Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bệnh viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp

Bệnh viêm quanh khớp vai khởi phát với những cơn đau âm ỉ ở vùng vai. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những tác động cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe và việc vận động của hai tay, thậm chí còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu kỹ hơn về những nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh viêm khớp quanh vai hiệu quả nhất.

Viêm quanh khớp vai là gì?

Viêm quanh khớp vai (tên tiếng anh là Periarthritis humeroscapularis) đây là thuật ngữ dùng để chỉ các bệnh lý viêm cấu trúc phần mềm quanh khớp vai như: Gân, cơ, dây chằng, bao khớp,… các dấu hiệu đặc trưng của bệnh đó là đau nhức xương khớp vùng vai, cổ. Quá trình này diễn ra lâu dài không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ khiến người bệnh bị hạn chế vận động.

Theo các nhà khoa học, có các thể lâm sàng của bệnh viêm quanh khớp vai bao gồm:

Hình ảnh khớp vai bị viêm

Bệnh viêm quanh khớp vai nếu không được can thiệp y khoa kịp thời người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau khớp vai dai dẳng, nhất là lúc cử động. Những cơn đau có thể ngừng một thời gian, nhưng sau đó lại tái phát với cảm giác đau dữ dội hơn. Điều này khiến cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh bị đảo lộn.

Nguy hiểm nhất là khi người bệnh bị viêm quanh khớp vai nhưng không biết hoặc biết nhưng chủ quan không điều trị kịp thời, đúng cách, dẫn đến cứng khớp vai, làm cho người bệnh vận động khó khăn. Ngoài ra, viêm quanh khớp vai có thể gây ra những tổn thương ở gân, thậm chí đứt gân, làm mất khả năng vận động khớp vai.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm quanh khớp vai có thể xuất phát từ những nguyên nhân gây bệnh như sau:

Triệu chứng của bệnh

Tùy theo mức độ tổn thương mà bệnh viêm quanh khớp vai sẽ được biểu hiện bởi ba thể:

Viêm quanh khớp vai đơn thuần

Người bệnh bị viêm quanh khớp vai sẽ có dấu hiệu đau nhức khó chịu vùng vai

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Hội chứng vai – tay

Chẩn đoán viêm khớp quanh vai

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp quanh vai được các bác sĩ áp dụng như:

Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng như: Ấn vào thấy đau tại các vị trí tương ứng của gân như đầu dài gân nhị đầu, điểm bám gân trên gai, gân dưới gai,… kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm phần mềm quanh khớp vai để xác định vị trí tổn thương.

Các nghiệm pháp giúp phát hiện gân tổn thương

Dưới đây là một số nghiệm pháp giúp phát hiện gân ở vùng vai bị tổn thương khá chính xác:

Một số nghiệm pháp giúp phát hiện gân tổn thương

Chẩn đoán thể bệnh

Có 4 thể bệnh viêm quanh khớp vai mà các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán được bao gồm:

Chẩn đoán cận lâm sàng

Siêu âm khớp vai:

Chụp X-quang khớp vai thấy bình thường nhưng đôi khi phát hiện tình trạng calci hóa các gân, thoái hóa khớp kèm theo,…

Chụp X-quang giúp phát hiện chính xác vị trí của những tổn thương trên vai

Chụp khớp vai cản quang nhằm phát hiện viêm quanh khớp vai thể đông cứng bao khớp với hình ảnh bao khớp teo và co dày lên.

Chụp cộng hưởng từ khớp vai cho thấy hình ảnh toàn bộ khớp và phần mềm quanh khớp, giúp đánh giá chính xác vị trí, kích thước, tình trạng tổn thương gân và bao khớp, đặc biệt đối với những trường hợp bị đứt gân bán phần, rách sụn viền. Không nên lạm dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ, chỉ được áp dụng khi không chẩn đoán được bằng lâm sàng và siêu âm hoặc khi nghi ngờ viêm quanh khớp vai do nguyên nhân khác nằm trong bệnh cảnh phối hợp là viêm khớp dạng thấp thể một khớp.

Các xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), yếu tố dạng thấp RF, glucose,… nhằm chẩn đoán phân biệt với những căn bệnh khác.

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt bệnh viêm quanh khớp vai với các bệnh như sau:

Điều trị bệnh viêm quanh khớp vai

Khi thấy xuất hiện triệu chứng viêm đau khớp vai do tai nạn hoặc do chơi thể thao người bệnh nên đến các chuyên khoa xương khớp để khám bệnh ngay, tránh để xảy ra các biến chứng. Nguyên tắc điều trị thường là dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm loại glucossamin, chondroitin để giúp giảm đau khớp và tái tạo khớp.

Tuy vây, việc sử dụng loại thuốc nào, liều lượng ra sao cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, người bệnh không tự động chẩn đoán hoặc mua thuốc về điều trị. Bên cạnh điều trị nội khoa người bệnh cũng có thể kết hợp liệu pháp xoa bóp bấm huyệt. Việc điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết và phải do bác sĩ điều trị chỉ định.

Thuốc giảm đau

Theo WHO, các loại thuốc giảm đau đều có 3 bậc. Tuy nhiên người bệnh bị viêm quanh khớp vai thường được sử dụng các loại thuốc bậc 1 và bậc 2.

Thuốc chống viêm không steroid

Đối với các loại thuốc chống viêm steroid bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một trong số các loại thuốc sau:

Những loại thuốc tân dược này thường mang đến hiệu quả nhanh chóng, tức thì. Tuy nhiên lại thường gây ra nhữn
g tác dụng phụ cho cơ thể như: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, buồn ngủ, nặng hơn có thể dẫn tới suy thận, suy giảm hệ miễn dịch, viêm thận, viêm loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa,… Trường hợp nếu người bệnh sử dụng những loại thuốc giảm đau chống viêm này mà không thấy có tác dụng phụ thì có thể dùng lâu dài cho đến khi bệnh nhân hết sưng đau.

*Lưu ý: Tuyệt đối không phối hợp các loại thuốc trong nhóm trên bởi nó không những không làm tăng hiệu quả điều trị mà còn gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

Sử dụng thuốc Tây y trong điều trị các bệnh về xương khớp

Thuốc Corticoid

Hiện vẫn chưa có chỉ định sử dụng Corticoid cho toàn thân nên chỉ có thể dùng thuốc này để tiêm tại chỗ. Liệu pháp tiêm Corticoid được chỉ định thực hiện tại những tuyến đã được đào tạo cơ bản về kỹ thuật tiêm khớp. Mục đích là để đưa corticoid vào vị trí gân, bao gân bị tổn thương trong điều kiện phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

Liều dùng để tiêm các điểm bám gân quanh khớp vai là 0.5ml tại một vị trí tiêm, mỗi năm tiêm không quá 3 đợt tại cùng một vị trí. Một số loại thuốc corticoid được sử dụng phổ biến hiện nay đó là:

Các loại thuốc hỗ trợ khác

Một số loại thuốc được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm quanh khớp vai như:

Thuốc giãn cơ: Có thể sử dụng một trong số các loại thuốc sau:

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Amitriptylin 25mg, uống mỗi ngày 1 viên, dùng liên tục trong vòng 5-7 ngày.

Những loại thuốc này khi uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Người bệnh có thể kết hợp song song giữa việc sử dụng thuốc Tây y và tập các bài vật lý trị liệu để khớp vai được linh hoạt hơn.

Vật lý trị liệu cũng là một phương phát giúp điều trị viêm quanh khớp vai khá hữu hiệu

Điều trị khác

Một số điều trị khác sẽ được bác sĩ áp dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh và thể trạng của người bệnh:

Phòng bệnh viêm quanh khớp vai

Một số biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm quanh khớp vai như sau:

Viêm quanh khớp vai là một căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những triệu chứng mà nó gây ra lại có những tác động vô cùng lớn đến sức khỏe người bệnh. Do đó ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, đặc biệt là vùng vai gáy, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Xem thêm: 7 thực phẩm làm hao hụt năng lượng cơ thể bạn nên tránh

Rate this post
Exit mobile version