Tìm hiểu chung
Bệnh lây truyền từ động vật sang người là gì?
Đôi khi động vật có thể mang mầm bệnh gây hại, ví dụ như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… và dễ dàng lây chúng qua con người. Một số vi sinh vật không gây bệnh ở động vật nhưng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Theo đánh giá của các chuyên gia đến từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh lây truyền từ động vật sang người cực kỳ phổ biến ở mọi quốc gia, bao gồm cả những nước phát triển như Hoa Kỳ hay đang phát triển như Việt Nam.
Cụ thể, hơn 61% bệnh hiện tại có nguồn gốc từ động vật. Thêm vào đó, 75% các vấn đề sức khỏe mới được phát hiện trong thập kỷ qua thuộc nhóm bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Một số loại bệnh lý thường gặp đến từ động vật có thể kể đến như:
- Bệnh than
- Cúm gia cầm
- Brucella
- Nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào)
- Ebola
- Nhiễm siêu vi trùng West Nile
- Bệnh phong (cùi)
- Sốt Zika
- Giun xoắn
- Cúm A H1N1
- Nhiễm nấm Histoplasma
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh lây truyền từ động vật sang người
Thực tế, triệu chứng bệnh lây truyền từ động vật sang người sẽ bộc lộ khác nhau ở mỗi trường hợp, tùy vào vấn đề sức khỏe cụ thể mà bạn gặp phải, chẳng hạn như:
Bệnh dại
Đây là một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến hệ thần kinh của động vật có vú. Virus là tác nhân chính gây bệnh và có khả năng lây truyền cao khi động vật nhiễm virus cắn người hoặc động vật khác.
Các chuyên gia đánh giá cao mức độ nguy hiểm của bệnh dại vì hầu hết người mắc bệnh đều tử vong trong thời gian ngắn sau khi triệu chứng bộc lộ, bao gồm:
- Sốt, đau đầu, dễ kiệt sức, chán ăn, buồn nôn… (dấu hiệu ban đầu)
- Dễ bị kích động và có xu hướng lú lẫn
- Lo lắng thái quá
- Mất ngủ
- Gặp ảo giác
- Sợ nước
- Co giật cơ
- Tê liệt
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này vì hiện nay, vắc xin dại đã được điều chế và phổ biến trên toàn thế giới.
Bệnh Lyme
Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người, cụ thể hơn là bọ ve. Các dấu hiệu thường gặp gồm:
- Phát ban xung quanh khu vực bị ve cắn
- Đau đầu
- Căng cứng cổ
- Đau nhức cơ xương khớp
- Sốt và sưng hạch bạch huyết
- Tê liệt một bên mặt (tạm thời)
Sốt xuất huyết và sốt rét
Các vấn đề sức khỏe phát sinh do muỗi đốt như sốt xuất huyết hay sốt rét là những bệnh lây truyền từ động vật sang người phổ biến nhất ở Việt Nam. Người bệnh thường cảm thấy:
Tìm hiểu chung
Bệnh lây truyền từ động vật sang người là gì?
Đôi khi động vật có thể mang mầm bệnh gây hại, ví dụ như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… và dễ dàng lây chúng qua con người. Một số vi sinh vật không gây bệnh ở động vật nhưng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Theo đánh giá của các chuyên gia đến từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh lây truyền từ động vật sang người cực kỳ phổ biến ở mọi quốc gia, bao gồm cả những nước phát triển như Hoa Kỳ hay đang phát triển như Việt Nam.
Cụ thể, hơn 61% bệnh hiện tại có nguồn gốc từ động vật. Thêm vào đó, 75% các vấn đề sức khỏe mới được phát hiện trong thập kỷ qua thuộc nhóm bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Một số loại bệnh lý thường gặp đến từ động vật có thể kể đến như:
- Bệnh than
- Cúm gia cầm
- Brucella
- Nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào)
- Ebola
- Nhiễm siêu vi trùng West Nile
- Bệnh phong (cùi)
- Sốt Zika
- Giun xoắn
- Cúm A H1N1
- Nhiễm nấm Histoplasma
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh lây truyền từ động vật sang người
Thực tế, triệu chứng bệnh lây truyền từ động vật sang người sẽ bộc lộ khác nhau ở mỗi trường hợp, tùy vào vấn đề sức khỏe cụ thể mà bạn gặp phải, chẳng hạn như:
Bệnh dại
Đây là một tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến hệ thần kinh của động vật có vú. Virus là tác nhân chính gây bệnh và có khả năng lây truyền cao khi động vật nhiễm virus cắn người hoặc động vật khác.
Các chuyên gia đánh giá cao mức độ nguy hiểm của bệnh dại vì hầu hết người mắc bệnh đều tử vong trong thời gian ngắn sau khi triệu chứng bộc lộ, bao gồm:
- Sốt, đau đầu, dễ kiệt sức, chán ăn, buồn nôn… (dấu hiệu ban đầu)
- Dễ bị kích động và có xu hướng lú lẫn
- Lo lắng thái quá
- Mất ngủ
- Gặp ảo giác
- Sợ nước
- Co giật cơ
- Tê liệt
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này vì hiện nay, vắc xin dại đã được điều chế và phổ biến trên toàn thế giới.
Bệnh Lyme
Lyme là một bệnh lây truyền từ động vật sang người, cụ thể hơn là bọ ve. Các dấu hiệu thường gặp gồm:
- Phát ban xung quanh khu vực bị ve cắn
- Đau đầu
- Căng cứng cổ
- Đau nhức cơ xương khớp
- Sốt và sưng hạch bạch huyết
- Tê liệt một bên mặt (tạm thời)
Sốt xuất huyết và sốt rét
Các vấn đề sức khỏe phát sinh do muỗi đốt như sốt xuất huyết hay sốt rét là những bệnh lây truyền từ động vật sang người phổ biến nhất ở Việt Nam. Người bệnh thường cảm thấy:
- Thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi, buồn nôn (triệu chứng chung)
- Ớn lạnh, đau bụng bên trái (sốt rét)
- Đau ở sau mắt, chảy máu cam hoặc chân răng, phát ban (sốt xuất huyết)
Nhiễm khuẩn Salmonella
Khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể con người thông qua việc ăn uống. Do đó, triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng sức khỏe này là tiêu chảy. Bên cạnh đó, bạn còn có nguy cơ bắt gặp một số dấu hiệu khác kèm theo như máu lẫn trong phân, đau quặn bụng, nôn mửa, đau đầu, sốt…
Nhiễm khuẩn E.coli
Tương tự khuẩn Salmonella, sau khi tấn công cơ thể con người, E.coli cũng gây nên những triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, sốt, đau bụng, đi ngoài ra máu…
Nguyên nhân
Nguyên nhân bệnh lây truyền từ động vật sang người là gì?
Các vi sinh vật gây bệnh cư trú trên động vật là nguyên nhân chính gây nên những bệnh lây truyền từ động vật sang người. Con đường lây nhiễm của chúng có thể kể đến như:
Tiếp xúc trực tiếp
Một trong những con đường lây nhiễm phổ biến nhất là tiếp xúc trực tiếp, bao gồm:
- Tiếp xúc với chất dịch cơ thể của động vật nhiễm vi sinh vật (nước bọt, máu, nước tiểu, chất nhầy, phân…)
- Vuốt ve, âu yếm động vật mang mầm bệnh
- Bị động vật nhiễm bệnh cắn hoặc cào, gây chảy máu
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải của động vật
Tiếp xúc gián tiếp
Con đường lây nhiễm này liên quan đến việc tiếp xúc với vật thể hoặc môi trường nơi động vật mang mầm bệnh sinh sống, ví dụ như:
- Bể cá cảnh
- Chuồng gà
- Cũi dành cho thú cưng
- Khay đựng thức ăn và n
ước - Thực vật hoặc đất xung quanh nơi động vật nhiễm bệnh sống
Vector trung gian
Các chuyên gia định nghĩa vector trung gian là thuật ngữ chỉ sinh vật sống mang mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người hoặc động vật khác bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, con đường lây nhiễm chủ yếu là máu.
Vector trung gian thường là động vật chân khớp, bao gồm:
- Muỗi
- Ve
- Bọ chét
- Chấy
Con đường ăn uống
Một người còn có thể mắc bệnh lây truyền từ động vật thông qua vấn đề ăn uống, cụ thể hơn là:
- Sử dụng thực phẩm ô nhiễm
- Xử lý thực phẩm chưa kỹ
- Chế biến thực phẩm không đúng cách
Theo thống kê, cứ 6 người sẽ có 1 người bị bệnh lây truyền từ động vật do ăn uống nhầm thực phẩm bị ô nhiễm, chẳng hạn như:
- Thân nhiệt tăng cao, mệt mỏi, buồn nôn (triệu chứng chung)
- Ớn lạnh, đau bụng bên trái (sốt rét)
- Đau ở sau mắt, chảy máu cam hoặc chân răng, phát ban (sốt xuất huyết)
Nhiễm khuẩn Salmonella
Khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể con người thông qua việc ăn uống. Do đó, triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng sức khỏe này là tiêu chảy. Bên cạnh đó, bạn còn có nguy cơ bắt gặp một số dấu hiệu khác kèm theo như máu lẫn trong phân, đau quặn bụng, nôn mửa, đau đầu, sốt…
Nhiễm khuẩn E.coli
Tương tự khuẩn Salmonella, sau khi tấn công cơ thể con người, E.coli cũng gây nên những triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, sốt, đau bụng, đi ngoài ra máu…
Nguyên nhân
Nguyên nhân bệnh lây truyền từ động vật sang người là gì?
Các vi sinh vật gây bệnh cư trú trên động vật là nguyên nhân chính gây nên những bệnh lây truyền từ động vật sang người. Con đường lây nhiễm của chúng có thể kể đến như:
Tiếp xúc trực tiếp
Một trong những con đường lây nhiễm phổ biến nhất là tiếp xúc trực tiếp, bao gồm:
- Tiếp xúc với chất dịch cơ thể của động vật nhiễm vi sinh vật (nước bọt, máu, nước tiểu, chất nhầy, phân…)
- Vuốt ve, âu yếm động vật mang mầm bệnh
- Bị động vật nhiễm bệnh cắn hoặc cào, gây chảy máu
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải của động vật
Tiếp xúc gián tiếp
Con đường lây nhiễm này liên quan đến việc tiếp xúc với vật thể hoặc môi trường nơi động vật mang mầm bệnh sinh sống, ví dụ như:
- Bể cá cảnh
- Chuồng gà
- Cũi dành cho thú cưng
- Khay đựng thức ăn và n
ước - Thực vật hoặc đất xung quanh nơi động vật nhiễm bệnh sống
Vector trung gian
Các chuyên gia định nghĩa vector trung gian là thuật ngữ chỉ sinh vật sống mang mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người hoặc động vật khác bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó, con đường lây nhiễm chủ yếu là máu.
Vector trung gian thường là động vật chân khớp, bao gồm:
- Muỗi
- Ve
- Bọ chét
- Chấy
Con đường ăn uống
Một người còn có thể mắc bệnh lây truyền từ động vật thông qua vấn đề ăn uống, cụ thể hơn là:
- Sử dụng thực phẩm ô nhiễm
- Xử lý thực phẩm chưa kỹ
- Chế biến thực phẩm không đúng cách
Theo thống kê, cứ 6 người sẽ có 1 người bị bệnh lây truyền từ động vật do ăn uống nhầm thực phẩm bị ô nhiễm, chẳng hạn như:
- Sữa chưa tiệt trùng
- Thịt, cá hay trứng chưa nấu chín
- Rau củ quả ăn sống và trái cây nhiễm phân từ động vật mang mầm bệnh
Một số nguyên nhân gây bệnh khác
Theo nghiên cứu, tỷ lệ xảy ra các vấn đề sức khỏe ở con người phát sinh từ động vật còn có thể là do nhiều yếu tố tiềm ẩn khác, ví dụ như:
- Biến đổi khí hậu toàn cầu
- Lạm dụng thuốc kháng sinh
- Hệ miễn dịch yếu
Thêm vào đó, những nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở một người có thể bao gồm:
- Mang thai
- Đang tiếp nhận điều trị ung thư
- Cấy ghép nội tạng
- Đang gặp những bệnh lý như đái tháo đường (tiểu đường), AIDS…
- Lạm dụng thức uống chứa cồn (bia, rượu…)
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên làm gì khi mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người?
Mỗi ca bệnh lây từ động vật sang người sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh lý mà bạn gặp phải. Một số tình trạng có thể dễ dàng điều trị, số khác lại có nguy cơ kéo dài và thậm chí là gây tử vong.
Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi như hôm qua bạn đã ăn gì, bạn có tiếp xúc với bất kỳ động vật nào trong thời gian gần đây không… Hãy cố gắng đưa ra câu trả lời chính xác và cụ thể nhất, vì các chuyên gia sẽ dựa vào đó để chẩn đoán vấn đề bạn đang gặp phải, đồng thời đưa ra hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. Chẳng hạn như, nếu bạn vừa bị chó hoang cắn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiêm vắc xin bệnh dại để phòng ngừa.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh lây truyền từ động vật sang người?
Hạn chế tiếp xúc với động vật là cách đơn giản nhất để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe trên. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn hiệu quả trong mọi trường hợp. Do đó, bạn nên áp dụng thêm một số biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng như sau:
- Vệ sinh tay thường xuyên: Hãy rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi bạn đến gần động vật, ngay cả khi bạn không tiếp xúc trực tiếp với chúng.
- Cân nhắc kỹ khi lựa chọn thú cưng: Chọn mua thú cưng tại những cửa hàng uy tín, có giấy chứng nhận nguồn gốc và đã cho thú cưng tiêm phòng đầy đủ.
- Phòng ngừa muỗi hay côn trùng đốt: Sử dụng thuốc xịt côn trùng, mặc quần áo dài tay và dài chân khi đến những nơi có nhiều cây cối, ẩm thấp…
- Lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: Chọn mua thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng, áp dụng quy tắc ăn chín uống sôi.
- Cẩn thận khi chọn địa điểm du lịch: Hãy tìm hiểu về những bệnh lý phổ biến ở những nơi bạn dự định sẽ đặt chân đến.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
- Sữa chưa tiệt trùng
- Thịt, cá hay trứng chưa nấu chín
- Rau củ quả ăn sống và trái cây nhiễm phân từ động vật mang mầm bệnh
Một số nguyên nhân gây bệnh khác
Theo nghiên cứu, tỷ lệ xảy ra các vấn đề sức khỏe ở con người phát sinh từ động vật còn có thể là do nhiều yếu tố tiềm ẩn khác, ví dụ như:
- Biến đổi khí hậu toàn cầu
- Lạm dụng thuốc kháng sinh
- Hệ miễn dịch yếu
Thêm vào đó, những nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng ở một người có thể bao gồm:
- Mang thai
- Đang tiếp nhận điều trị ung thư
- Cấy ghép nội tạng
- Đang gặp những bệnh lý như đái tháo đường (tiểu đường), AIDS…
- Lạm dụng thức uống chứa cồn (bia, rượu…)
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên làm gì khi mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người?
Mỗi ca bệnh lây từ động vật sang người sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy thuộc vào loại bệnh lý mà bạn gặp phải. Một số tình trạng có thể dễ dàng điều trị, số khác lại có nguy cơ kéo dài và thậm chí là gây tử vong.
Do đó, nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh lây truyền từ động vật sang người, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi như hôm qua bạn đã ăn gì, bạn có tiếp xúc với bất kỳ động vật nào trong thời gian gần đây không… Hãy cố gắng đưa ra câu trả lời chính xác và cụ thể nhất, vì các chuyên gia sẽ dựa vào đó để chẩn đoán vấn đề bạn đang gặp phải, đồng thời đưa ra hướng điều trị hiệu quả và phù hợp nhất. Chẳng hạn như, nếu bạn vừa bị chó hoang cắn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiêm vắc xin bệnh dại để phòng ngừa.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa bệnh lây truyền từ động vật sang người?
Hạn chế tiếp xúc với động vật là cách đơn giản nhất để phòng ngừa các vấn đề sức khỏe trên. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn hiệu quả trong mọi trường hợp. Do đó, bạn nên áp dụng thêm một số biện pháp ngăn ngừa nhiễm trùng như sau:
- Vệ sinh tay thường xuyên: Hãy rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi bạn đến gần động vật, ngay cả khi bạn không tiếp xúc trực tiếp với chúng.
- Cân nhắc kỹ khi lựa chọn thú cưng: Chọn mua thú cưng tại những cửa hàng uy tín, có giấy chứng nhận nguồn gốc và đã cho thú cưng tiêm phòng đầy đủ.
- Phòng ngừa muỗi hay côn trùng đốt: Sử dụng thuốc xịt côn trùng, mặc quần áo dài tay và dài chân khi đến những nơi có nhiều cây cối, ẩm thấp…
- Lưu ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: Chọn mua thực phẩm tươi sống có nguồn gốc rõ ràng, áp dụng quy tắc ăn chín uống sôi.
- Cẩn thận khi chọn địa điểm du lịch: Hãy tìm hiểu về những bệnh lý phổ biến ở những nơi bạn dự định sẽ đặt chân đến.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị