Những người bị đau dạ dày cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày. Đặc biệt, bạn cần ăn uống hợp lý vào mỗi buổi sáng để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và phòng ngừa cơn đau tái phát. Vậy bị đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng để khỏe cả ngày? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp.
Vì sao bữa sáng vô cùng quan trọng đối với người bị đau dạ dày?
Sau một đêm dài, các cơ quan trong hệ tiêu hóa và dạ dày đã hoạt động, co bóp liên tục để lượng thức ăn có trong dạ dày được tiêu hóa hết. Sau quá trình này, dạ dày hoàn toàn trống rỗng và không có thức ăn. Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày và là bữa ăn chính giúp cung cấp năng lượng cần thiết.
Từ đó giúp cơ thể khỏe và bắt đầu khởi động trong ngày mới. Tầm quan trọng của bữa ăn sáng là giống nhau đối với tất cả mọi người, trong đó có cả những người đang mắc chứng đau dạ dày.
Chúng ta thường có cảm giác đói vào mỗi bữa sáng. Cảm giác này xuất hiện là do năng lượng được nạp vào buổi tối hôm trước đã tiêu hao hết. Khi đó, để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn, dạ dày sẽ tiết dịch vị. Vì thế, những người bị đau dạ dày nếu ăn đủ bữa sáng sẽ phòng tránh được tình trạng dư thừa axit dịch vị. Trong trường hợp bỏ bữa sáng, lượng dịch vị được tiết ra sẽ trữ lại trong dạ dày do không được sử dụng.
Các vết viêm loét đã có sẵn ở những người bị đau dạ dày. Vì thế khi trong dạ dày chỉ có dịch vị, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu vào mỗi buổi sáng. Trong trường hợp tình trạng bỏ bữa sáng vẫn tiếp diễn, vết viêm loét sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Trường hợp nặng có thể hình thành những vết loét sâu và gây thủng dạ dày.
Bị đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng để khỏe cả ngày?
Không chỉ riêng người bị đau dạ dày mà đối với người bình thường, bữa sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Để khỏe cả ngày, người bị đau dạ dày nên ăn những loại thực phẩm sau:
Cháo
Cháo là sự lựa chọn hoàn hảo vào buổi sáng cho những người đang trong quá trình điều trị đau dạ dày. Bởi cháo là thực phẩm lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa, làm giảm áp lực lên dạ dày, giúp dạ dày không phải co bóp mạnh để tiêu hóa và hạn chế sự xuất hiện của những cơn đau.
Bên cạnh đó thành phần chính của cháo là gạo. Thành phần này có tác dụng tạo lớp màng tráng dạ dày, ngăn ngừa axit trong dịch vị tiếp xúc và tác động vào những tổn thương. Từ đó phòng ngừa viêm loét dạ dày tiến triển.
Để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể vào mỗi buổi sáng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, người bị đau dạ dày có thể chọn cháo thịt bằm nhừ, mềm hoặc cháo trắng. Ngoài ra bạn có thể thêm vào cháo một ít rau tía tô, hành lá hoặc hạt sen để làm tăng hương vị và tốt cho dạ dày.
Món canh
Việc sử dụng món canh vào mỗi buổi sáng sẽ giúp dạ dày giải tỏa được những áp lực, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt và dễ dàng hơn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đồng thời giúp bù nước, bù muối khoáng cho cơ thể, cải thiện tình trạng tiêu chảy và triệu chứng nôn thốc khi bị đau dạ dày.
Sữa tươi và những món ăn nhẹ
Sữa tươi không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tốt cho quá trình điều trị đau dạ dày. Bởi bên trong loại thực phẩm này là rất nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể như vitamin, chất sắc, canxi, protein.
Việc uống sẽ tươi vào mỗi buổi sáng sẽ giúp người bệnh phục hồi vết loét và những tổn thương có trong dạ dày. Tuy nhiên nếu chỉ uống mỗi sữa tươi vào buổi sáng hoặc uống khi đói, chứng đau dạ dày sẽ trở nên n
ghiêm trọng hơn. Vì thế người bị đau dạ dày cần lưu ý ăn sáng nhẹ bằng món lỏng, món nước hoặc một số món ăn dễ tiêu hóa khác trước khi uống sữa.
Bánh mì và trứng
Bên cạnh cháo và các món lỏng khác, người bị đau dạ dày nên ăn bánh mì để cải thiện cơn đau. Thành phần chính của bánh mì là tinh bột do được làm từ bột mì. Lượng tinh bột này khi được đưa vào cơ thể có thể giúp người bệnh giảm bớt lượng axit dịch vị dư thừa và giúp giảm đau.
Đặc biệt người bị đau dạ dày có thể ăn bánh mì cùng với trứng. Đây là một món ăn đơn giản nhưng vô cùng tốt cho dạ dày. Trứng chứa hàm lượng lớn protein nên có thể giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và có đủ năng lượng cho một ngày mới.
Thực phẩm giàu tinh bột
Bên cạnh việc đưa bánh mì vào thực đơn ăn sáng, người bị đau dạ dày có thể ăn những loại thức ăn giàu tinh bột khác. Cụ thể như các loại khoai củ, bánh quy, cơm… Đây đều là thức ăn dạng đặc nhưng rất tốt và dễ tiêu hóa, mang đến nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày khi dung nạp vào mỗi buổi sáng.
Việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong bữa sáng sẽ giúp hệ tiêu hóa trở nên nhẹ nhàng hơn. Đồng thời bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể
Một số loại thức ăn đặc dễ tiêu hóa rất tốt cho người bị viêm dạ dày. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, nếu bị nôn ra sau vài giờ hoặc thường xuyên có cảm giác buồn nôn khiến cơ thể không thể chịu được, bạn cần tránh dung nạp thức ăn dạng đặc.
Món súp
Món súp là một lựa chọn tốt cho người bị đau dạ dày để dung nạp vào mỗi buổi sáng. Bởi súp và một số loại thức ăn mềm khác như ngũ cốc, yến mạch nấu nhừ có thể làm giảm áp lực lên dạ dày và giúp cơ quan này có bóp một cách nhẹ nhàng hơn.
Súp rau củ nấm nấu mềm hoặc súp mềm đều chứa nhiều dinh dưỡng, hương vị thơm ngon và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó việc bổ sung thức ăn dạng lỏng vào thực đơn ăn sáng cũng rất an toàn ở những người có dạ dày đang bị tổn thương. Bởi loại thực phẩm này không tác động và không kích thích vết loét trong dạ dày, không làm xây xát.
Sữa chua và một số thực phẩm giàu probiotic khác
Các chuyên gia Brazil đã thực hiện một số nghiên cứu xoay quanh tác dụng của thực phẩm giàu probiotic đối với người bị đau dạ dày. Kết quả cho thấy việc sử dụng thực phẩm probiotic vào mỗi buổi sáng sẽ hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý, vấn đề liên quan đến dạ dày. Đồng thời giúp cải thiện cơn đau dạ dày, xoa dịu tổn thương do viêm loét dạ dày và rút ngắn thời gian chữa bệnh.
Người bị đau dạ dày có thể sử dụng một số loại thực phẩm giàu probiotic như phomat, sữa chua… Đặc biệt bạn không nên quên thêm sữa chua vào thực đơn ăn sáng. Tuy có vị chua nhẹ nhưng sữa chua rất tốt cho người bị đau dạ dày. Bên cạnh đó, hàm lượng lớn axit lactic trong sữa chua có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh về dạ dày. Đồng thời ức chế hoạt động và sự phá hoại của các loại ký sinh trùng trong dạ dày như xoắn khuẩn H.Pylori.
Ngoài ra việc ăn nhiều sữa chua còn giúp bạn tăng số lượng lợi khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch, giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Rau củ quả có ít chất xơ
Rau củ quả là một loại thực phẩm không thiếu trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Tuy nhiên đối với người bị đau dạ dày, bạn không nên đưa các loại rau củ quả giàu chất xơ vào thực đơn ăn sáng. Bởi việc dung nạp quá nhiều chất xơ có thể gây áp lực và tạo thêm gánh nặng lên hệ tiêu hóa. Điều này khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động mạnh hơn, nhanh hơn và mất một khoảng thời gian để nghiền trộn.
Chính vì những điều trên, rau củ quả giàu chất xơ không tốt cho người bị đau dạ dày, có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Thay vào đó bạn nên sử dụng các loại rau củ quả ít chất xơ, có độ mềm để ăn vào mỗi buổi sáng.
Thành phần của rau củ quả gồm đa dạng các loại vitamin, hàm lượng anethole cao và nhiều khoáng chất. Đây đều là những dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, kích thích tăng cường dịch tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi, giảm đau dạ dày và khó tiêu.
Gợi ý thực đơn ăn uống vào buổi sáng cho người bị đau dạ dày
Thực đơn 1
- Một tô cháo thịt bằm đã nấu nhừ
- Một ly nước trái cây
- Một hũ sữa chua.
Thực đơn 2
- Một miếng bánh mì có chứa thịt nạc và rau
- Một quả chuối
- Một ly sữa tươi (200ml).
Thực đơn 3
- Một tô cháo cá thu
- Một hũ sữa chua
- Một ly nước ép trái cây.
Thực đơn 4
- Một tô súp thịt nạc
- Một quả táo
- Một ly nước ép trái cây
Thực đơn 5
- Một tô súp bí đao
- Một hũ sữa chua không đường
- Một nắm nhỏ cherry tươi.
Thực đơn 6
- Một tô ngũ cốc dinh dưỡng
- Một ly sữa tươi
- Một chùm nho nhỏ.
Thực đơn 7
- Một t
ô cháo bí đỏ thịt bằm - Một ly nước hoa quả
- Một đĩa đu đủ nhỏ.
Ăn bữa sáng đúng cách ở người bị đau dạ dày
Ngoài vấn đề “Bị đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng để khỏe cả ngày?”, bạn cũng cần ăn uống đúng cách để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. Để đảm bảo sức khỏe dạ dày, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, đầy đủ năng lượng cho cả ngày dài, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Ăn chín, uống sôi
- Ăn chậm và nhai kỹ
- Vui vẻ, thoải mái, tập trung ăn uống
- Hạn chế vận động hoặc tham gia vào các hoạt động mạnh ngay khi mới ăn xong
- Không ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng vào mỗi buổi sáng vì điều này có thể khiến dạ dày co bóp mạnh hơn
- Không ăn quá ít hoặc ăn quá no, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao để tăng khả năng tiêu hóa của dạ dày, giúp cơ thể khỏe mạnh và thoải mái
- Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, thức ăn chế biến sẵn, chứa nhiều muối, thực phẩm khó tiêu hóa vào mỗi buổi sáng. Bởi điều này có thể dẫn đến khó chịu, mệt mỏi và tức bụng
- Không nên ăn hành, giá đỗ, dưa muối, hẹ và một số thực phẩm tạo hơi trong dạ dày. Bởi đây đều là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ khó tiêu thụ, không thể hòa tan. Việc ăn thực phẩm tạo hơi trong dạ dày vào mỗi buổi sáng sẽ gây đau bụng, lạnh bụng, cọ xát vào bụng dưới
- Người bị đau dạ dày không nên ăn thực phẩm ăn nóng vì có thể làm tổn thương dạ dày. Hạn chế ăn mì tôm, bún, xôi, phở vào mỗi buổi sáng vì có thể gây khó tiêu.
Bài viết là thông tin cơ bản giúp bạn đọc giải đáp vấn đề “Bị đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng để khỏe cả ngày?”. Hy vọng thông qua những thông tin này, người bệnh có thể áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh. Từ đó đảm bảo sức khỏe dạ dày, phòng ngừa cảm giác khó chịu và cơn đau tái phát.
Bài viết liên quan:
- 10+ cách chữa đau dạ dày tại nhà, giảm đau nhanh nhất
- 8 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất hiện nay
- Chấm dứt đau dạ dày lâu năm với bài thuốc chữa từ 30 thảo dược