Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bệnh có diễn biến âm thầm nên khi phát hiện bệnh nhân đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp khá nhiều khó khăn. Vì thế, chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tầm soát định kỳ để sớm phát hiện và can thiệp điều trị khi cần thiết, tăng hy vọng chữa khỏi ung thư lưỡi.

Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Thông tin tổng quan về ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi là một trong những bệnh lý ác tính cần sớm được phát hiện và điều trị. Mặc dù bệnh không phổ biến như một số dạng ung thư khác nhưng bạn đọc không nên chủ quan. Ung thư lưỡi giai đoạn mới hình thành không thể hiện triệu chứng rõ ràng, tiến triển âm thầm nên khi phát hiện bệnh đã bước sang giai đoạn muộn.

Cho đến hiện nay, nguyên nhân gây nên chứng bệnh này vẫn chưa được xác định cụ thể. Chuyên gia thường dựa vào những yếu tố nguy cơ cao như thói quen hút thuốc, uống rượu, không vệ sinh răng miệng, bị nhiễm virus HPV, chế độ dinh dưỡng,…để phân loại và đưa ra chẩn đoán điều trị.

Người bệnh khi bị ung thư lưỡi thường có cảm giác đau rát, khó khăn khi nuốt nước bọt, thức ăn. Ngoài ra, trên mặt lưỡi lúc này có thể quan sát thấy sự xuất hiện của các vết loét, mảng bám màu trắng mặc dù đã uống thuốc nhưng không thấy khỏi.

Đây là những triệu chứng khởi phát của bệnh, tuy nhiên chúng dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe răng miệng khác nên khiến nhiều bệnh nhân chủ quan. Khi bệnh dần nặng nề hơn, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như chảy máu miệng, đau tai, hôi miệng, sụt cân, mệt mỏi cơ thể, chán ăn,…

Cần nhanh chóng thăm khám khi bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường. Tránh tình trạng bệnh chuyển nặng khiến cho việc điều trị gặp khó khăn. Lúc này, khả năng điều trị thấp, nhiều rủi ro ảnh hưởng cho sức khỏe, tính mạng, bạn đọc không nên chủ quan.

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?

Tương tự như những chứng bệnh ung thư khác, ung thư lưỡi cũng sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh tương ứng với mức độ phát triển của khối u. Vì thế, để giải đáp thắc mắc: “Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?” còn phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể bệnh nhân. Cụ thể như sau:

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không? – Giai đoạn đầu

Điều trị ngay từ giai đoạn khởi phát bệnh có thể nói là giai đoạn tuyệt vời nhất. Kịp thời ngăn chặn sự phát triển của khối u ác tính khi chúng vừa hình thành có nhiều hy vọng và không cần áp dụng quá nhiều phương pháp y tế điều trị.

Phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu giúp người bệnh có nhiều hy vọng chữa khỏi

Người ta ví giai đoạn đầu là thời gian “nhàn rỗi” của bác sĩ trong điều trị ung thư lưỡi. Tỷ lệ điều trị khỏi ở giai đoạn đầu khá cao. Theo thống kê, tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi đạt đến 90% trong giai đoạn này nếu phát hiện và can thiệp bằng biện pháp phù hợp từ sớm.

Tuy nhiên như đã đề cập, do khi khởi phát bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên việc nhận diện từ sớm không mấy dễ dàng. Bên cạnh đó, nhiều người chủ quan không tuân thủ chỉ định của bác sĩ khiến bệnh chuyển nặng, gây ra nhiều khó khăn để loại bỏ hoàn toàn khối u ác tính ra khỏi cơ thể.

Ung thư lưỡi giai đoạn 2 – 3 có chữa khỏi được không?

Giai đoạn 2 – 3 các tế bào ung thư đã phát triển mạnh mẽ với tốc độ nhanh chóng hơn giai đoạn đầu. Một số trường hợp ung thư đã bắt đầu xâm lấn vào những cơ quan lân cận hoặc hạch bạch huyết liền kề. Điều này khiến bệnh nhân cho rằng khả năng sống sót của mình không còn được bao lâu.

Chính sự ảnh hưởng của tâm lý, suy nghĩ khiến cho cơ thể người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, ăn không ngon,…Vô tình vấn đề này lại góp phần khiến bệnh ngày càng chuyển biến nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng bắt đầu rõ ràng, nặng nề hơn giai đoạn trước.

Lưỡi bắt đầu có cảm giác đau đớn thường xuyên, hoạt động nhai nuốt thức ăn, nuốt nước bọt bị cản trở bởi cơn đau này làm cho bệnh nhân lo sợ và nghĩ đến cái chết nhiều hơn. Thực tế ở giai đoạn 2 – 3 của bệnh ung thư lưỡi,
khả năng điều trị khỏi hoàn toàn giảm đi rất nhiều.

Mặc dù vậy, không hẳn người bệnh không còn “tia hy vọng” nào cho việc điều trị ung thư lưỡi. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân để đưa ra giải pháp hợp lý nhằm kiểm soát không để ung thư phát triển lan rộng hơn. Đồng thời giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài tiên lượng sống tốt nhất có thể.

Như vậy, nếu người bệnh phát hiện ung thư lưỡi ở giai đoạn 2-3 áp dụng điều trị đúng phương pháp, chăm sóc tốt có thể kiểm soát sự phát triển của tế bào ác tính. Khả năng điều trị khỏi theo thống kê cho thấy có thể đạt đến 60% – 70%.

Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không khi ở giai đoạn cuối?

Trường hợp ung thư lưỡi chuyển sang giai đoạn cuối có thể nói khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất khó, thậm chí là không thể thực hiện. Bởi, khối u ác tính lúc này đã bắt đầu xâm lấn lan rộng ra những cơ quan xung quanh, cơ quan xa.

Một số bệnh nhân khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu nhưng lơ là trong việc điều trị khiến bệnh nhanh chóng chuyển biến nặng. Việc ung thư phát triển đến giai đoạn cuối gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều trị kiểm soát. Bên cạnh đó, phần đông bệnh nhân chỉ thăm khám khi cơ thể có nhiều triệu chứng, lúc này bệnh đã phát triển sang thời kỳ nặng nề, khó chữa khỏi hoàn toàn.

Ung thư lưỡi giai đoạn cuối không thể loại bỏ được hoàn toàn tế bào ung thư, đặc biệt là khi chúng di căn lan rộng ra các cơ quan của cơ thể. Việc can thiệp y khoa lúc này chỉ nhằm mục đích kiểm soát sự phát triển của khối u, giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.

Người bệnh ở giai đoạn cuối ung thư đã bắt đầu di căn, khả năng điều trị khỏi còn rất thấp hoặc thậm chí là không thể thực hiện

Do đó, đáp án cho câu hỏi ung thư lưỡi có chữa được không khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn cuối là không thể. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, chăm sóc tốt cơ thể, sống cuộc sống lạc quan bên người thân sẽ có thể kéo dài tiên lượng sống tốt nhất, giúp cơ thể có nhiều hy vọng chống chọi lại được bệnh tật.

Chính vì thế, người bệnh nên sớm thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Can thiệp từ giai đoạn đầu mang lại nhiều hy vọng điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân. Bạn đọc nên chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Phương pháp điều trị ung thư lưỡi hiện nay

Điều trị ung thư lưỡi thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như giai đoạn phát hiện bệnh, phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể,…Hiện nay, để điều trị ung thư lưỡi, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp can thiệp sau:

Dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh phát hiện ở giai đoạn càng sớm, khả năng điều trị khỏi càng cao. Người bệnh cần tuân thủ, tin tưởng theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, kết hợp chăm sóc thể chất và tinh thần tốt để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Biện pháp tăng hiệu quả điều trị ung thư lưỡi

Như đã đề cập, bên cạnh việc điều trị, quá trình chăm sóc bệnh nhân cũng góp phần quan trọng đến kết quả. Do đó, bạn đọc nên điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt để thích nghi với điều trị, tăng khả năng loại bỏ khối u ác tính hiệu quả hơn. Cụ thể:

Thăm khám và can thiệp điều trị sớm giúp bệnh nhân phòng tránh được những rủi ro cho sức khỏe, tính mạng

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp vấn đề: “Ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?”. Việc phát hiện và can thiệp điều trị bệnh càng sớm càng tăng cơ hội chữa khỏi chứng bệnh này. Do đó, bạn đọc nên chủ động phòng ngừa, thăm khám tầm soát ung thư để bảo vệ sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

  • Ung thư lưỡi giai đoạn cuối – Thông tin cần biết
  • Khám – Tầm soát ung thư lưới ở đâu tốt nhất hiện nay?
  • Ung thư lưỡi nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Xem thêm: Đứng một chân kiểm tra đột quỵ: Đơn giản nhưng hiệu quả!

Rate this post
Exit mobile version