn được tìm thấy trên các loại động vật như chó, mèo. Tuy nhiên, loại ve trên động vật rất hiếm khi gây nhiễm trùng ở người. Chúng chỉ gây ra những phản ứng nhẹ và thoáng qua khi tiếp xúc với da người. 

Triệu chứng của bệnh ghẻ

Các dấu hiệu bệnh ghẻ thường xuất hiện sau khoảng 4 – 6 tuần kể từ khi bị nhiễm ghẻ. Bạn có thể gặp các biểu hiện sau:

Nếu như từng có tiền sử bị ghẻ trước đây, các biểu hiện trên có thể đến sớm hơn. Chúng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên cơ thể. 

Các vị trí có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh ghẻ:

+ Ở trẻ vị thành niên và người lớn: Khuỷu tay, nách, núm vú, dương vật, eo, mông, khu vực giữa các ngón tay, quanh móng tay, dọc bên trong cổ tay, đầu gối.

+ Ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch: Lòng bàn chân, đầu, cổ, tay.

Khi nào bạn nên tới bệnh viện khám?

Ở giai đoạn mới khởi phát, bệnh ghẻ thường bị nhầm lẫn với các vấn đề về da khác, chẳng hạn như nốt muỗi đốt, bệnh chàm, viêm da… Do vậy, bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa Da liễu khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường. 

Với kinh nghiệm chuyên môn kết hợp cùng các kỹ thuật xét nghiệm, bác sĩ có thể giúp tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến các vấn đề bạn đang gặp phải và có hướng điều trị đúng đắn.

Phân loại bệnh ghẻ

Mặc dù chỉ có một thủ phạm gây bệnh là con ve Sarcoptes scabiei nhưng nó có thể gây ra nhiều dạng nhiễm trùng khác nhau:

Bệnh ghẻ có nhiều loại nhưng cùng chung một tác nhân gây bệnh

Bệnh ghẻ có lây không?

Ghẻ được xếp vào nhóm bệnh có khả năng truyền nhiễm. Nó có thể lây lan cho người khác theo những cách thức sau:

Thực tế, bệnh ghẻ chủ yếu lây qua con đường tiếp xúc với cơ thể của người bệnh nên nó có khuynh hướng truyền nhiễm cho các thành viên trong gia đình, nhóm bạn chơi chung. Mầm bệnh cũng có thể phát triển nhanh chóng trong môi trường tập trung đông người như trường học, trại giam, phòng tập gym…

Biến chứng của bệnh ghẻ

Một số biến chứng bạn có thể phải đối mặt khi bị bệnh ghẻ như:

Cách chẩn đoán bệnh ghẻ

Những con ve nhỏ có kích thước rất nhỏ và hầu hết mỗi người bệnh chỉ nhiễm khoảng 10 – 15 con ve trên cơ thể. Do vậy, chúng rất khó phát hiện nếu chỉ quan sát bằng mắt thường.

Bác sĩ có thể cạo một lớp da ở khu vực bị ảnh hưởng và soi mẫu thu thập được dưới kính hiển vi. Điều này sẽ giúp phát hiện ra ve, trứng và cả phân của chúng.

Bọ ve gây bệnh ghẻ có thể được phát hiện qua quan sát dưới kính hiển vi

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng dựa vào các dấu hiệu xuất hiện trên da và mô tả của bạn về cơn ngứa để xác định bệnh, chẩn đoán phân biệt giữa bệnh ghẻ và các căn bệnh da liễu khác.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ

 Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị bệnh ghẻ cho bạn. Một số người còn áp dụng các mẹo chữa bệnh tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian với hy vọng sớm thoát khỏi căn bệnh này. Dù lựa chọn hình thức chữa trị nào thì việc điều trị cũng cần tiến hành theo một nguyên tắc chung.

Nguyên tắc chữa bệnh ghẻ

 Cách chữa bệnh ghẻ bằng thuốc 

Các loại thuốc điều trị bệnh ghẻ gồm có:

– Thuốc điều trị tại chỗ:

Các thuốc điều trị bệnh ghẻ chủ yếu là thuốc bôi ngoài da

– Thuốc kháng histamine:

Giúp kiểm soát cơn ngứa do bệnh ghẻ gây ra. Nhóm thuốc này bao gồm các loại phổ biến như:

Thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Vì vậy nếu bạn đang làm những công việc dòi hỏi phải có sự tập trung cao độ như lái xe, điều khiển máy móc… thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được chỉ định loại thuốc và thời gian sử dụng an toàn nhất.

– Thuốc kháng sinh:

Được chỉ định khi da có biểu hiện viêm, nhiễm trùng, lở loét do ảnh hưởng của việc gãi ngứa liên tục. Thuốc kháng sinh có thể được kê toa dưới dạng thuốc mỡ hoặc thuốc bôi.

Để tránh bị lờn thuốc, bạn nên dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liệu lượng cũng như thời gian được khuyến cáo.

– Thuốc Ivermectin (Stromectol):

Ivermectin là thuốc chữa bệnh ghẻ được sử dụng theo đường uống. Thuốc có tác dụng toàn thân nên chỉ được sử dụng cho những trường hợp bị ghẻ lở toàn thân có biểu hiện suy giảm miễn dịch hoặc không cải thiện được triệu chứng sau khi dùng các thuốc khác.

Chống chỉ định Ivermectin cho các trường hợp sau: 

– Các loại thuốc khác có thể được chỉ định để điều trị ghẻ:

Trong thời gian đầu điều trị, tình trạng ngứa da và phát ban có thể nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường và làn da có thể được chữa lành sau khoảng 4 tuần.

Một số bệnh nhân cần tiếp tục điều trị thêm một liệu trình khác để loại bỏ hoàn toàn những ổ trứng bọ ve mới nở.

Các biện pháp khắc phục bệnh ghẻ tại nhà

Một số cách chữa bệnh ghẻ tại nhà dưới đây đang được áp dụng trong dân gian:

Dầu cây trà chứa chất kháng viêm, giảm ngứa nên được dùng để trị bệnh ghẻ

Mặc dù được người dân áp dụng phổ biến song những biện pháp điều trị bệnh ghẻ tại nhà không được các chuyên gia khuyến khích. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh hiệu quả của chúng đối với căn bệnh này. Bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng.

Biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn bệnh ghẻ lan rộng

Để ngăn chặn bệnh ghẻ lan rộng trong quá trình điều trị hoặc giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm, bạn có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ bệnh ghẻ là gì. Nếu bạn đang có dấu hiệu bị ghẻ, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.

Xem thêm: U hạt: bạn đã biết sarcoidosis là bệnh gì?

Rate this post
Exit mobile version