Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì? Khi nào cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ ngoại độ 3 được xác định là một giai đoạn nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại, chỉ đứng sau bệnh trĩ ngoại độ 4. Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị trĩ sẽ thường xuyên có cảm giác đau rát vùng hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu, cơ thể mệt mỏi, khó đi đại tiện. Bên cạnh đó quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, khó kiểm soát bệnh lý. Ngoài ra nếu không kịp thời xử lý, người bệnh còn có nguy cơ mắc phải nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì? Khi nào cần phẫu thuật? Dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy hiểm

Bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì?

Tùy thuộc vào đặc tính và mức độ nghiêm trong, bệnh trĩ ngoại được phân thành 4 cấp độ. Trong đó bệnh trĩ ngoại độ 3 được xác định là một giai đoạn nguy hiểm và nghiêm trọng của bệnh trĩ ngoại, chỉ đứng sau bệnh trĩ ngoại độ 4.

Trĩ ngoại độ 3 thực chất là giai đoạn chuyển tiếp của bệnh trĩ ngoại độ 1 và bệnh trĩ ngoại độ 2 khi bệnh nhân chậm trễ trong việc thực hiện thăm khám và điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hoặc không áp dụng các phương pháp xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó sự tiến triển của bệnh sẽ tăng cao khi bệnh nhân tiếp tục thực hiện những thói quen xấu và chế độ ăn uống thiếu chất xơ làm ảnh hưởng và làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn.

Sau khi chuyển sang giai đoạn 3, những búi trĩ hình thành ngoài rìa hậu môn sẽ có sự gia tăng kích thước, chúng lớn dần và chèn ép lên khu vực hậu môn – trực tràng dẫn đến tắc nghẽn.

Ngoài ra khi chuyển sang trĩ ngoại giai đoạn 3, cơn ngứa sẽ phát sinh thường xuyên và nghiêm trọng hơn, cùng với đó là cảm giác đau nhức, tiết dịch gây ẩm ướt và hôi tanh, chảy máu nhiều kèm theo mùi hôi nồng khi đi đại tiện.

Nguyên nhân khiến mùi hôi xuất hiện khi đi đại tiện là do một lượng lớn dịch mủ xuất hiện và ứ đọng trong búi trĩ ngoại. Lượng dịch mủ sẽ tăng cao theo kích thước của búi trĩ.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 3

Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bệnh trĩ ngoại độ 3 thông qua những triệu chứng và dấu hiệu sau:

Chảy mủ và chảy máu ở hậu môn là triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ ngoại độ 3

Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ độ 3

Bệnh trĩ ngoại độ 3 thuộc giai đoạn nguy hiểm của bệnh trĩ (chỉ sau bệnh trĩ ngoại độ 4) và cần được tiến hành điều trị ngay sau khi phát hiện. Bởi nếu không sớm thăm khám và kịp thời xử lý, những biến chứng nguy hiểm dưới đây có thể xuất hiện:

Bệnh trĩ ngoại độ 3 được chẩn đoán như thế nào?

Do búi trĩ có kích thước lớn và nằm rìa hậu môn nên bác sĩ chuyên khoa có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh trĩ ngoại giai đoạn 3 thông qua kết quả kiểm tra thực thể (kích thước búi trĩ, mức độ tổn thương, viêm nhiễm, khả năng sa nghẹt hậu môn…) và xác định triệu chứng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định mức độ tiến triển và khả năng phát sinh biến chứng. Từ đó tìm ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3

Để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng và tìm hướng điều trị hiệu quả nhất, trước hết người bệnh cần đến bệnh viện và trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tiền sử mắc bệnh, đối tượng và khả năng phát sinh biến chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cần bạn áp dụng phác đồ và phương pháp điều trị thích hợp.

Hiện nay, để kiểm soát bệnh trĩ ngoại độ 3 và các triệu chứng, bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên sử dụng thuốc Tây y và phẫu thuật cắt trĩ.

1. Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 bằng thuốc Tây y

Người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng loại thuốc phù hợp. Thông thường những loại thuốc dùng trong điều trị bệnh trĩ ngoại được bào chế dưới dạng viên uống hoặc thuốc bôi ngoài, viên đặt hậu môn, đạn dược.

Đa số những loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại độ 3 đều chứa những thành phần có khả năng chống viêm, giảm đau, giảm sưng đỏ, chống nhiễm khuẩn, làm co búi trĩ và cầm máu. Ngoài ra những loại thuốc điều trị được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương và bảo vệ tĩnh mạch.

Tùy thuộc vào sức khỏe và tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế bệnh nhân cần lưu ý sử dụng thuốc đúng liều và đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc bừa bãi.

Mặt khác, ở giai đoạn 3, bệnh trĩ thường có tiến triển nhanh và nghiệm trọng, búi trĩ phát triển với kích thước lớn nên việc sử dụng thuốc thường không mang đến hiệu quả điều trị cao như mong đợi và không có nhiều tác dụng. Vì thế để khắc phục được bệnh trĩ ngoại bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định kết hợp việc sử dụng thuốc cùng với phương pháp phẫu thuật.

Điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 và triệu chứng bằng thuốc bôi ngoài, viên đặt hậu môn, đạn dược hoặc viên uống

2. Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3

Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ ngoại độ 3 khi những phương pháp bảo tồn niêm mạc búi trĩ cũng như phương pháp nội khoa không còn hiệu quả. Nếu bệnh nhân tiến hành phẫu thuật loại bỏ trĩ ngoại, búi trĩ sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn, hạn chế phát sinh những biến chứng hay bất kỳ ảnh hưởng nào có thể làm tổn hại đến sức khỏe.

Ngoài ra phương pháp phẫu thuật sẽ được xem xét và chỉ định khi bệnh trĩ ngoại độ 3 có xu hướng phát triển mạnh và kèm theo biến chứng. Đối với bệnh nhân bị trĩ giai đoạn 3, bác sĩ chuyên khoa thường tư vấn bệnh nhân về việc sử dụng phương pháp cắt trĩ bằng HCPT – kỹ thuật xâm lấn tối thiểu.

Khi áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT, bác sĩ thực hiện sẽ không sử dụng đến sự can thiệp của dao kéo đến búi trĩ. Thay vào đó bác sĩ sẽ dựa trên hoạt động của sóng điện cao tần để xâm lấn tối thiểu và loại bỏ búi trĩ. Cụ thể búi trĩ ở niêm mạc sẽ được loại bỏ mà không gây tổn hại cũng như không tác động đến cơ vòng hậu môn.

Ưu điểm của kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là không tạo ra cảm giác đau đớn nhiều và không cản trở các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân sau phẫu thuật. Sau khi loại bỏ búi trĩ bằng kỹ thuật này, người bện
h sẽ hạn chế nguy cơ gặp biến chứng và nhanh chóng phục hồi.

Biện pháp chăm sóc và những lưu ý khi bị trĩ ngoại độ 3

Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, làm giảm nguy cơ tái phát và phòng ngừa phát sinh biến chứng, bệnh nhân bị trĩ ngoại độ 3 cần lưu ý sinh hoạt điều độ và thay đổi thói quen ăn uống. Cụ thể:

Đi đại tiện mỗi ngày và tập thói quen đại tiện vào một khung giờ nhất định để phòng ngừa táo bón và ngăn bệnh trĩ ngoại tiến triển

Bệnh trĩ ngoại độ 3 có thể làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nếu bệnh nhân không sớm chẩn đoán và xử lý. Vì thế người bệnh cần thăm khám và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa ngay khi các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại xuất hiện. Đồng thời áp dụng đúng các phương pháp xử lý và chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết liên quan:

  • Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc)
  • Bệnh trĩ ăn trái cây gì giúp điều trị nhanh khỏi?
  • Khám và chữa bệnh trĩ ở đâu tốt nhất?

Xem thêm: Rau dền: Lợi ích sức khỏe và các món ngon dễ làm

Rate this post
Exit mobile version