Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh loãng xương là tình trạng giảm mật độ và chất lượng xương do tuổi tác cao, tác động từ quá trình mãn kinh, dùng thuốc dài hạn hoặc do ảnh hưởng của một số bệnh lý mãn tính. Bệnh lý này hầu như không gây ra triệu chứng lâm sàng cho đến khi xuất hiện biến chứng xẹp lún cột sống và gãy xương.

Bệnh loãng xương là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương (Osteoporosis) là một dạng rối loạn chuyển hóa của hệ thống xương, đặc trưng bởi tình trạng chất lượng và mật độ xương suy giảm khiến xương giảm sức mạnh và tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh lý này thường không phát sinh triệu chứng lâm sàng cho đến khi xuất hiện biến chứng.

Loãng xương thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là giai đoạn sau mãn kinh. Tỷ lệ gãy xương do bệnh lý này có xu hướng tăng lên theo độ tuổi và thường gặp nhất ở cột sống – cổ xương đùi. Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi bị loãng xương dẫn đến gãy cổ xương đùi (ước tính khoảng 17.000 ca) và có khoảng 6.300 ca gãy cổ xương đùi ở nam giới trên 60 tuổi.

Có thể thấy, loãng xương là bệnh lý có tiến triển chậm, mãn tính nhưng để lại hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không chỉ gây gãy xương, bệnh lý này còn làm tăng nguy cơ tàn phế, mất khả năng lao động, suy giảm chức năng vận động và dẫn đến giảm tuổi thọ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh loãng xương

Như đã đề cập, loãng xương hầu như không phát sinh triệu chứng cho đến khi xảy ra gãy xương. Tuy nhiên nếu chú ý, bệnh nhân có thể nhận biết bệnh sớm qua một số dấu hiệu như:

Loãng xương có thể biểu hiện qua tình trạng đau nhức âm ỉ, giảm chiều cao, cơ thể mệt mỏi

Trên thực tế, các triệu chứng của bệnh loãng xương thường không điển hình. Vì vậy, đa phần bệnh nhân đều nhầm lẫn cơn đau và một số triệu chứng đi kèm là do lao động nặng nhọc, thay đổi thời tiết hoặc do ảnh hưởng của tuổi già.

Nguyên nhân gây loãng xương

Loãng xương được phân thành 2 loại dựa theo nguyên nhân, bao gồm loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

1. Loãng xương nguyên phát

Loãng xương nguyên phát là loại loãng xương chỉ xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác cao hoặc quá trình mãn kinh ở nữ giới. Cơ chế của loại loãng xương này là do mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương dẫn đến giảm mật độ và chất lượng xương. Loãng xương nguyên phát được chia thành 2 tuýp nhỏ:

– Loãng xương tuýp 1 (loãng xương sau mãn kinh):

Loại loãng xương này xảy ra ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh do sụt giảm hormone estrogen và hormone tuyến cận giáp trạng. Các tuyến nội tiết này suy giảm dẫn đến tăng thải canxi qua đường nước tiểu và làm giảm hoạt động của enzyme 25-OH-vitamin D1-hydroxylase.

Sụt giảm estrogen và hormone tuyến cận giáp trạng khiến mật độ – chất lượng xương suy giảm

Loãng xương sau mãn kinh biểu hiện bởi sự sụt lún của các đốt sống hoặc gãy xương kiểu Pouteau-Colles (gãy ngang ở đầu xương quay trên ổ khớp khoảng 3cm) do mất chất khoáng khiến xương trở nên xốp và giòn.

– Loãng xương tuýp 2 (loãng xương do tuổi tác cao):

Loại loãng xương này có thể gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới với cơ chế liên quan đến tuổi tác cao và ảnh hưởng của quá trình thoái hóa. Loãng xương tuýp 2 thường gặp ở người trên 70 tuổi. Đặc điểm của loại loãng xương này là mất chất khoáng ở cả xương vỏ (xương đặc), xương bó (xương xốp) và bệnh nhân dễ bị gãy xương cổ đùi.

Cơ chế gây loãng xương tuýp 2 là do cơ thể bị thoái hóa dẫn đến giảm hấp canxi, từ đó làm giảm chức năng tạo cốt bào và gây cường cận giáp thứ phát. Cường cận giáp thứ phát đặc trưng bởi tình trạng loãng xương, sỏi thận, hay quên, trầm cảm, cơ thể mệt mỏi và suy yếu.

2. Loãng xương thứ phát

Loãng xương thứ phát là loại loãng xương xảy ra do sử dụng thuốc hoặc ảnh hưởng của một số bệnh mãn tính. Loại loãng xương này có thể gặp ở cả người trẻ, người trung niên và người cao tuổi.

Một số nguyên nhân gây bệnh loãng xương thứ phát:

Loãng xương có nguy hiểm không?

Loãng xương là bệnh xương khớp mãn tính, tiến triển chậm và hầu như không phát sinh triệu chứng lâm sàng. Do đó, đa phần bệnh nhân đều chỉ phát hiện bệnh khi đã xuất hiện biến chứng gãy xương, chủ yếu là gãy cột sống, gãy cổ xương đùi hoặc xương cổ tay. Mật độ và chất lượng xương ở người bị loãng xương rất thấp. Do đó, chỉ cần va chạm nhẹ, té ngã, trật chân, xương có thể bị gãy và tổn thương nghiêm trọng.

Mật độ và chất lượng xương giảm khiến cột sống xẹp lún, gù vẹo và đau nhức mãn tính

Ngoài ra, mật độ xương suy giảm còn khiến xương xẹp lún gây gù vẹo lưng, đau nhức, giảm chiều cao, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Hơn nữa, loãng xương không được điều trị còn tăng nguy cơ tàn phế và làm giảm tuổi thọ.

Tuy nhiên, do không có biểu hiện điển hình nên rất nhiều bệnh nhân không tin có thể xảy ra biến chứng gãy xương. Chính vì vậy, mức độ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân loãng xương là rất thấp. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Chẩn đoán bệnh loãng xương

Loãng xương được xác định thông qua chất lượng và mật độ xương suy giảm. Vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán nhằm đo mật độ xương và chất lượng xương (chất lượng xương được đánh giá thông qua độ khoáng hóa, cấu trúc xương, tốc độ chuyển hóa của xương và tính chất cơ bản của xương).

Chụp X-quang, đo mật độ xương, thăm khám lâm sàng,… là các kỹ thuật chẩn đoán loãng xương

Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh loãng xương:

Đối với những trường hợp không có điều kiện đo mật độ xương, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua một số yếu tố sau:

Bác sĩ có thể căn cứ những yếu tố này và đưa ra chẩn đoán.

Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương phổ biến

Loãng xương là bệnh lý của toàn bộ hệ thống xương khớp. Bệnh lý này có thể gây xẹp lún, gãy xương và tăng nguy cơ tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Hiện tại, mục đích của điều trị loãng xương là giảm mất xương, hạn chế gãy xương, tái gãy xương và ngăn chặn nguy cơ tử vong liên quan đến biến chứng gãy xương. Ngoài ra, điều trị cần được thực hiện để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Dựa vào chỉ số T-score và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về mức độ, tiến triển của bệnh và nguy cơ gãy xương. Sau đó sẽ cân nhắc và chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

1. Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc là biện pháp bắt buộc và được áp dụng cho toàn bộ bệnh nhân bị loãng xương. Các nhóm đối tượng không bị loãng xương nhưng có chỉ số T-score thấp (thiểu xương) cũng có thể áp dụng biện pháp này để tăng cường mật độ và chất lượng xương.

Tập thể dục giúp tăng khả năng chịu lực của xương và kích thích hoạt động tạo cốt bào

Các biện pháp điều trị loãng xương không dùng thuốc, bao gồm:

2. Dùng thuốc điều trị loãng xương

Điều trị bằng thuốc là phương pháp y tế chính đối với bệnh loãng xương. Kết quả điều trị phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ tuân thủ. Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

Các loại thuốc điều trị loãng xương được chỉ định trong thời gian dài (khoảng 2 năm)

– Nhóm thuốc bổ sung:

– Thuốc chống hủy xương:

Các loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương. Mục đích của việc sử dụng thuốc là làm chậm quá trình thoái hóa, giảm nguy cơ mất xương và hạn chế gãy xương.

– Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen:

– Các nhóm thuốc khác:

Điều trị bằng thuốc được chỉ định liên tục và kéo dài. Tuy nhiên sau khoảng 2 năm, bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra BMD (mật động xương) nhằm đánh giá kết quả điều trị và đề ra hướng điều trị tiếp theo.

3. Điều trị biến chứng

Trong trường hợp xuất hiện cơn đau và gãy xương do loãng xương kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị biến chứng như:

4. Điều trị, theo dõi lâu dài

Như đã đề cập, loãng xương là bệnh mãn tính có tiến triển chậm nhưng dai dẳng. Hơn nữa, bệnh lý này chủ yếu là hệ quả do quá trình lão hóa nên rất khó kiểm soát hoàn toàn. Chính vì vậy ngoài các phương pháp điều trị trên, bệnh cần thực hiện một số biện pháp điều trị lâu dài như:

Phòng ngừa loãng xương bằng cách nào?

Tương tự các bệnh xương khớp mãn tính khác, không có biện pháp phòng ngừa loãng xương hoàn toàn. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm đi đáng kể nếu chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

Bổ sung canxi, vitamin D giúp duy trì hệ thống xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương

Loãng xương là bệnh xương khớp mãn tính, tiến triển chậm, dai dẳng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, cần chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nghi ngờ mắc bệnh lý này. Thăm khám và điều trị sớm có thể giảm thiểu nguy cơ gãy xương, cải thiện mật độ – chất lượng xương và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguồn: https://ihs.org.vn/benh-loang-xuong-28223.html

Xem thêm: 10 quan điểm về lối sống lành mạnh có thể gây hại cho sức khỏe

Rate this post
Exit mobile version