Sỏi tụy là bệnh nguy hiểm, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến viêm tụy và các bệnh tụy tạng khác. Có không ít trường hợp vì chủ quan không điều trị mà dẫn đến mất mạng vì căn bệnh này. Vậy nguyên nhân gây sỏi tụy là gì, triệu chứng nhận biết cũng như cách điều trị ra sao?
Sỏi tụy là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Sỏi tụy là một bệnh thường thấy hiện nay. Không chỉ có tỷ lệ mắc nhiều mà khả năng tái phát bệnh sau điều trị cũng khá cao. Sự xuất hiện và phát triển của các phân tử canxi trong tuyến tụy là nguyên nhân chính hình thành nên sỏi.
Theo thời gian, những sỏi tụy nhỏ sẽ ngày càng lớn hơn. Từ đó khiến cho dòng bài tiết của các enzym tiêu hóa bị cản trở. Kế tiếp làm tuyến tụy bị ảnh hưởng, ứ trệ và lâu dần dẫn đến viêm tụy cùng các bệnh liên quan khác.
Sỏi tụy gây viêm tụy thì ngược lại viêm tụy cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi tụy. Theo các thống kê, có khoảng 20% đến 30% người bị viêm tụy mãn tính do những nguyên nhân khác cũng sẽ dẫn đến sỏi tụy.
Việc bị sỏi tụy khiến cho tụy tạng nói chung và tuyến tụy nói riêng bị suy giảm chức năng hoạt động đáng kể. Rất nhiều bệnh sẽ có cơ hội hình thành và phát triển khi bạn bị sỏi tụy. Đặc biệt là những bệnh như tiểu đường, ung thư tuyến tụy… Nặng nhất là khiến người bệnh tử vong. Chính vì vậy bệnh nhân không nên xem thường khi tụy bị sỏi.
Các nghiên cứu cho thấy, sỏi tụy cùng các bệnh về tụy khác như viêm tụy có nguyên nhân chủ yếu là do rượu bia. Theo đó, có đến 70% trường hợp người bị viêm tụy có tiền sử uống nhiều rượu bia. Chính vì vậy có thể nói đây là nguyên nhân chính khiến cho tuyến tụy bị tổn thương.
Từ viêm tụy, người bệnh có thể chuyển sang tình trạng bị bệnh. Ngoài rượu bia thì còn một vài nguyên nhân khác như: Bị bệnh sỏi mật, xơ nang, đường truyền ở tuyến bị các rối loạn…
Bên cạnh đó cũng có một bộ phận những người bị sỏi tụy mà không xác định được nguyên nhân.
Triệu chứng nhận biết bệnh sỏi tụy
Triệu chứng của bệnh sỏi tụy tùy theo tình trạng thực tế của mỗi người mà sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung khi bị bệnh, bạn có thể gặp phải những triệu chứng sau:
- Đau bụng: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh sỏi tụy. Ban đầu chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ ở vùng bụng trên rốn. Nhưng sau đó những cơn đau sẽ nặng thêm và lan ra sau lưng. Đặc biệt là mỗi lần ăn uống xong thì cảm giác đau lại càng nặng thêm.
- Sốt: Vì những cơn đau do sỏi tụy gây ra nên nhiều trường hợp người bệnh sẽ thấy mệt mỏi và bị nóng sốt. Kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, mạch tượng đập nhanh.
- Sụt cân: Khi các viên sỏi ở tụy đến giai đoạn nặng hơn sẽ xuất hiện triệu chứng sụt cân, người bệnh gầy gò trong thời gian ngắn.
- Phân mỡ: Triệu chứng này cũng thường thấy ở bệnh nhân viêm tụy và sỏi tụy nặng. Đi ngoài nếu quan sát sẽ thấy phân lẫn các váng mỡ và mùi khác thường.
Triệu chứng bệnh nà khá giống với một vài những bệnh khác. Chính vì vậy bệnh nhân thường chủ quan bỏ qua giai đoạn phát hiện bệnh ban đầu quan trọng này. Tóm lại khi gặp những dấu hiệu trên tốt nhất là hãy đến bệnh viện chuyên bệnh tiết niệu để thăm khám.
Bệnh sỏi tụy nguy hiểm không?
Bệnh sỏi tụy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân cùng với đó là những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
- Gây viêm tụy: Sỏi ban đầu khi kích thước nhỏ hầu như ít triệu chứng. Người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường một cách khỏe mạnh. Tuy nhiên khi sỏi lớn dần có thể gây tắc ống tụy, làm viêm tụy. Từ viêm tụy sẽ kéo theo rất nhiều các biến chứng nguy hiểm khác như gây tắc mật, nhiễm trùng ổ bụng, xuất huyết, suy đa tạng…
- Tăng nguy cơ ung thư tụy: Bệnh này cũng là yếu tố ban đầu dẫn đến ung thư tụy. Vòng luẩn quẩn sỏi mật – viêm tụy khiến cho tuyến tụy suy yếu theo thời gian. Đến khi tế bào tuyến tụy sinh ra quá nhiều so với mức bình thường sẽ dẫn đến ung thư. Đây là giai đoạn bệnh cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vọng cao.
- Gây bệnh tiểu đường: Theo thống kê, bệnh nhân bị bệnh các bệnh liên quan đến tụy trong đó có sỏi ở tụy có tỷ lệ bị tiểu đường khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do việc sản xuất insulin của tuyến tụy bị giảm từ đó dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
Ngoài ra, bệnh nhân sỏi tụy ở giai đoạn bệnh nặng luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Bệnh không chỉ làm thể chất yếu đi mà tinh thần cũng bị sa sút, căng thẳng.
Cách chẩn đoán, khi nào cần khám bác sĩ?
Có thể thấy, các triệu chứng của bệnh sỏi tụy rất giống với nhiều bệnh khác nên sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Chỉ dựa vào những kiểm tra lâm sàng sẽ khó có thể xác định chính xác. Do vậy thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm một vài xét nghiệm cận lâm sàng để kết quả đánh giá được đúng nhất.
- Xét nghiệm máu: Xác định bệnh viêm tụy và xuất hiện sỏi bằng cách tìm ra các men tiêu hóa thoát ra từ ống tụy. Ngoài ra, số lượng của chúng cũng sẽ tăng nhiều hơn so với bình thường.
- Xét nghiệm phân: Dựa vào hai yếu tố chính là lượng mỡ trong phân cũng như hàm lượng elastase. Nếu lượng mỡ trong phân tăng cao hoặc lượng men elastase tụy giảm thì bệnh nhân có thể đang bị sỏi hoặc viêm tụy.
- Chụp X – Quang: Biện pháp chẩn đoán này có thể xác định chính xác bệnh vì chụp được hình ảnh viên sỏi cản quang trong ống tụy.
- Siêu âm: Siêu âm tụy hiện nay là một trong những biện pháp chẩn đoán sỏi tụy hiện đại và cho kết quả khá chính xác.
- Nội soi mật tụy ngược dòng: Cách làm này có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của ống dẫn tụy cũng như các bộ phận xung quanh.
Bệnh nhân khi xuất hiện những triệu chứng đau bất thường ở vùng trên rốn kéo dài không rõ nguyên nhân thì tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám. Bên cạnh đó nếu phân và cân nặng có bất thường như trên thì lại càng phải đến gặp bác sĩ. Không nên chủ quan để tình trạng này kéo dài sẽ khó cho việc chữa trị về sau.
Điều trị bệnh sỏi tụy đúng cách, hiệu quả
Điều trị bệnh sỏi tụy trước tiên là giảm các cơn đau do bệnh gây ra. Tiếp theo đó sẽ là những biện pháp được áp dụng để đẩy sỏi ra khỏi tuyến tụy.
Biện pháp giảm đau tại nhà
Trong giai đoạn bệnh mới khởi phát bệnh nhân có thể thực hiện một số việc sau để giảm đau cũng như các triệu chứng khác. Nhiều người áp dụng các bài thuốc dân gian đơn giản để giảm đau như:
- Chữa bằng quả khóm: Sơ chế sau đó hấp cách thủy quả khóm ăn để tiêu sỏi, giảm đau. Làm cách này liên tục trong 5 ngày, mỗi ngày dùng 1 quả khóm.
- Dùng kim tiền thảo: Sử dụng khoảng 50g kim tiền thảo nấu với nước nóng mỗi ngày để uống. Bài thuốc này mỗi ngày chia ra làm 3 lần dùng, liên tục sử dụng trong khoảng 8 ngày.
- Nhọ nồi hỗ trợ chữa sỏi tụy: Có hai cách chính để dùng cỏ nhọ nồi. Đầu tiên bệnh nhân có thể dã nát thân cỏ sau đó vắt lấy nước để uống. Cách thứ hai là rửa sạch cỏ cắt nhỏ rồi mang đi phơi khô. Dùng cỏ khô này sắc với nước nóng uống như uống trà.
Ngoài các gợi ý trên thì còn nhiều cách khác như dùng đu đủ xanh, chuối hột, xa tiền tử, râu ngô… Tuy nhiên các cách này chỉ dừng lại ở việc giảm triệu chứng bệnh. Muốn trị khỏi hoàn toàn bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để thăm khám kỹ hơn.
Đông y chữa sỏi tụy
Trong Đông y cũng lưu truyền nhiều bài thuốc chữa sỏi tụy từ rất lâu. Các thảo dược được kết hợp với nhau nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh chẳng hạn như: Giảm đau nhức, lợi tiểu, giải nhiệt, giảm kích thước sỏi…
Một vài bài thuốc Đông y chữa sỏi tụy thường thấy như:
Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Mã đề, thạch cao, sơn khương, cam thảo.
- Cách thực hiện: Rửa sạch 4 vị thuốc trên. Sau đó sắc thuốc với nước đều đặn dùng mỗi ngày để hỗ trợ tan sỏi.
Bài thuốc 2
- Nguyên liệu: Thục địa, xa tiền tử, táo bì, hoài sơn, đơn bì, mang vu, phục linh, quế chi, phụ tử, ngưu tất nam, đỗ trọng.
- Cách làm: Sắc tất cả các vị thuốc trên cùng với khoảng 1 lít nước. Đến khi còn lại lượng thuốc vừa đủ dùng thì ngưng. Thực hiện trong khoảng từ 3 đến 4 tuần để giảm triệu chứng do sỏi tụy gây ra.
Bài thuốc 3
- Nguyên liệu: Đương quy, đào nhân, củ kim cang, kim tiền thảo, cây bấc đèn, kê nội kim, dứa dại, cườm thảo.
- Cách thực hiện: Dùng bài thuốc Đông y này sắc uống trong 1 tháng.
Bài thuốc 4
- Nguyên liệu: Cây cối xay, bông mã đề, râu ngô, mao căn, thanh tâm thảo, rau má.
- Cách làm: Sơ chế nhỏ sau đó phơi khô các nguyên liệu trên. Mỗi ngày dùng bài thuốc này nấu với nước uống hai lần.
Dùng biện pháp Đông y chữa sỏi ở tụy nói riêng và các cơ quan tiết niệu nói chung bệnh nhân cần kiêng trì. Các bài thuốc cần thời gian để phát huy hiệu quả. Đồng thời còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa của từng người mà tác dụng sẽ khác nhau.
Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý thêm bớt các vị thuốc cũng như liều lượng. Để có được bài thuốc an toàn và hiệu quả tốt nhất là đến các cơ sở khám chữa bệnh Đông y để được khám và điều trị.
Các biện pháp điều trị bệnh phổ biến
Điều trị bệnh có thể điều trị bằng cách nội soi hoặc tiến hành các phẫu thuật. Dưới đây là các biện pháp thường xuyên được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân:
- Nội soi: Phổ biến trong các cách điều trị đó là nội soi. Nội soi được thực hiện từ dạ dày cho đến phần ống tụy. Sau đó tiến hành nong rộng ống tụy. Nhờ vậy mà giảm được áp lực cho cơ quan này nên giảm triệu chứng đau.
- Tán sỏi tụy: Được tiến hành bằng cách cắt cơ vòng bên dưới của ống tụy, sau đó nong cho phần hẹp của ống tụy rộng ra. Tiếp theo là tán và kéo sỏi ra khỏi cơ thể. Biện pháp điều trị này được áp dụng cho các bệnh nhân sỏi nhỏ. Theo các thống kê, có khoảng 70% số người bị sỏi tụy sau khi thực hiện biện pháp này đã giảm hẳn các triệu chứng bệnh.
- Phẫu thuật Frey: Phẫu thuật Frey là một biện pháp mới được áp dụng trong trị bệnh sỏi tụy. Mổ sỏi tụy có nhiều ưu điểm như giảm đau hiệu quả, bệnh nhân ít gặp các biến chứng sau mổ. Bệnh cạnh đó phẫu thuật cũng được tiến hành một cách nhanh chóng, ít tốn thời gian.
Các phương pháp trên với mục đích chính là làm giảm các cơn đau. Cùng với đó là giúp đẩy sỏi ra ngoài cơ thể. Để điều trị tốt nhất bệnh nhân nên tuân thủ các lời khuyên cũng như chỉ dẫn từ bác sĩ.
Phòng bệnh sỏi tủy
Để hạn chế các bệnh tuyến tụy người bệnh nên tuân thủ một vài những lời khuyên sau:
- Hạn chế uống rượu bia: Để phòng ngừa bệnh sỏi tụy nói riêng và bệnh tụy nói chung ngay từ bây giờ hãy hạn chế uống rượu bia. Những thức uống này nếu dùng vừa phải sẽ mang lại những lợi ích nhất định. Tuy nhiên nếu uống nhiều sẽ rất gây hại cho cơ thể.
- Không hút thuốc lá: Ngừng việc hút thuốc lá cũng là một cách để những cơn đau do sỏi tụy không tăng lên. Không chỉ vậy, việc này còn giúp nhiều cơ quan khác khỏe mạnh từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
- Hạn chế đồ nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào và thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ làm kích thước sỏi tăng cao, gây đau nhức. Chính vì vậy bệnh nhân sỏi tụy và viêm tụy nói chung nên hạn chế.
- Uống nhiều nước: Cung cấp cho cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Mục đích là để các cơ quan hoạt động được tốt nhất. Đặc biệt nước giúp quá trình chuyển hóa trong cơ thể được thuận lợi hơn. Ngoài ra nước còn hạn chất các chất ứ đọng gây sỏi.
- Ăn nhiều rau củ quả: Ăn nhiều rau củ quả cũng rất tốt cho tuyến tụy. Chúng giúp cung cấp vitamin, chất xơ cùng nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, người bị sỏi nên hạn chế các loại quả có tính axit cao như chanh, cam, quýt…
- Tập thể dục đều đặn: Mỗi ngày hãy duy trì thói quen tập thể dục đều đặn.
- Khám sức khỏe định kỳ: Theo các bác sĩ việc khám sức khỏe định kỳ đối với mỗi người là rất cần thiết. Theo đó bạn sẽ có thể phát hiện sớm những vấn đề bất thường. Trong đó như nguy cơ bệnh tụy để có cách khác phục tốt nhất.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh sỏi tụy dành cho độc giả. Có thể thấy tụy quan trọng như thế nào với cơ thể. Nếu bị các tổn thương sẽ kéo theo nhiều cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Nếu đang gặp phải các triệu chứng của sỏi tụy thì hãy nhanh khám và điều trị.
Xem thêm: Đau đùi dị cảm