Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết & điều trị

Bệnh trĩ là một trong những vấn đề thường gặp nhất ở vùng trực tràng – hậu môn. Bệnh thường xảy ra ở người thừa cân – béo phì, người có chế độ ăn ít chất xơ, lười vận động, hay có thói quen nhịn đại tiện,… Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh lý này có thể gây ra nhiều phiền phức và trở ngại trong đời sống sinh hoạt.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ (lòi dom) là bệnh lý phổ biến nhất ở đường tiêu hóa dưới. Thuật ngữ này đề cập đến tình trạng giãn đám rối tĩnh mạch ở khu vực trực tràng – hậu môn.

Thông thường, đám rối tĩnh mạch (bao gồm tĩnh mạch, tiểu động mạch, cơ trơn, mô liên kết,…) được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi có tính đàn hồi cao. Tuy nhiên khi chịu áp lực trong thời gian dài, đám rối tĩnh mạch có thể bị phình giãn, ứ máu và tạo thành các búi trĩ.

Bệnh có thể gặp ở trẻ nhỏ và người trưởng thành nhưng ảnh hưởng chủ yếu đến người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây suy nhược cơ thể và làm giảm sức khỏe tổng thể.

Phân loại bệnh trĩ

Hiện nay, bệnh trĩ được phân loại dựa vào vị trí giải phẫu và mức độ sa.

1. Phân loại theo vị trí giải phẫu

Dựa vào vị trí xuất hiện, bệnh trĩ được chia thành các loại sau:

Dựa vào vị trí giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 2 loại chính (trĩ nội và trĩ ngoại)

2. Phân loại theo mức độ sa

Dựa vào mức độ sa, bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ như sau:

Nguyên nhân gây bệnh trĩ thường gặp

Tăng áp lực tĩnh mạch là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh lý này. Tình trạng này kéo dài khiến đám rối tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn bị giãn, gây ứ huyết và hình thành búi trĩ.

Táo bón và tiêu chảy mãn tính là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lòi dom

Các yếu tố làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, bao gồm:

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể tăng lên nếu có các yếu tố rủi ro như:

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là đại tiện ra máu, khó chịu, đau rát ở hậu môn,… Mức độ của các triệu chứng này phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và khả năng chống chịu của từng cá thể.

Bệnh trĩ đặc trưng bởi tình trạng đau rát, khó chịu ở hậu môn và xuất huyết khi đại tiện

Các triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ, bao gồm:

Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ít gây nguy hiểm đến sức khỏe và hầu như không đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh gây ra nhiều phiền phức và trở ngại trong đời sống sinh hoạt, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất học tập, làm việc và tác động tiêu cực đến tâm sinh lý của bệnh nhân.

Bệnh trĩ kéo dài có thể gây thiếu máu mãn tính, vỡ búi trĩ, viêm tắc tĩnh mạch trĩ, nghẹt búi trĩ,…

Nếu không thăm khám và kiểm soát kịp thời, bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như sau:

Chẩn đoán bệnh trĩ bằng kỹ thuật nào?

Bệnh trĩ được chẩn đoán chủ yếu thông qua thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tràng nhằm xác định sự hiện diện của búi trĩ, đánh giá trương lực cơ thắt hậu môn và loại trừ một số nguyên nhân tiềm ẩn (ung thư trực tràng).

Sau đó bác sĩ có thể chỉ định thêm một số kỹ thuật chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân và mức độ phát triển của bệnh như:

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến

Bệnh trĩ chỉ được điều trị khi các triệu chứng gây khó khăn và phiền toái trong cuộc sống. Đối với những trường hợp trĩ nhẹ và chưa phát sinh biểu hiện lâm sàng, bác sĩ thường không yêu cầu điều trị y tế mà chủ yếu xây dựng lối sống và chế độ sinh hoạt khoa học.

1. Điều trị bằng thuốc

Đối với những trường hợp trĩ độ 1 – 2, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như:

Thuốc thường được dùng cho các trường hợp trĩ ở độ 1 và độ 2

Ngoài thuốc Tây y, bạn có thể sử dụng các bài thuốc uống và thuốc dùng ngoài từ Đông y để giảm viêm, đau rát và ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ.

2. Điều trị bằng các thủ thuật

Có đến 80 – 90% trường hợp bị trĩ phải điều trị bằng các thủ thuật xâm lấn. Các thủ thuật thường được áp dụng trong điều trị bệnh trĩ, bao gồm:

Các thủ thuật xâm lấn thường ít gây đau, thời gian thực hiện nhanh gọn và đem lại hiệu quả từ 70 – 90%. Tuy nhiên các thủ thuật này chỉ thích hợp với trường hợp trĩ độ 1 hoặc độ 2 và hầu như không đem lại hiệu quả đối với người bị trĩ nặng.

3. Can thiệp phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng đối với 10 – 20% trường hợp bệnh nhân bị trĩ nặng và không có đáp ứng với sử dụng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật xâm lấn.

Phẫu thuật được thực hiện đối với những trường hợp trĩ nặng và trĩ đã phát sinh biến chứng

Các trường hợp được cân nhắc chỉ định phẫu thuật trĩ, bao gồm:

Các kỹ thuật thường được áp dụng trong phẫu thuật búi trĩ, bao gồm:

Phẫu thuật là biện pháp điều trị triệt để bệnh trĩ và ít có nguy cơ tái phát như các thủ thuật xâm lấn. Tuy nhiên sau khi mổ trĩ, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như són phân, hẹp hậu môn, đau rát hậu môn, nhiễm khuẩn, rối loạn tiểu tiện, chảy máu trong vài ngày, nghẽn mạch phổi,… Do đó chỉ nên can thiệp phẫu thuật khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

Lối sống cho bệnh nhân trĩ nội – trĩ ngoại

Bên cạnh các phương pháp y tế, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh nhằm giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.

Ngoài biện pháp y tế, bệnh nhân trĩ cần xây dựng chế độ ăn và thói quen sinh hoạt điều độ

Cách xây dựng lối sống khoa học cho bệnh nhân bị trĩ nội và trĩ ngoại:

Bài viết đã tổng hợp các thông tin cần biết về bệnh trĩ – lòi dom. Nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình điều trị, bạn nên chủ động liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Nguồn: https://ihs.org.vn/benh-tri-8674.html

Xem thêm: Xuất huyết dạ dày: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị

Rate this post
Exit mobile version