Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?

Ung thư lưỡi có lây không, có di truyền không là các thắc mắc thường gặp của người bệnh. Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia chỉ ra rằng bệnh ung thư nói chung trên thực tế không lây lan, nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền không riêng gì ung thư lưỡi. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn lý giải rõ hơn về thắc mắc này.

Bệnh ung thư lưỡi có lây hay di truyền không?

Ung thư lưỡi có lây không, có di truyền không?

Ung thư lưỡi có diễn biến âm thầm. Giai đoạn bệnh bắt đầu khởi phát, triệu chứng thường bị nhầm lẫn với tình trạng nhiệt miệng. Điều này khiến nhiều người áp dụng sai cách điều trị, dẫn đến tính trạng ung thư trở nên nghiêm trọng, tốc độ phát triển khối u nhanh chóng hơn.

Trường hợp bệnh chuyển nặng, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn, cơ thể mệt mỏi thường xuyên, xuất hiện nhiều vết loét ở lưỡi,…ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị, người bệnh có nguy cơ bị đe dọa tính mạng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh cho đến hiện nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên có khá nhiều yếu tố nguy cơ tác động làm bệnh khởi phát. Trong đó có thể kể đến như vấn đề vệ sinh răng miệng không đảm bảo, ăn uống thiếu chất, thói quen hút thuốc, uống rượu thường xuyên, tiếp xúc chất phóng xạ, nhiễm virus HPV,…

Bên cạnh quan tâm về việc phát hiện và điều trị bệnh, nhiều bệnh nhân ung thư lưỡi còn thắc mắc: “Ung thư lưỡi có lây không, có di truyền không?”. Giải đáp vấn đề này, chuyên gia nhận định bệnh ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng sẽ không lây qua đường tiếp xúc trực tiếp, kể cả khi bạn mắc các vấn đề về hệ hô hấp.

Do đó, khi tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc ung thư lưỡi, người khỏe mạnh sẽ không bị lây bệnh. Mặc dù vậy, nghiên cứu cho thấy tình trạng ung thư này có liên quan đến yếu tố di truyền. Nhiều khả năng bạn bị nhiễm gen bệnh khi người thân trong gia đình mắc phải chứng bệnh này.

Ung thư lưỡi không lây lan nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền

Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu, khi cơ thể gặp điều kiện thuận lợi, tế bào ác tính hoạt động mạnh mẽ hình thành khối u ở lưỡi. Lâu dần người bệnh sẽ nhận thấy được các triệu chứng bất thường ở khu vực miệng, lưỡi và vòm họng.

Do đó, ung thư lưỡi có lây không? Câu trả lời là không, khả năng lây nhiễm trực tiếp cực thấp. Ngược lại, ung thư lưỡi có di truyền không? Đáp án là có, ung thư lưỡi có liên quan đến yếu tố di truyền. Vì thế nếu bạn có người thân như bố hoặc mẹ mắc phải chứng bệnh này, bạn nên tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Nhận biết sớm và điều trị ung thư lưỡi

Người bệnh thường không phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn sớm. Bởi ung thư lưỡi khi khởi phát không có biểu hiện rõ ràng. Đồng thời, triệu chứng bất thường lúc này khá tương đồng với những bệnh lý về khoang miệng khác, điển hình là tình trạng nhiệt miệng, nổi hạch ở lưỡi,…

Bạn nên thăm khám sớm nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường sau đây:

Trường hợp ung thư đã di căn, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể có triệu chứng nặng nề hơn. Chẳng hạn như cân nặng sụt giảm bất thường, cơ thể mệt mỏi, rối loạn hệ tiêu hóa, đau và sốt cao,…Khối u di căn đến đâu, người bệnh sẽ có triệu chứng tương ứng đến đó.

Thăm khám sớm khi nhận thấy những biểu hiện bết thường ở lưỡi và khoang miệng

Hiện nay y học đã có các bước phát triển vượt bậc trong việc can thiệp kiểm soát ung thư. Dựa vào giai đoạn bệnh, kích thước và vị trí khối u, khả năng đáp ứng điều trị của cơ thể người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị ung thư lưỡi phù hợp. Dưới đây là hướng điều trị tương ứng với vị trí ung thư lưỡi, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều trị ung thư lưỡi mặt trước

Bệnh ung thư lưỡi ảnh hưởng đến hơn ⅔ diện tích của mặt trước lưỡi thường được xếp vào dạng ung thư miệng. Điều trị th
eo các giai đoạn như:

Giai đoạn sớm: Tế bào ung thư với kích thước 4cm sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ngoài ra, khi cần thiết, bác sĩ cũng yêu cầu người bệnh cắt bỏ hạch bạch huyết để loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ.

Giai đoạn tiến triển: Phần lưỡi chữa khối u đã phát triển vượt hơn kích cỡ 4cm ở giai đoạn trước đó. Ung thư đã phát triển ra bên ngoài lưỡi, di căn ra khu vực lân cận như mô và hạch bạch huyết. Để điều trị, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện:

Điều trị ung thư lưỡi mặt sau

Ung thư lưỡi xảy ra ở mặt sau (gốc lưỡi) tương tự như ung thư vòm họng, người bệnh có thể được chỉ định điều trị theo hướng sau:

Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của mỗi bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Bởi nếu điều trị sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao, kéo dài tiên lượng sống tốt nhất cho người bệnh.

Ung thư lưỡi có lây không? Biện pháp phòng tránh hiệu quả

Bệnh ung thư lưỡi có diễn biến âm thầm và phức tạp, nguy cơ đe dọa nguy hiểm sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động phòng tránh chứng bệnh này. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn đọc:

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Ung thư lưỡi có lây không?”. Bệnh không có khả năng lây nhiễm trực tiếp nhưng liên quan đến yếu tố di truyền. Do đó, nếu bạn có cha hoặc mẹ mắc phải căn bệnh này, bạn nên thăm khám định kỳ, tầm soát phát hiện bệnh sớm để can thiệp điều trị, phòng tránh rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Bệnh ung thư lưỡi có chữa khỏi được không?
  • Khám – Tầm soát ung thư lưới ở đâu tốt nhất hiện nay?
  • Ung thư lưỡi nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Xem thêm: Cây nhọ nồi chữa đau dạ dày: Vị thuốc hay từ dân gian

Rate this post
Exit mobile version