Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh viêm gan: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bệnh viêm gan (Hepatitis) là tình trạng mô gan bị viêm do nhiễm virus hoặc do một số nguyên nhân không nhiễm trùng (tự miễn, rượu, độc tố/ thuốc,…). Viêm gan có thể tự khỏi sau 6 tháng mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có khả năng chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Viêm gan là gì?

Bệnh viêm gan (Hepatitis) là gì?

Viêm gan (Hepatitis) là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng mô gan bị viêm và tổn thương. Hiện tượng viêm ở tế bào gan có thể xảy ra do nhiễm trùng (chủ yếu là do virus) hoặc do một số nguyên nhân không nhiễm trùng (rượu, độc tố, ảnh hưởng do sử dụng thuốc, rối loạn tự miễn).

Gan là một trong những cơ quan quan trọng tham gia vào quá trình trao đổi chất của toàn bộ cơ thể. Gan giúp thanh lọc độc tố, sản xuất mật nhằm đảm bảo hoạt động tiêu hóa, kích hoạt các enzyme cần thiết nhằm duy trì các chức năng của cơ thể, chuyển hóa thuốc, hormone, bài tiết cholesterol và bilirubin (sản phẩm do các tế bào hồng cầu bị phá vỡ), phân hủy chất béo, protein, carbohydrate, tổng hợp protein trong máu, tổng hợp yếu tố đông máu,…

Gan giữ nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. Chính vì vậy, tổn thương ở cơ quan này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn tác động đến sức khỏe tổng thể hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không kiểm soát và điều trị kịp thời.

Theo báo cáo từ WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới), bệnh viêm gan do siêu vi là nguyên nhân thứ 7 gây ra tử vong. Trong khi đó ở nước ta, bệnh gan được xếp vào nhóm 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Phân loại viêm gan theo nguyên nhân

Như đã đề cập, hiện tượng viêm ở tế bào gan có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc các nguyên nhân không nhiễm trùng. Dựa vào nguyên nhân, bệnh viêm gan được chia thành 2 nhóm chính sau:

1. Viêm gan siêu vi

Siêu vi (virus) là nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương ở tế bào gan. Có khá nhiều loại virus có thể gây viêm và hư hại tế bào gan, trong đó thường gặp nhất là virus viêm gan A, B, C, D và E.

Bệnh viêm gan siêu vi là xảy ra do nhiễm virus viêm gan A, B, C, D và E

2. Viêm gan không do nhiễm trùng

Ngoài ra, viêm gan cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân không nhiễm trùng như:

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm gan là do nhiễm virus, rối loạn miễn dịch, nhiễm độc và sử dụng rượu quá mức. Tuy nhiên trên thực tế, nguy cơ mắc bệnh lý này cũng có thể tăng lên đáng kể nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

Sử dụng rượu bia và đồ uống chứa cồn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm gan:

Triệu chứng của bệnh viêm gan

Bệnh viêm gan thường có tiến triển chậm và hầu như không phát sinh triệu chứng ở giai đoạn mới phát. Hầu hết các triệu chứng chỉ bùng phát khi gan bị tổn thương và suy giảm chức năng nghiêm trọng.

Người bị viêm gan thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, da vàng vọt, nổi mụn, mẩn ngứa,…

Tuy nhiên nếu viêm gan khởi phát ở dạng cấp tính, các triệu chứng có xu hướng bùng phát đột ngột và dễ nhận biết như:

Triệu chứng của viêm gan B mãn tính tương tự như viêm gan cấp tính nhưng thường tiến triển chậm, mức độ nhẹ và khó nhận biết hơn.

Bệnh viêm gan có nguy hiểm không?

Viêm gan là một trong những nguyên hàng đầu gây tử vong – đặc biệt viêm gan siêu vi B, C mãn tính và các loại viêm gan không do nhiễm trùng. Tổn thương ở tế bào gan ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tiêu hóa và hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, người bị viêm gan thường có xu hướng mệt mỏi, ăn uống kém, cơ thể vàng vọt, thiếu sức sống và sụt cân không rõ nguyên do.

Viêm gan không được điều trị có thể gây xơ gan, suy gan, ung thư gan và suy đa tạng

Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau:

Thực tế cho thấy, so với các bệnh tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, viêm đại tràng,… bệnh viêm gan có nguy cơ gây tử vong cao hơn. Nguyên nhân được xác định là do hầu hết các bệnh lý ở gan đều không khởi phát triệu chứng ở giai đoạn đầu mà chỉ gây ra biểu hiện lâm sàng khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Ở giai đoạn muộn (xơ gan, suy gan), bệnh hầu như không thể điều trị hoàn toàn.

Chẩn đoán bệnh viêm gan bằng cách nào?

Bệnh viêm gan cần được chẩn đoán trước khi điều trị. Mục đích chính của quá trình chẩn đoán là xác định bệnh lý, đánh giá mức độ tổn thương gan và tìm ra nguyên nhân cụ thể. Các kỹ thuật chẩn đoán viêm gan bao gồm:

Xét nghiệm máu là một trong những kỹ thuật được áp dụng trong chẩn đoán bệnh viêm gan

Trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán khác tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng, kết quả của các xét nghiệm trên và tiền sử sức khỏe của từng trường hợp.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm gan

Điều trị bệnh viêm gan phụ thuộc vào nguyên nhân, viêm gan cấp tính hay mãn tính. Ngoài ra, quá trình điều trị bệnh lý này cũng được cá thể hóa tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, nguồn lực tài chính và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.

1. Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc thường chỉ định đối với bệnh viêm gan không do nhiễm trùng, viêm gan siêu vi B, C và D. Viêm gan A và E là các loại viêm gan cấp và có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế.

Thuốc điều trị viêm gan thường được sử dụng trong trường hợp viêm gan mãn tính 

Các loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh viêm gan, bao gồm:

Ngoài thuốc Tây, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc thảo dược (atiso, diệp hạ chậu, bìm bìm,…) để cải thiện chức năng gan, hạ men gan và thanh thải độc tố. Thực tế cho thấy, các viên uống và sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược đem lại hiệu quả tương đối và có độ an toàn khá cao.

Lưu ý: Các loại thuốc kháng virus không được sử dụng cho bệnh viêm gan mãn tính do siêu vi không phát sinh triệu chứng và có nồng độ virus thấp. Các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi virus có xu hướng hoạt động và phát triển mạnh.

2. Phẫu thuật ghép gan

Phẫu thuật ghép gan được thực hiện đối với trường hợp bị xơ gan nặng (xơ gan mất bù), đã phát sinh biến chứng, suy gan cấp hoặc ung thư gan. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng một phần gan của người hiến tặng (thường là anh chị em, bố mẹ) thay cho phần gan bị tổn thương nặng và mất hẳn chức năng hoạt động.

Sau khi phẫu thuật, cả người hiến tặng và người ghép gan phải được theo dõi chặt chẽ trong vòng 30 ngày. Để tránh tình trạng đào thải gan, bệnh nhân phải sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời.

Phẫu thuật ghép gan là lựa chọn cuối cùng trong điều trị bệnh viêm gan. Phương pháp này có chi phí rất cao và có thể gây ra một số biến chứng, di chứng nặng nề. Chính vì vậy, ghép gan chỉ được thực hiện trong các trường hợp cần thiết.

3. Điều chỉnh lối sống

Điều chỉnh lối sống là một trong những biện pháp quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm gan. Mục đích của phương pháp này là ngăn chặn quá trình hủy hoại các tế bào gan mới, làm giảm áp lực lên gan và tạo điều kiện để tế bào gan tái tạo, phục hồi.

Thay đổi lối sống có vai trò quan trọng đối với tiến triển của bệnh viêm gan

Lối sống cho người bị viêm gan:

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan

Viêm gan là bệnh lý khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn đe dọa đến hoạt động của các cơ quan nội tạng và làm tăng nguy cơ tử vong.

Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan do siêu vi hiệu quả nhất hiện nay

Để phòng ngừa bệnh viêm gan, nên thực hiện một số biện pháp sau:

Viêm gan là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở người trưởng thành. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, cần chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách tiêm vaccine phòng ngừa, xây dựng lối sống lành mạnh, thăm khám sức khỏe định kỳ và tìm gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Nguồn: https://ihs.org.vn/benh-viem-gan-24348.html

Xem thêm: Đang uống thuốc dạ dày có thai được không?

Rate this post
Exit mobile version