Bệnh trĩ có tự khỏi được không là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc phải chứng bệnh khó chịu này. Vì bệnh trĩ xuất hiện tại “vùng kín” nên bệnh nhân thường che giấu, có tâm lý e ngại, xấu hổ và không dám đi thăm khám. Vậy thực tế bệnh trĩ có tự khỏi được không? Cùng tìm hiểu ngay thông tin sau để sớm có hướng khắc phục kịp thời, tránh để bệnh trĩ kéo dài gây biến chứng.
Chuyên gia giải đáp: Bệnh trĩ có tự khỏi không?
Trĩ là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là người từ 40 tuổi trở lên và phụ nữ sau sinh. Hiện tượng bệnh trĩ hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn giãn ra và phồng lên quá đà dẫn tới búi trĩ sa xuống mỗi khi đại tiện.
Có hai loại bệnh trĩ đó là trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ nội chịu áp lực từ phía trong thường bị sung huyết và trĩ ngoại do viêm loét búi trĩ sa dưới đường lược. Để biết bệnh trĩ có tự khỏi được không, hãy nghe câu trả lời từ các chuyên gia sau đây:
Theo TTUT.BSCKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ chuyên môn BV Y học Cổ truyền Trung Ương bệnh trĩ không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Nếu người mắc bệnh trĩ càng để lâu thì bệnh sẽ càng nặng và càng khó điều trị, đặc biệt trong quá trình sinh hoạt sẽ gây đau đớn, khó chịu.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm khác như ung thư hậu môn nếu bệnh kéo dài. Vì vậy, nếu có biểu hiện bị trĩ thay vì hỏi bệnh trĩ có tự khỏi được không hãy đi thăm khám để phát hiện bệnh.
Cũng theo chuyên gia, một thực tế đáng buồn là khi bị trĩ nhẹ tức độ 1,2 người bệnh thường chủ quan nghĩ rằng bệnh tự khỏi do đó không chú ý kiêng khem hay chữa trị. Hậu quả là bệnh diến tiến nặng khiến khả năng điều trị khỏi càng trở nên khó khăn, dễ tái phát lại bệnh.
Thời gian điều trị bệnh trĩ kéo dài bao lâu?
Sau khi biết, bệnh trĩ có trĩ có tự khỏi được không thì việc thời gian điều trị cũng được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các bác sĩ, thời gian chữa trĩ dễ hay khó; thời gian dài hay ngắn tùy thuộc theo cấp độ mắc bệnh của từng người. Phát hiện bệnh sớm càng sớm khả năng chữa khỏi cao, thời gian điều trị ngắn, khả năng phục hồi nhanh. Trường hợp để lâu gây đau đớn, điều trị kéo dài hơn thậm chí không thể trị dứt điểm bệnh.
Theo các chuyên gia, việc điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào các yếu tố của giai đoạn bệnh, cụ thể là:
- Ở giai đoạn 1, 2 của bệnh trĩ, việc điều trị tương đối đơn giản. Các bác sĩ sẽ chủ yếu dùng thuốc kết hợp cùng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, chính vì vậy thời gian điều trị ngắn trong một vài tháng.
- Ở giai đoạn 3, 4, người bệnh sẽ bị đau đớn hơn vì khi các búi trĩ đã lòi ra, bác sĩ sẽ buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ. Thời gian điều trị, phục hồi bệnh trĩ trong bao lâu sau cắt búi trĩ dựa vào cơ địa của mỗi người, quá trình chăm sóc, chế độ sinh hoạt ăn uống của người bệnh.
Nên điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nào hiệu quả?
Bệnh trĩ rất khó để tự khỏi nếu không tìm cách chữa trị. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả, được áp dụng cho từng mức độ bệnh mọi người có thể tham khảo.
Chữa bệnh trĩ tại nhà
Chữa bệnh trĩ tại nhà là phương pháp chữa bệnh trĩ trên nguyên tắc loại bỏ các tác động gây áp lực vào các búi trĩ, đưa hiệu quả điều trị tốt trong giai đoạn mới chớm bị trĩ. Bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà với những nguyên liệu dễ tìm kiếm như rau diếp cá, lá trầu không hoặc lá lược vàng.
Rau diếp cá
- Người bệnh chuẩn bị: 200g rau diếp cá + 1 thìa đường trắng + nước lọc.
- Rau diếp cá đem rửa sạch hết đất cát, bỏ lá hỏng úa sau đó cho rau vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng nước và đường trắng. Lọc lấy nước này uống tuần 2 – 3 lần.
Dùng cây lược vàng chữa bệnh trĩ
- Bạn có thể lấy lá lược vàng khi đã già, rửa thật sạch tàu lá sau đó đem chúng đi giã nhuyễn cùng với một ít muối.
- Dùng hỗn hợp này đắp lên búi trĩ và dùng băng gạc băng cố định lại để qua đêm để làm mát, tiêu trĩ.
Lá trầu không
- Ngoài ra, đối với bệnh trĩ cấp độ 1 và cấp độ 2 có thể dùng lá trầu không để chữa trị bệnh trĩ. Lá trầu không giúp kháng viêm, làm lành vết thương, giảm đau và teo búi trĩ.
- Chuẩn bị 20 – 25 lá trầu không tươi rửa sạch.
- Cho vào nồi đun cùng với 1 lít nước và 1 thìa muối trắng sau đó nhấc ra và tiến hành xông vùng hậu môn.
Thuốc tây y chữa bệnh trĩ
Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh trĩ là phương pháp cần thiết với bệnh trĩ. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây giúp làm giảm triệu chứng bệnh bạn cần hiểu rõ về thành phần, công dụng để dùng đúng loại.
- Thuốc bôi trĩ Proctolog
Thuốc có thành phần chính là Ruscogénines và Trimébutine. Thuốc có tác dụng chữa ngứa, đau rát hậu môn và giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ cấp.
Ngoài ra thuốc bôi trĩ Proctolog có khả năng chống co thắt cơ cạnh hậu môn và cải thiện các tổn thương do nứt hậu môn, tăng trương tĩnh mạch và sức cản của các mạch nhỏ
- Thuốc co mạch
Bệnh trĩ có trĩ có tự khỏi được không, nếu không dùng loại thuốc uống nào? Thuốc co mạch là loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc co mạch phù hợp. Thuốc co mạch có tác dụng chính là thắt chặt các mạch máu, giúp các mạch máu thu nhỏ lại và làm teo nhỏ búi trĩ và dần tiêu biến các búi trĩ khi mới hình thành
- Thuốc đặt trĩ Avenoc
Thuốc đặt trĩ Avenoc có chiết xuất từ cây phỉ, cây dẻ ngựa, cây ca cao… có tác dụng điều trị bệnh từ bên trong, trị các bệnh trĩ nội. Thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, làm dịu cảm giác khó chịu do bệnh trĩ gây ra
Phẫu thuật
Việc phẫu thuật cắt búi trĩ được khuyến cáo dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 trở lên. Phẫu thuật hay thủ thuật cắt bỏ búi trĩ không phải là phương pháp duy nhất, người bệnh cần được tư vấn cụ thể trước khi thực hiện phẫu thuật.
Lưu ý sau khi phẫu thuật:
- Sau khi phẫu thuật trĩ cần vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng vết mổ và vùng hậu môn, nên vận động nhẹ nhàng tránh làm tổn thương vùng mới làm phẫu thuật.
- Có chế độ ăn uống hợp lý để vết thương sau phẫu thuật trĩ nhanh lành.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị vết thương sau khi phẫu thuật trĩ, không được kéo dài thời gian khi bệnh nhân đi đại tiện.
- Tái khám theo chỉ định sau khi đã phẫu thuật xong, tránh việc tự ý dừng thuốc, tự ý rửa bằng các nước có tính sát khuẩn.
Việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cắt trĩ không khó, nhưng nó quyết định thời gian bình phục và việc để lại di chứng sau phẫu thuật.
Đông Y điều trị bệnh trĩ
Thuốc Đông y mang lại hiệu quả trong việc khắc phục các triệu chứng bằng cách cầm máu, teo búi trĩ, làm dịu cơn khó chịu do trĩ gây ra.
Thuốc đông y có dạng thuốc có tác dụng điều trị từ sâu bên trong cơ thể. Những bài thuốc thường được áp dụng chữa bệnh trĩ bao gồm:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị kinh giới, kim ngân hoa mỗi vị 16gr; 12gr mỗi dược liệu chi tử, địa du, hòe hoa, trắc bá diệp; chỉ xác, xích thước mỗi vị 8gr và 4gr cam thảo. Đầu tiên cho kinh giới, hòe hoa, kim ngân hoa, trắc bá diệp, chi tử đem sao đen, sắc lên với nước để uống hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị nụ hòe 50gr; thiên thảo, chỉ thực và tam lăng mỗi vị 40gr và tam thất 10gr. Sau đó đem tất cả các vị thuốc sắc lên để uống với nước.
Khi các búi trĩ bị sa ra ngoài người bệnh sẽ cần tìm biện pháp làm teo búi trĩ. Việc áp dụng các bài thuốc Đông y chữa sa búi trĩ khá phổ biến.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị tô mộc 30gr; hoảng liên 10gr; hoàng đằng và ngũ bội mỗi vị 20gr. Đem tất cả giã sau đó bôi lên búi trĩ hàng ngày để có hiệu quả
- Bài thuốc 2: Các vị thuốc tô mộc 30gr; 20gr mỗi vị lá móng, xà sàng; 10gr binh lang đem giã nhuyễn và dùng trực tiếp lên búi trĩ bị sa.
Trước khi áp dụng các bài thuốc bôi lên hậu môn bằng phương pháp đông y, người bệnh cần phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Dùng dùng khăn mềm lau khô búi trĩ sau đó bôi thuốc trực tiếp và để khô.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không là câu hỏi chung của rất nhiều người bệnh. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì vậy bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.