Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm là một dạng bệnh về xương khớp thường gặp hiện nay thường do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, chấn thương chất khiến người bệnh chịu đau đớn trong thời gian dài. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng  đến chất lượng đời sống của những người mắc phải, thậm chí có thể biến chứng sang teo cơ hay  thiểu năng tuần hoàn não vô cùng nguy hiểm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là cơ quan có cấu trúc ở dạng thớ sợi có chức năng cấu thành cột sống và có vai trò quan trọng trong việc chịu áp lực từ cột sống đè lên, nhờ đó có thể giúp cơ thể linh hoạt và hạn chế các tổn thương trong cơ thể mỗi khi vận động.Trong cột sống có đến 23 đĩa đệm, nếu một trong số này bị tổn thương hay lệch ra khỏi cấu tạo ban đầu thì sẽ gây ra cơn đau tại vùng cho người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là dạng bệnh về xương phổ biến hiện nay do đĩa đệm hư tổn và lệch ra khỏi vị trí so với cấu trúc ban đầu

Thoát vị đĩa đệm có thể hiểu là tình trạng lệch ra khỏi vị trí bình thường do bị thoái hóa, hư tổn khiến khả năng đàn hồi bị giảm và sưng to bất thường. Dần dần các bao xơ đĩa đệm có thể bị nứt rách làm cho các nhân keo thoát hẳn ra ngoài, tính đàn hồi gần như mất hẳn đồng thời chèn ép lên các thụ thể thần kinh và mạch máu xung quanh gây đau nhức.

Tình trạng này có thể xảy ra ở rất nhiều vị trí tuy nhiên phần lớn là xuất hiện trên cổ hay lưng do đây là hai vị trí hoạt động nhiều nhất nên dễ tổn thương hơn. Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm còn thường đi kèm với thoái hóa cột sống khiến người bệnh đau nhức gấp bội.

Bệnh thường tiến triển theo 4 giai đoạn từ thời điểm đĩa đệm mới chỉ bị phình lên (giai đoạn 1); đến lồi ( giai đoạn 2) và bắt đầu quá trình thoát vị thực sự (giai đoạn 3); giai đoạn cuối là khi thoát vị có mảnh rời (giai đoạn 4). Thoát vị đĩa đệm thường liên quan đến rất nhiều nguyên nhân nhưng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tuổi tác, đặc biệt ở những người ở độ tuổi 35 – 50.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Cũng như các bệnh xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm có liên quan đến hai vấn nguyên nhân chính là do các vấn đề sinh học ( tuổi tác) hoặc bệnh lý ( liên quan đến chấn thương, dinh dưỡng, sinh hoạt).. Cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân bệnh mới có thể đưa ra phương pháp điều trị và phòng tránh thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất.

Do tuổi tác

Theo thống kê, nước ta có đến hơn 30% người mắc bệnh này và con số này vẫn có xu hướng tăng hằng ngày. Trong đó số người bệnh chủ yếu nằm trong nhóm 35-  50 tuổi. Thực tế thoái hóa là quá trình diễn ra vô cùng tự nhiên liên quan đến việc lão hóa của các cơ quan trong cơ thể.

Tuổi càng cao, nguy cơ thoát vị đĩa đệm càng lớn

Tuổi càng cao, quá tình lão hóa càng diễn ra nhanh chóng, nhất là với các cơ quan xương khớp. Lúc này mức độ thẩm thấu của đĩa đệm bị giảm và có xu hướng bị bào mòn, độ đàn hồi giảm, kéo dẻo dai linh hoạt nên chỉ một tác động nhỏ cũng có thể khiến nó bị thương và lệch khỏi cấu trúc ban đầu.

Đặc biệt với những người nếu trước đó có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, làm việc quá sức, từng có tiền sử bị chấn thương thì khi về già càng có nguy cơ gặp các vấn đề thoái hóa ở xương như thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa khớp gối..

Chấn thương

Những người có tiền sử bị chấn thương tại cột sống thường có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm sớm nhất là khi điều trị trước đó không dứt điểm hoàn toàn. Lúc này đĩa đệm bị giảm khả năng phân tán lực và nâng đỡ trọng lượng cơ thể khiến các bao xơ dần bị bào mòn và nứt ra làm các keo thoát ra bên ngoài.

Tùy vào mức độ chấn thương mà thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện sớm hay muộn. Với những người bị chấn thương mạnh bệnh thường có xu hướng đột ngột và tiến triển nhanh chóng khiến người bệnh đau nhức gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị.

Do các bệnh lý về xương

Sự tổn thương tại đĩa đệm nếu không do vấn đề chấn thương gây ra thì cũng có thể do là tác động của các bệnh lý về xương như  viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, loãng xương.. Bên cạnh đó các bệnh như tiểu đường, gout cũng có thể liên quan trực tiếp đến tình trạng thoát vị đĩa đệm này. Một số bệnh lý bẩm sinh như vẹo cột sống hay gù lưng cũng dẫn đến thoát vị đĩa đệm sớm hơn bình thường.

Các bệnh lý này ban đầu chỉ gây đau nhức, sau đó làm cho các cấu trúc cột sống mất ổn định đồng thời tăng áp lực lên đĩa đệm đang bị tổn thương khiến nó càng hư hỏng nặng hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy thoát vị đĩa đệm thường luôn đi kèm với một bệnh lý nào đó, đặc biệt là thoái hóa cột sống và gai cột sống.

Thói quen sinh hoạt

Đứng, ngồi hay nằm, mang vác sai tư thế đều khiến các đĩa đệm thì tổn thương từ từ, dâu dần bị đẩy sang vị trí sai khác dẫn đến đau lưng hay đau cổ. Đặc biệt những đối tượng này còn làm cho cơ thể bị thay đổi dáng đi hay đứng như vẹo vai sang một bên, lưng gù vừa gây mất thẩm mỹ vừa đau nhức. Đồng thời nếu gặp phải tình trạng này thì việc điều trị cũng không hề đơn giản.

Với nguyên nhân này rất dễ hình thành khi còn nhỏ, đặc biệt dễ xảy ra ở trẻ em do khi nằm ngủ hay ngồi học không đúng tư thế. Mang cặp quá nặng hay thường ngồi lệch về một bên. Đặc biệt do xương trẻ em còn yếu nên dễ bị tổn thương hơn. Lâu dần không chỉ khiến vóc dáng ngày càng bị mất cân đối mà còn có thể dẫn tới tình trạng thoái hóa sớm hơn dự liệu thông thường.

Do công việc

Những người làm các công việc chân tay như nông dân thường nặng nề hơn. Nhất là với những người thường nâng các vật nặng lên không đúng tư thế càng khiến đĩa đệm vị hư tổn nhanh. Những người làm công việc căn phòng cũng rất dễ bị thoát vị địa đệm do ngồi máy tính nhiều khiến cổ lưng tê mỏi, cột sống bị tăng áp lực gây đau nhức.

Mang vác quá nặng so với sức khoẻ bình thường chính là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm sớm

Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm như

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm

Hầu như ai cũng từng có cảm giác tê mỏi lưng, đau nhức vai gáy nhưng hầu hết mọi người luôn nghĩ đây là do ngồi hay nằm ở một tư thế quá lâu. Tuy nhiên đây cũng có thể là một trong những triệu chứng ban đầu của tình trạng thoát vị đĩa đệm mà bạn không nên bỏ qua. Phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị bệnh dứt điểm càng cao hơn.

Thường trong giai đoạn đầu các cơn đau thường chưa bộc lộ rõ ràng hoặc chỉ thoáng qua khiến người bệnh ít chú ý đến. bên càng tiến triển sang các giai đoạn sau thì cơn đau càng bộc phát dữ dội hơn đôi khi khiến người bệnh không thể đi lại.

Tùy vào từng vị trí mà các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau. Nhìn chung các triệu chứng đặc trưng của bệnh như sau

Tùy vào từng tình trạng như thoát vị tại cổ sẽ cổ vai gáy sẽ đau hơn và ngược lại, thoát vị tại lưng thì sẽ đau lưng hơn. Tuy nhiên do đĩa đệm nối dài từ cổ đến thắt lưng nên dù thoát vị ở vị trí nào thì các cơn đau cũng xuất hiện trên toàn vùng lưng và lan ra trên toàn cơ thể. Vì vậy người bệnh cần nhanh chóng điều trị các triệu chứng này để có cuộc sống chất lượng hơn.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không

Đầu tiên thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh vô cùng đau nhức và mệt mỏi. Người bệnh không thể làm việc, đứng hay ngồi quá lâu. Càng nằm nghỉ các cơn đau càng xuất hiện khiến người bệnh càng có xu hướng nằm nhiều hơn khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi và uể oải hơn, chất lượng cuộc sống và tinh thần ngày càng suy giảm nghiêm trọng.

Bệnh có xu hướng tiến triển thầm lặng khiến không ít người chủ quan và không đi khám sớm khiến đến lúc phát hiện bệnh đã vô cùng trầm trọng. Bệnh càng lâu càng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như

Chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc đi lại hay vận động bị hạn chế còn làm ảnh hưởng tới công việc của người bệnh. Cơ thể người bệnh có xu hướng suy giảm nhanh chóng vì thế cần phải nhanh chóng điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Điều trị thoát vĩ địa đệm

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm còn đang gặp rất nhiều khó khăn vì hiện tại chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh này. Thường với những tình trạng bệnh mới khởi phát người bệnh thường được chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau chống viêm kết hợp các bài tập vật lý trị liệu. Ngoài ra dùng thuốc Đông y hay phẫu thuật cũng được chỉ định dùng cho một số trường hợp.

Người bệnh cần phải làm các xét nghiệm kiểm tra như chụp x quang, CT, MRI hay nội soi để xác định tình trạng tổn thương của đĩa đệm. Từ đó mới có thể đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Bên cạnh đó người bệnh cần phải kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả nhất.

Phương pháp Tây Y

Sử dụng các phương pháp Tây Y là phương pháp hàng đầu thường được mọi người nghĩ đến đầu tiên bởi rất nhiều ưu điểm.

Việc dùng thuốc Tây sẽ làm cải thiện các triệu chứng đau nhức hiệu quả

Dùng thuốc Tây Y

Ưu điểm của thuốc Tây y là đem lại hiệu quả cực kỳ nhanh chóng đặc biệt trong việc giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa lây lan sang các khu vực khác. Tuy nhiên như đã nói việc dùng thuốc chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh, không có tác dụng trị bệnh hoàn toàn nên người bệnh cần phải hết sức chú ý.

Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm

Tuy nhiên việc dùng thuốc cũng tồn tại một số vấn đề chính là những tác dụng phụ của thuốc trên sức khỏe không thực sự tốt. Lạm dụng thuốc kéo dài có thể gây ra một số vấn đề như đau dạ dày và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Ngoài ra nếu dùng thuốc quá liều còn khiến cơ thể sản sinh ra khả năng đề kháng với thuốc và cần phải dùng nhóm thuốc mạnh hơn.

Mặt khác một số nhóm thuốc còn có thể gây ra các tình trạng như mệt mỏi hay buồn nôn, chóng váng, vì vậy có thể không phù hợp với một số đối tượng như những người làm các công việc lái xe hay vận hành máy móc. Vì vậy cần phải trao đổi thêm với bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Trị liệu vật lý

Như đã nói, việc dùng thuốc chỉ mang tính chất cải thiện bệnh tạm thời, không thể điều trị dứt điểm bệnh. Với các trường hợp bệnh tiến triển nặng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động thì cần phải sử dụng thêm một số biện pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ phục hồi chức năng vận động nhanh nhất.

Một số phương pháp được sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm

Tuy việc dùng vật lý cần phải có sự kiên trì của người bệnh mới đem đến hiệu quả cao, tuy nhiên mục đích của phương pháp này là hướng tới hiệu quả lâu dài nên người bệnh hoàn toàn nên áp dụng để ngăn ngừa tình trạng thoái hóa tái phát.

 Phương pháp bảo tồn khác

Với những tình trạng thoái hóa đĩa đệm mới tái phát chưa quá nguy hiểm, một số phương pháp bảo tồn bằng các dùng sóng radio hay laser có thể đem lại những hiệu quả vô cùng tốt.

Can thiệp ngoại khoa

Thường các phương pháp phẫu thuật sẽ chỉ được chỉ định khi các phương pháp trên không đem lại hiệu quả hoặc việc dùng thuốc quá mức gây nhờn thuốc. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tồn tại rất nhiều biến chứng nên người bệnh cần phải trao đổi kỹ với với bác sĩ điều trị trước khi quyết định phẫu thuật để tránh các biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra.

Trong một số trường hợp người bệnh có thể được phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo để cải thiện chức năng vận động

Các biện pháp phẫu thuật chính thường được sử dụng như

Tùy vào từng tình trạng bệnh lý mà người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp khác nhau. Mục đích của phương pháp này nhằm phục hồi những tổn thương tại đĩa đệm, có thể thay mới trong một số trường hợp cần thiết đồng thời loại bỏ nhân nhầy bị thoát vị, hạn chế tự tác động lên các dây thần kinh thụ cảm. Nhờ đó đem đến tác dụng giảm đau, phục hồi khả năng vận động.

Phương pháp này dù đem lại hiệu quả lâu dài tuy nhiên cũng có thể gây ra nhiều biến chứng, Tỷ lệ tái phát là 1% ở 4 năm đầu, 4% trong 10 năm tiếp theo ở vị trí cũ. Tuy nhiên nếu người bệnh có phương pháp chăm sóc phù hợp có thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ này.

Phương pháp Đông Y

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là do chứng yêu thống, kinh lạc tắc nghẽn, tuần hoàn khí huyết không ổn định.Các phương pháp đông y như dùng thuốc, châm cứu, bấm huyệt thường được hướng tới trong điều kiện bệnh chưa quá trầm trọng bởi thời gian để điều trị mang lại hiệu quả là khá lâu.

Châm cứu là phương pháp được dùng nhiều trong Đông Y để cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả

Ưu điểm của các phương pháp này là có độ an toàn cao, có thể dùng trên nhiều đối tượng trong thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm nào. Ngoài ra các bài thuốc này còn bồi bổ khí huyết, không chỉ giảm đau mà còn giúp người bệnh ăn ngon, ngủ ngon, giải quyết triệt để các vấn đề gây bệnh bên trong cơ thể, đem đến một sức khỏe toàn diện hơn.

Một số bài thuốc thường được dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm

Bài thuốc 1:

Bài thuốc 2:

Bài thuốc 3:

Sử dụng thuốc Đông y thực sự cần phải kiên trì mỗi ngày để đem đến những hiệu quả tốt nhất. Người bệnh cũng nên lựa chọn những nhà thuốc Đông y uy tín để đảm bảo sử dụng các loại thuốc an toàn và đem đến những hiệu quả tốt nhất.

Điều trị tại nhà

Việc điều trị tại nhà cũng đóng một vai trò quan trọng không kém trong việc cải thiện và phòng tránh các triệu chứng đau nhức khi bị thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt nếu quá trình chăm sóc tốt và đảm bảo thì người bệnh hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ tái phát bệnh một cách tối đa.

Luyện tập các bài tập thể thao phù hợp với sức khoẻ giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả

Một số vấn đề cần chú ý để hỗ trợ việc điều trị tại nhà bao gồm

Phòng tránh thoát vị đĩa đệm

Mặc dù thoái hoá tại vùng đĩa đệm là tình trạng thường diễn ra theo tuổi tác tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh từ sớm bằng những phương pháp vô cùng đơn giản. Kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống đầy đủ sẽ giúp mỗi người có thể phòng tránh thoát vị địa đệm hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đến cho sức khoẻ vì vậy cần có biện pháp phòng tránh càng sớm càng tốt. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này.

Nguồn: https://vimed.org/thoat-vi-dia-dem-13458.html

Xem thêm: Ngực giả (vú giả): Giải pháp tuyệt vời sau phẫu thuật đoạn nhũ

Rate this post
Exit mobile version