Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân: Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa là một dạng tổn thương da mà đặc trưng là những nốt mụn nước có kích thước không đồng đều kèm theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó bệnh tổ đỉa ở bàn chân được đánh giá là xảy ra phổ biến, dai dẳng và khó kiểm soát nhất. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về dấu hiệu và cách điều trị bệnh.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở bàn chân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân xảy ra do đâu?

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân khiến bệnh tổ đỉa xuất hiện vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên một số yếu tố được liệt kê dưới đây có thể thúc đẩy quá trình hình thành tổ đỉa ở bàn chân. Đồng thời khiến bệnh nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu. Cụ thể:

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân khi xuất hiện sẽ khiến người bệnh có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy dữ dội. Cơn ngứa có thể xảy ra ở lòng bàn chân, ở kẽ và trên các ngón chân. Sau vài giờ kể từ khi cảm giác nóng rát và cơn ngứa xuất hiện, tại vùng da bị tổn thương sẽ hình thành nhiều mụn nước li ti, bên trong chứa nước hoặc dịch lỏng.

Ở một số trường hợp nghiêm trọng, tổn thương trên da cùng với mụn nước có thể xuất hiện với kích thước lớn. Chúng mọc rải rác hoặc tại thành cụm ở lòng bàn chân, mu bàn chân, ở kẽ và trên ngón chân.

Nếu không cẩn thận, mụn nước sẽ vỡ, chảy dịch, gây đau rát và nhiễm trùng da. Khi nhiễm trùng xuất hiện, bạn sẽ nhận thấy tại vùng da bị nhiễm trùng có dịch mủ chảy ra, đau rát, có một lớp vảy màu vàng nhạt bao phủ lên bề mặt da.

Triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường có xu hướng thuyên giảm sau 3  – 4 tuần kể từ khi bùng phát và tái phát ngay sau đó. Tuy nhiên thời gian phát bệnh đối với người bị tổ đỉa ở bàn chân thường kéo dài hơn. Bên cạnh đó quá trình kiểm soát triệu chứng gặp nhiều khó khăn và rất khó để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.

Trong trường hợp người bị tổ đỉa ở bàn chân không có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu. Bên cạnh đó, da khô, nứt nẻ, tạo cảm giác đau rát và gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở bàn chân gồm mụn nước li ti, bên trong chứa nước hoặc dịch lỏng, nóng rát, ngứa ngáy…

Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Để chữa tổ đỉa ở bàn chân và kiểm soát triệu chứng của bệnh, người bệnh cần tránh tiếp xúc hay sử dụng tất cả yếu tiếp có thể gây kích ứng da và tạo điều kiện cho bệnh hình thành. Đặc biệt, bạn cần tránh tiếp xúc hoặc làm việc với kim loại.

Quá trình điều trị tổ đỉa ở bàn chân thường dựa vào khả năng phát triển bệnh lý, mức độ tổn thương da, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị của người bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân gồm:

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn chân bằng phương pháp Tây y

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng với thuốc của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn kiểm soát triệu chứng của bệnh tổ đỉa bằng các loại thuốc sau:

Kem bôi Steroid không kê đơn

Để giảm viêm và hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương trên da, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định và hướng dẫn bạn sử dụng kem bôi Steroid.

Dung dịch Kali Pemanganat loãng (1: 10.000)

Đối với người bị tổ đỉa ở bàn chân, dung dịch Kali Pemanganat loãng (1: 10.000) sẽ được sử dụng để ngâm chân. Từ đó giúp làm giảm cảm giác nóng bỏng, ngứa ngáy và phòng ngừa viêm nhiễm. Đồng thời giúp phòng ngừa tình trạng vỡ mụn nước gây đau rát và lây lan sang vùng da lành.

Để kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa bệnh phát triển theo chiều hướng xấu, mỗi ngày người bệnh nên ngâm chân trong dung dịch Kali Pemanganat loãng (1: 10.000) từ 1 – 2 lần, mỗi lần ngâm từ 10 – 15 phút. Sử dụng tối đa trong 5 ngày.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin thường được sử dụng trong điều trị tổ đỉa ở bàn chân với mục đích an thần và chống ngứa. Để an thần và dễ ngủ, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng loại thuốc này vào ban đêm.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng khi có nghi ngờ tổ đỉa gây nhiễm trùng hoặc bệnh tổ đỉa ở bàn chân của bạn xảy ra đồng thời với biểu hiện nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh không có khả năng điều trị bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên loại thuốc này có thể giúp bạn phòng ngừa và điều trị các dạng nhiễm trùng.

Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định khi có nghi ngờ bệnh tổ đỉa gây nhiễm trùng

Thuốc Steroid dạng viên uống hoặc kem bôi loại mạnh

Khi những loại thuốc thông thường không thể kiểm soát triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở bàn chân, bệnh có xu hướng phát triển mạnh hoặc đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc Steroid dạng viên uống hoặc kem bôi loại mạnh.

Việc sử dụng thuốc Steroid dạng viên uống hoặc kem bôi sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu của bệnh tổ đỉa, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương trên bề mặt da và ngăn ngừa bệnh lây lan. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì thế người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết và có yêu cần từ bác sĩ.

Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch

Trong trường hợp bệnh tổ đỉa ở bàn chân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Điển hình như Ciclosporin, Azathioprin, Pimecrolimus, Tacrolimus…

Tương tự như thuốc Steroid dạng viên uống, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế loại thuốc này chỉ được sử dụng khi những loại thuốc điều trị khác không thể mang đến hiệu quả chữa bệnh như mong đợi. Ngoài ra để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Quang trị liệu

Quang trị liệu là liệu pháp chữa bệnh được áp dụng cho các trường hợp viêm da không thể kiểm soát bằng thuốc. Để chữa lành tổn thương do tổ đỉa gây ra, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng tia cực tím để tác động lên vùng da bệnh.

Tuy có thể làm lành tổn thương và kiểm soát tốt triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra nhưng việc sử dụng liệu pháp quang trị liệu có thể làm tăng nguy cơ hình thành một số vấn đề, bệnh lý về da. Cụ thể như lão hóa da, ung thư da. Do đó bệnh nhân bị viêm da cơ địa cần thận trọng trước quyết định sử dụng liệu pháp chữa bệnh này.

Kiểm soát bệnh tổ đỉa ở bàn chân bằng biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà

Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở bàn chân có thể được kiểm soát bằng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên điều trị tại nhà chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, bệnh mới khởi phát, triệu chứng chưa lan rộng, không quá nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh.

Đối với những trường hợp nặng, tổn thương lan rộng, người bệnh có thể áp đụng đồng thời biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà để hỗ trợ quá trình kiểm soát triệu chứng và chữa bệnh.

Người bệnh có thể kiểm soát bệnh tổ đỉa ở bàn chân bằng biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà sau:

Biện pháp chườm đá / chườm mát

Cả biện pháp chườm đá và chườm mát đều có khả năng làm dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy và nóng bỏng do bệnh tổ đỉa gây ra. Bên cạnh đó biện pháp này còn có tác dụng cải thiện những tổn thương trên bề mặt da và phòng ngừa mụn nước vỡ.

Đối với biện pháp chườm đá, bạn sử dụng một túi vải mềm và mỏng để đựng một ít đá lạnh. Sau đó nhẹ nhàng áp túi vải lên vùng da đang bị tổn thương. Sau 15 phút bạn sẽ nhận thấy cơn ngứa và các triệu chứng khác thuyên giảm đáng kể.

Đối với biện pháp chườm mát, bạn cho một ít đá lạnh vào chậu nước. Sau đó ngâm chân trong chậu nước mát khoảng 15 phút. Thực hiện mỗi ngày 3 lần khi nhận thấy cơn ngứa xuất hiện.

Biện pháp chườm đá, chườm mát có thể làm dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy và nóng bỏng do bệnh tổ đỉa ở chân gây ra

Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da

Bất cứ khi nào cảm thấy da khô hoặc 2 lần mỗi ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ), bệnh nhân bị tổ đỉa ở bàn chân có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da để phòng ngừa da khô ráp, nứt nẻ và bong tróc. Đồng thời phòng ngừa cơn ngứa và tình trạng kích ứng da xuất hiện.

Trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm da, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương do bệnh tổ đỉa. Sau đó thoa một lớp mỏng kem. Dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng massage da để những dưỡng chất có thể thấm sâu vào da. Từ đó làm ẩm và phòng ngừa triệu chứng của bệnh tổ đỉa xuất hiện.

Chữa tổ đỉa ở bàn chân bằng tỏi

Thành phần của tỏi là các hoạt chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn cao. Vì thế việc đưa tỏi vào quá trình điều trị bệnh tổ đỉa sẽ giúp sẽ giúp người bệnh ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại và phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn.

Ngoài ra các hoạt chất trong tỏi còn có khả năng đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương, giảm đau, chống ngứa và cải thiện tình trạng đỏ da.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Dùng muối điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Muối có khả năng sát khuẩn cao. Việc sử dụng muối sẽ giúp bạn phòng ngừa tổn thương ngoài da lan rộng, chống nhiễm trùng da, cải thiện các nốt mụn nước và se khít vết thương.

Ngoài ra muối còn có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa mụn nước hình thành và cải thiện cảm giác đau rát.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Dùng muối điều trị bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Chế độ chăm sóc, sinh hoạt dành cho người bị tổ đỉa ở bàn chân

Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa trị theo sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân bị tổ đỉa ở bàn chân cần vệ sinh vết thương đúng cách, áp dụng một chế độ sinh hoạt phù hợp và ăn uống lành mạnh để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Vệ sinh vết thương đúng cách

Chế độ sinh hoạt phù hợp và ăn uống lành mạnh

Thư giãn đầu óc và kiểm soát căng thẳng bằng cách tham gia vào các hoạt động tập thể, ngồi thiền hoặc tập yoga

Bệnh tổ đỉa ở bàn chân là bệnh viêm da xảy ra phổ biến. Bệnh khó chữa dứt điểm và có thể để lại nhiều rủi ro không mong muốn. Đặc biệt là khi người bệnh không có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời. Vì thế ngay khi nhận thấy biểu hiện đầu tiên xuất hiện, người bệnh cần đến chuyên khoa da liễu để kiểm tra và áp dụng các phương pháp chữa bệnh của bác sĩ. Đồng thời duy trì thói quen sinh hoạt phù hợp và xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Từ đó rút ngắn thời gian điều trị.

Xem thêm: 10 cách thải độc cơ thể đơn giản bạn có thể áp dụng ngay

Rate this post
Exit mobile version