Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh viêm dạ dày cấp tính: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm dạ dày cấp tính là một thuật ngữ chỉ tình trạng viêm của lớp lót bảo vệ dạ dày. Các cơn đau thường xuất hiện đột ngột, nghiêm trọng và có thể kéo dài nhiều năm nếu không được điều trị. Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể bị xuất huyết và loét niêm mạc. 

Viêm dạ dày cấp tính – quen thuộc và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Đau dạ dày cấp tính là gì?

Viêm dạ dày cấp tính thường liên quan đến các ổ hoại tử rời rạc trên bề mặt dạ dày do sự tổn thương của lớp bảo vệ niêm mạc. Từ đó xuất hiện tình trạng viêm, kích ứng hoặc bị xói mòn, tổn thương của niêm mạc dạ dày. Với các cơn đau đột ngột xuất hiện ở dạ dày, các bác sĩ có thể xếp chúng vào nhóm viêm dạ dày cấp tính.

Đối với hầu hết mọi người, viêm dạ dày cấp tính không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị. Nhưng nếu chủ quan không chữa trị, nó có thể chuyển thành viêm dạ dày mạn tính, thậm chí là ung thư dạ dày nếu tình trạng viêm kéo dài nhiều năm.

Chẩn đoán viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp tính ngày nay không phải là căn bệnh hiếm gặp bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt thất thường. Viêm dạ dày cấp tính có thể được xác định chính xác thông qua những xét nghiệm như

1. Xét nghiệm tìm H.pylori

Các bác sĩ có thể để nghị xét nghiệm để kiểm tra liệu rằng bạn có vi khuẩn H.pylori hay không. Xét nghiệm phổ biến nhất là xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở.

Hình ảnh viêm dạ dày cấp có vi khuẩn HP

2. Kiểm tra hệ thống tiêu hóa trên (phương pháp nội soi)

Ống nội soi sẽ đi từ cổ họng qua thực quản, dạ dày và ruột non. Nội soi sẽ cho phép bác sĩ quan sát tình trạng bên trong dạ dày, kiểm tra tình trạng viêm và lấy một mô nhỏ để xét nghiệm (sinh thiết).

3. X-Quang hệ thống tiêu hóa trên

Với máy X-quang chuyên dụng, loại tia X này có thể tạo ra hình ảnh của thực quản, dạ dày và ruột non để kiểm tra những bất thường. Nhằm để thể hiện rõ hình ảnh của vết loét, bệnh nhân có thể được yêu cầu nuốt một chất lỏng kim loại màu trắng (có chứa bari) để bao phủ đường tiêu hóa.

Khi nào cần đến việc chẩn đoán?

Viêm dạ dày cấp tính có thể xảy ra rất bất ngờ và không hề báo trước. Tuy nhiên nếu như bạn cảm thấy có những bất ổn trong cơ thể hoặc xuất hiện những triệu chứng sau, bạn cần sắp xếp đến gặp bác sĩ ngay.

Buồn nôn hoặc nôn ra máu là triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày cấp tính

Một số ít trường hợp, viêm dạ dày cấp tính không phải lúc nào cũng xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh chỉ bùng phát khi ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng và nguy cấp.

Nguyên nh
ân viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp tính được xác định do nhiều yếu tố gây nên, phổ biến nhất gồm

Điều trị viêm dạ dày cấp

Dựa vào kết quả chẩn đoán và nguyên nhân, tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành các bước điều trị phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

Thuốc kháng sinh

Với H.pylori trong đường tiêu hóa, các bác sĩ sẽ đề nghị kết hợp kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Các loại thuốc thường được sử dụng là carithomycin (Biaxin), Amoxicillin hoặc Metronidazole trong thời gian là 7 – 14 ngày.

Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và thúc đẩy quá trình lành bệnh

Thuốc ngăn chặn sản axit còn được biết đến với tên gọi là thuốc ức chế bơm proton. Loại thuốc này sẽ ngăn cản hoạt động của tế bào sản xuất axit. Từ đó sẽ làm trung hòa và giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên sử dụng lâu dài thuốc ức chế axit này (nhất là ở liều cao) có thể làm tăng nguy cơ suy thận, mất trí nhớ, gãy xương hông, cổ tay và cột sống.

Viêm dạ dày cấp tính có thể điều trị bằng việc dùng thuốc kháng axit và chữa lành vết loét

Những loại thuốc này bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant) và pantoprazole

Thuốc làm giảm sản sinh axit:  thuốc giảm lượng axit dạ dày và giảm đau viêm gồm có thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn. Gồm có: ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid), cimetidine (Tagamet HB) và nizatidine (Axid AR)

Thuốc kháng axit: đây là nhóm thuốc không kê đơn làm trung hòa axit dạ dày. Thuốc kháng axit thường có dạng chất lỏng, kẹo dẻo hoặc viên nén, viên hòa tan. Dù khá an toàn nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng tiêu chảy, táo bón,…

Probiotic: đây là một dạng vi khuẩn đường ruột mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhóm phổ biến nhất bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium, mang lại hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm đau cho dạ dày.

Nếu viêm dạ dày cấp được xác định là do thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc rượu thì có thể ngừng sử dụng các chất đó.

Phòng bệnh viêm dạ dày cấp

Từ lâu, việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là điều cần thiết. Để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa khả năng phát bệnh, bạn cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt lẫn xây dựng thực đơn lành mạnh.

Cụ thể

Nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ

Viêm dạ dày cấp tính có thể tiềm ẩn những nguy hại về sức khỏe và biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời. Vì vậy bệnh nhân cần cải thiện lối sống và tuân theo chỉ định của bác sĩ trong việc chữa bệnh. Viêm dạ dày cấp tính có thể được trị dứt và tránh được nguy cơ biến chứng khi phát hiện sớm và tiến hành điều trị mau chóng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về bệnh viêm dạ dày cấp tính. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Xem thêm: Xác định các vị trí đau bụng giữa và biện pháp khắc phục an toàn

Rate this post
Exit mobile version