Viêm da dầu là bệnh da liễu thường gặp với nhiều triệu chứng như da bong vảy, ửng đỏ, nổi mụn nếu ở mặt hoặc rụng tóc nếu ở đầu. Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng trên chính cơ thể người bệnh với mức độ nặng. Vậy viêm da dầu có chữa được không?
Bệnh viêm da dầu và nguyên nhân gây bệnh là gì?
Để biết được viêm da dầu có chữa được không thì trước hết người bệnh cần tìm hiểu rõ về bản chất cũng như nguyên nhân gây ra viêm da dầu. Viêm da dầu là bệnh lý da liễu phổ biến nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, điển hình là bệnh vảy nến.
Theo các chuyên gia, viêm da dầu tiết bã đặc trưng với những triệu chứng như:
- Da ửng đỏ tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị.
- Da tiết nhiều chất dầu nhờn kèm theo các đốm vảy trắng hay vàng, nếu vị trí tổn thương ở trên đầu thì những mảng vảy có thể dính vào trục tóc, ngứa da đầu nhẹ.
- Nếu bóc vảy ra có thể gây chảy máu và để lại sẹo.
- Tổn thương viêm da dầu có thể khu trú hoặc lây lan sang những vị trí khác như lưng, ngực, mặt, cánh mũi cùng nhiều vùng khác trên cơ thể có sự hoạt động của tuyến dầu.
Bệnh viêm da dầu có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ em và người lớn, gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài và tâm lý của người bệnh. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân gây viêm da dầu, tuy nhiên vẫn có những yếu tố liên quan được nhận định như: yếu tố di truyền, vi nấm Massezia, vệ sinh da kém, rối loạn nội tiết tố, do tác động từ môi trường, tiếp xúc với các loại hóa chất, khí hậu, thời tiết thay đổi…
Bệnh viêm da dầu có chữa khỏi được không?
Theo các chuyên gia da liễu, viêm da dầu là bệnh lý mạn tính với diễn tiến bệnh khá chậm, thậm chí qua nhiều năm, kéo dài rất dai dẳng và dễ tái phát. Nếu xét về bản chất thì đây là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người, thay vào đó là sự khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt yếu tố thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti, e ngại trong giao tiếp.
Vì dễ tái phát và có liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa, di truyền nên rất việc điều trị bệnh khỏi dứt điểm gần như là không thể. Tuy nhiên, việc điều trị triệu chứng và phòng ngừa tái phát lại không quá khó nên người bệnh có thể yên tâm, nếu tuân thủ thực hiện sẽ không phải đối mặt với những phiền toái do bệnh gây ra.
Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể sau khi thăm khám bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Một số biện pháp phổ biến như dùng thuốc bôi hoặc dầu gội trị liệu, chống nấm. Bên cạnh đó, tùy theo từng cơ địa mà bác sĩ sẽ xem xét điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, kết hợp sử dụng thêm các loại viên uống vitamin nhóm B, B3, B6, vitamin H, kẽm…
Phương pháp điều trị viêm da dầu hiệu quả
Điều trị viêm da dầu chủ yếu dựa vào cải thiện triệu chứng và phòng ngừa tái phát càng lâu càng tốt. Cụ thể như sau:
1. Điều trị viêm da dầu bằng thuốc Tây
Đối với người lớn
- Dầu gội trị liệu: Một số loại dầu gội có chứa thành phần chống nấm như pyrithhion, magne và kẽm với nồng độ an toàn từ 0.5 – 2%, chứa thành phần olamin 0.75 – 1% hoặc chứa selenium 1 – 2.5% đều có thể sử dụng hằng ngày, liên tục trong thời gian dài để cải thiện triệu chứng bệnh mà không gây tác dụng phụ.
- Thuốc chống nấm dạng bôi: Với những trường hợp bị viêm da dầu ở mặt có thể sử dụng thuốc chống nấm chứa imidazol như bifonazol, ketoconazol hoặc ciclopiroxlamin.
Đối với trẻ em
- Nếu bị viêm da dầu ở đầu: Dùng dầu khoáng dành riêng cho trẻ để làm mềm vảy, giảm bong tróc. Nếu không hiệu quả có thể sử dụng dầu gội đặc trị chống tiết bã có chứa thành phần như pyrithione zinc hoặc selenium sufide, thuốc kháng nấm ketoconazole.
- Nếu bị viêm dầu ở vị trí mặt, thân người: Dùng các loại thuốc bôi chứa corticoid nhẹ như hydrocortisone 1%, 2.5% hoặc desonide 0.05% bôi lên da ngày 2 lần nếu thấy những tổn thương có xu hướng tăng nặng, nhiễm trùng. Nếu phải điều trị trong thời gian dài thì nên thay kem bôi chứa corticoid bằng ketoconazole.
Lưu ý:
Sử dụng thuốc Tây chữa viêm da dầu là biện pháp được ưu tiên áp dụng hàng đầu vì đem lại hiệu quả cao, nhanh chóng và tiện lợi. Nhưng bên cạnh đó, bệnh cũng tồn tại nhiều nhược điểm như:
- Thuốc Tây chỉ có công dụng cải thiện các triệu chứng bên ngoài da, không có khả năng điều trị bệnh triệt để. Nếu bệnh cứ tái đi tái lại nhiều lần nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Lạm dụng các loại thuốc Tây chữa viêm da dầu có thể gây ra hàng loạt tác dụng phụ như teo da, nổi mụn trứng cá, rạn da, giãn mạch…
2. Chữa trị viêm da dầu bằng các nguyên liệu thiên nhiên
Một số nguyên liệu chiết xuất từ thiên nhiên có chứa dược chất trị bệnh và tốt cho da được nhiều người áp dụng để cải thiện triệu chứng bệnh như:
- Các loại tinh dầu: Một số loại tinh dầu như dầu oliu, dầu tràm trà, hoa oải hương, dầu dừa, dầu hạt lanh… có khả năng giảm đau ngứa, nóng rát, làm dịu da nhanh chóng. Đặc biệt, với đặc tính chống khuẩn, kháng viêm tự nhiên nên chúng được sử dụng trong điều trị viêm da dầu.
- Giấm táo: Dùng giấm táo để ủ tóc cũng là mẹo hay chữa viêm da dầu tại nhà. Người bệnh gội đầu bằng dầu gội như bình thường, sau đó dùng giấm táo pha loãng với nước rồi dùng để massage da đầu vài phút, cuối cùng xả lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Điểm cộng lớn nhất của phương pháp chữa trị này là dễ thực hiện, tiện lợi trong cách dùng và lành tính an toàn vì sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên, chi phí rẻ. Tuy nhiên, song song đó nó cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Nếu sử dụng nguồn dược liệu không sạch, lẫn hóa chất… có thể gây ra nhiễm trùng, bội nhiễm làm tăng nặng tình trạng bệnh và khó chữa trị hơn.
- Một số trường hợp da nhạy cảm có thể khởi phát các triệu chứng dị ứng.
- Hiệu quả của những mẹo điều trị tại nhà thường chỉ mang tính chất tương đối, không phải ai áp dụng cũng hiệu quả.
3. Liệu pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng (quang trị liệu) là biện pháp mới của y học hiện đại dùng để điều trị các bệnh lý da liễu nói chung, trong đó có bệnh viêm da dầu. Nguồn ánh sáng nhân tạo từ tia UV (UVA/ UVB) khi chiếu trực tiếp vào da sẽ giúp tiêu diệt các ổ khuẩn, làm dịu da và giảm ngứa ngáy hiệu quả.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được chỉ định thực hiện điều trị bằng phương pháp này. Việc trị liệu bằng ánh sáng cần được theo dõi bởi bác sĩ da liễu có chuyên môn cao và ở bệnh viện được trang bị đầy đủ thiết bị, cơ sở vật chất để hạn chế tối đa tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Chống chỉ định áp dụng liệu pháp ánh sáng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Thực hiện quang trị liệu không đúng cách có thể làm thoái hóa da, rối loạn sắc tố, da dày sừng, tăng nguy cơ ung thư da, đục thủy tinh thể…
4. Điều trị viêm da dầu theo Đông y
Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên thì chữa viêm da dầu theo Đông y cũng là một trong những biện pháp được đông đảo người bệnh tin tưởng áp dụng. Với lợi thế thừa kế những tinh hoa của y học cổ truyền Việt Nam nên những bài thuốc Đông y rất lành tính, an toàn và hiếm khi gây ra tác dụng phụ dù sử dụng trong thời gian dài.
Khác với thuốc Tây chỉ chữa triệu chứng ngoài da, các bài thuốc Đông y có khả năng chữa bệnh từ bên trong cơ thể, ức chế nguồn cơn gây bệnh để mang đến hiệu quả lâu dài và tăng khả năng phòng ngừa tái phát.
Một số vị thuốc chủ dược được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da dầu như:
- Kim ngân hoa
- Ké đầu ngựa
- Cây sài đất
- Bồ công anh
- Cỏ mần trầu
- Cam thảo đất
- Lá kinh giới
- …
Một số lưu ý giúp phòng ngừa viêm da dầu
Bệnh viêm da dầu không nguy hiểm nhưng lại gây ra không ít sự khó chịu cho người bệnh. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cũng cần chủ động lưu ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:
- Không dùng tay cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương hay bóc vảy trên bề mặt da.
- Giữ vệ sinh thân thể bằng sữa tắm, sữa rửa mặt làm sạch sâu, dịu nhẹ và bôi kem dưỡng ẩm hằng ngày.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, ưu tiên những loại thực phẩm
lành tính giàu dưỡng chất, vitamin khoáng chất. Tránh những loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ hay đồ ngọt nhiều đường để giảm nguy cơ khởi phát triệu chứng bệnh. - Uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu là 2 lít như nước lọc, nước ép trái cây, các loại canh, súp…
- Tập thể dục thể thao, vận động hằng ngày để tăng cường sức đề kháng. Một người có sức đề kháng tốt mới có thể chống lại được sự tấn công gây bệnh của các tác nhân gây hại.
- Cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, kiểm soát căng thẳng, thư giãn thoải mái cũng là cách để phòng ngừa những triệu chứng khó chịu cho làn da.
Viêm da dầu là bệnh lý mạn tính gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tính thẩm mỹ, ngoại hình của người bệnh. Cũng vì vậy nên việc điều trị rất phức tạp, khó khăn, tuy nhiên nếu áp dụng đúng cách sẽ kiểm soát được triệu chứng bệnh và duy trì hiệu quả dài lâu không lo tái phát bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm da dầu ở mặt và cách chữa trị hiệu quả đơn giản
- Viêm da dầu ở cánh mũi: Biểu hiện và cách chữa dứt điểm
- Viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách Chữa Trị
- Viêm da dị ứng: Nguyên nhân, Triệu chứng (Hình ảnh), Cách chữa trị
Xem thêm: Tìm hiểu 8 tác dụng uống cà phê mà bạn sẽ thích mê