Ung thư đại tràng là bệnh ung thư phổ biến của hệ tiêu hóa, bệnh phát triển quan 4 giai đoạn. Xác định đúng các giai đoạn của ung thư đại tràng giúp nhận biết mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách.
Cách xác định giai đoạn của ung thư đại tràng bằng hệ thống TNM
Ung thư đại tràng là ung thư phổ biến ở Việt Nam sau ung thư gan, dạ dày, phổi và ung thư vú. Bệnh do khối polyp adenomatous biến chứng thành khối u ác tính và hình thành nên tế bào ung thư.
Biểu hiện lâm sàng bệnh khiến người bệnh đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu, cơ thể mệt mỏi,… Hiện nay các giai đoạn của ung thư đại tràng xác định bằng hệ thống TNM của Hoa Kỳ dựa trên các yếu tố:
Khối u nguyên phát (T)
Xác định được kích thước và mức độ phát triển của khối u
- TX: Khối u nguyên phát chưa đánh giá được
- T0: Tình trạng khối u nguyên phát chưa được đánh giá
- Tis: Ung thư đại tràng giai đoạn đầu nhưng chưa lây lan qua niêm mạc cơ
- T1: Tế bào ung thư lây lan đến dưới niêm mạc nhưng chưa xâm lấn đến lớp cơ
- T2: Tế bào ung thư lây lan đến lớp cơ niêm mạc
- T3: Khối u phát triển qua lớp niêm mạc và lây lan sang cùng cơ xung quanh
- T4: Tế bào ung thư xâm lấn đến phúc mạc nội tạng và hoặc cơ quan lân cận
Hạch bạch huyết (N)
Xác định mức độ nghiêm trọng của tế bào ung thư dựa trên những hạch bạch huyết bị tế bào ung thư ảnh hưởng.
- NX: Hạch bạch huyết chưa thể đánh giá
- N0: Tế bào ung thư chưa di căn đến hạch bạch huyết
- N1: Tế bào ung thư di căn đến tế bào hạch bạch huyết
- N2: Khi tế bào ung thư di căn đến 4 hạch bạch huyết trở nên.
Di căn xa
Giúp xác định được tế bào ung thư di căn đến cơ quan khác trên cơ thể:
- M0: Không có di căn
- M1: Gồm di căn đến cơ quan khác hoặc di căn phúc mạc
Các giai đoạn của ung thư đại tràng và cách điều trị
Ung thư đại tràng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của đại tràng: đại tràng xuống, đại tràng ngang, đại tràng lên, manh tràng và đại tràng sigma,…. Các giai đoạn ung thư đại tràng bao gồm:
Ung thư đại tràng giai đoạn 1
Đây là giai đoạn tế bào ung thư phát triển ở niêm mạc đại tràng và chưa phát triển bên ngoài thành. Ở giai đoạn này người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:
- Rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy, táo bón,
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
- Buồn nôn và nôn mửa, khó chịu ở trực tràng
Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu người bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác như bệnh trĩ, viêm ruột thừa, nhiễm trùng bàng quang,… Do đó người bệnh cần đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh
Đối với giai đoạn này phẫu thuật điều trị được xem là là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Người bệnh được tiến hành phẫu thuật:
- Phẫu thuật cắt polyp: Bệnh nhân được cắt polyp bằng thủ thuật nội soi, nếu tế bào ung thư được loại trừ hoàn toàn bạn không cần thực hiện thêm bất kỳ phương pháp nào khác
- Cắt bỏ một phần đại tràng: Khi tế bào ung thư nằm xung quanh polyp, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định cắt một phần đại tràng.
Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật người bệnh có thể gặp một số rủi ro như chảy máu đại tràng, nhiễm trùng, hình thành sẹo chèn ép không gian đại tràng. Do đó nên trao đổi với bác sĩ để thực hiện ngăn chặn những rủi ro.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ở giai đoạn này tế bào ung thư đã lan rộng đến thành đại tràng, nhưng chưa lây lan đến hạch bạch huyết. Phụ thuộc vào tế bào ung thư lây lan bao xa được chia thành 3 giai đoạn nhỏ
- Giai đoạn 2A: Tế bào ung thư phát triển qua lớp niêm mạc đại tràng và tỷ lệ sống sau 5 năm là 87%
- Giai đoạn 2B: Tế bào ung thư xâm lấn qua lớp phúc mạc và chưa đế cơ quan khác. Tỷ lệ sống sau 5 năm là 65%
- Giai đoạn 2C: Tế bào ung ưng qua lớp niêm mạc thành đại tràng và lân lan đến mô vung quanh
Người bệnh dễ dàng nhận biết dấu hiệu của bệnh thông qua triệu chứng
- Bị tiêu chảy và táo bón kéo dài hơn 4 tuần
- Đi ngoài ra máu, bụng khó chịu, đau bụng
- Luôn có cảm giác phân còn sót lại sau khi đi đại tiện
- Cơ thể mệt mỏi và sút cân không rõ ràng
Khi bị ung thư đại tràng giai đoạn 2, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức khỏe tuổi tác có biện pháp điều trị:
Phẫu thuật cắt bỏ
Tùy thuộc vào vị trí của khối u người bệnh được chỉ định cắt đại tràng phải, trái,đại tràng ngang hoặc cắt đại tràng sigma. Thực hiện phẫu thuật mổ hở hoặc nội soi.
Sau khi cắt bỏ phần đại tràng được khâu nối với nhau, trường hợp người bệnh bị cắt bỏ hoàn toàn đại tràng được thông ruột non và ống hậu môn. Tương tự như giai đoạn 1, sau phẫu thuật người bệnh cần chế độ chăm sóc tốt và kiêng khem phòng tránh biến chứng như nhiễm trùng máu, huyết khối tĩnh mạch sâu,…
Hóa trị điều trị ung thư giai đoạn 2
Người bệnh được chỉ định sử dụng phương pháp này khi:
- Khối u đại tràng T4: Khối u phát triển to và vượt qua niêm mạc đại tràng và bệnh nhân ở giai đoạn 2B hoặc 2C
- Tế bào ung thư lan tới phúc mạc, mạch máu và hạch bạch huyết
- Người bệnh xuất hiện biến chứng như tắc ruột hay thủng ruột
- Sử dụng hóa trị bổ trợ tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật ngăn ngừa bệnh tái phát và diễn biến nghiêm trọng hơn.
Phương pháp này sử dụng thuốc điều trị như Capecitabine, 5-fluorouracil phối hợp với Leucovorin, Folfox – leucovorin kết hợp cùng 5-fluorouracil. Tuy nhiên người bệnh bị tác dụng phụ: thiếu máu, rụng tóc, buồn nôn, suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch
Xạ trị
Phương pháp được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:
- Phá hủy tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật
- Bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật
- Khối u xâm lấn đế các mô, câu trúc gần đó hoặc vị trí khối u phức tạp không thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn
- Tác dụng phụ thường gặp khi xạ trị là giãn mao mạch, khô da và mô ở gần khu vực xạ trị có thể bị hoại tử
Ung thư đại tràng giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3 các tế bào ung thư di căn ra bên ngoài và xâm lấn đến hạch bạch huyết xung quanh. Tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này từ 35-60%. Phụ thuộc vào số bạch huyết bị ảnh hưởng, bệnh được chia thành giai đoạn:
- Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư nằm trong hoặc giữa niêm mạc đại tràng, ảnh hưởng từ 3-6 hạch bạch huyết và các mô ở gần hạch bạch huyết này.
- Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư di chuyển đến lớp ngoài của thành đại tràng nhưng chưa xâm lấn đến cơ quan xung quanh. Khoảng 2-3 hạch bạch huyết ảnh hưởng bởi tế bào ung thư.
- Giai đoạn 3C: Có trên 4 hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và tế bào ung thư có thể lây lan đến cơ quan khác trên cơ thể
Ở giai đoạn này người bệnh xuất hiện các triệu chứng như:
- Xuất hiện triệu chứng tiêu chảy táo bón, đi đại tiện thường xuyên
- Đi đại tiện ra máu, cơn đau thường xuyên và không kiểm soát được
- Người bệnh mệt mỏi, thiếu máu và sụt cân
Người bệnh sử dụng các phương pháp điều trị như:
Phẫu thuật
Người bệnh được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng và ít nhất 12 hạch bạch huyết xung quanh. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi: Đây là phương pháp được nhiều người bệnh thực hiện ít xâm lấn
- Phẫu thuật Colostomy: Hay còn gọi là phẫu thuật hậu môn giả, bệnh nhân được kết nối đại tràng với ống thông để đào thải ra túi đeo bên hông của bệnh nhân
- Phẫu thuật bằng tần số vô tuyến hoặc cắt lạnh khối u: Phẫu thuật sử dụng tần số vô tuyến để làm nóng hoặc làm lành để loại bỏ khối u. Tuy nhiên phương pháp này có thể bị sót tế bào ung thư
Hóa trị
Sử dụng phương pháp này sau khoảng 4-8 tuần phẫu thuật nhằm hạn chế tế bào ung thư tái phát. Các loại thuốc hóa trị được sử dụng như Capecitabine, Fluorouracil, Irinotecan, Oxaliplatin, Trifluridine,…Khi thực hiện hóa trị người bệnh xuất hiện tác dụng phụ như buồn nôn, lở miệng, rụng tóc, ngứa ở bàn chân, bàn tay,…
Xạ trị
Sử dụng xạ trị với trường hợp khối u to, phát triển đến cơ quan lân cận và phẫu thuật không hiệu quả. Ngoài ra sử dụng phương pháp này tiêu diệt tế bào ung thư sau phẫu thuật
Các loại xạ trị phổ biến như:
- Xạ trị tia chùm ngoài: Người bệnh được tiến hành xạ trị chùm ngoài sử dụng máy chuyên dụng đưa tia X loại bỏ tế bào ung thư.
- Liệu pháp xạ trị tập thể: Khi tế bào ung thư di căn đến cơ quan khác như phổi gam cần phức xạ lớn hơn để tiêu diệt
Tuy nhiên người bệnh gặp tác dụng phụ: cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, dị ứng nổi phát ban
Ung thư đại tràng giai đoạn 4
Đây là giai đoạn khi tế bào ung thư di căn đến vùng mô và cơ quan lân cận như phổi, gan,xương,… Triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn cuối với đặc trưng rõ rệt như:
- Đi ngoài ra máu: Máu có thể màu sẫm hoặc màu đen, tình trạng kéo dài người bệnh thiếu máu, chóng mặt,
- Cơ thể mệt mỏi
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
- Sút cân không lý do
Theo một số thống kê có đến 70% người bệnh phát hiện và điều trị là ở giai đoạn cuối. Và số bệnh nhân sống trong vòng 5 năm khi bị ung thư đại tràng này chỉ chiếm 8-11%.
Người bệnh có thể lựa chọn một số phương pháp điều trị như:
Phẫu thuật
Phương pháp được sử dụng khi tế bào ung thư di căn đến gan hoặc phổi. Bệnh nhân được bác sĩ tiến hành cắt phần đại tràng và hạch bạch huyết lân cận. Trường hợp khối u quá lớn được tiến hành nội soi đặt ống stent giữ cho ruột mở.
Hóa trị
Sử dụng hóa trị thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Tuy nhiên phương pháp này chưa tác dụng phụ tiêu chảy, buồn nôn, lở miệng và dễ mắc bệnh nhiễm trùng.
Xạ trị ung thư
Các loại xạ trị được sử dụng phổ biến như:
- Xạ trị chọn lọc: Phương pháp bơm vào động mạch hạt vi cầu phóng xạ ngăn chặn khối u phát triển
- Xạ trị trong phẫu thuật: Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, người bệnh được tia xạ trị tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại
- Liệu pháp xạ trị tập thể: Sử dụng tia xạ trị vào cơ quan bị tế bào ung thư di căn đến
Khi sử dụng người bệnh gặp tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi, dị ứng nhẹ, mẩn ngứa, đi ngoài ra máu và phân lỏng
Đốt u bằng vi sóng hoặc áp lạnh
Người bệnh được tiến hành siêu âm, chụp CT để đưa đầu dò phát ra sóng vô tuyến năng lượng cao đốt cháy hoặc làm lạnh khối u. Phương pháp này ít gây tác dụng phụ và được sử dụng phổ biến điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối
Phương pháp nhắm mục tiêu
Đây là phương pháp sử dụng thuốc ức chế tế bào ung thư phát triển và tạo ra tế bào khỏe mạnh ngăn chặn sự lan rộng khối u
- Thuốc kháng EGFR: Thuốc ngăn chặn EGFR – một loại protein giúp tế bào ung thư phát triển, thuốc kháng EGFR bao gồm Cetuximab và Panitumumab
- Thuốc chống tái tạo mạch máu: Giúp loại bỏ VEGF – protein tái tạo mạch máu nuôi dưỡng các tế bào ung thư. Thuốc được sử dụng như: Bevacizumab, Ramucirumab, Ziv-aflibercept
- Liệu pháp ức chế Kinase: Sử dụng thuốc Regorafenib tiêu diệt protein Kinase bị đột biến và nguyên nhân dẫn đến ung thư
Tùy thuộc vào loại thuốc sử dụng, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ như chán ăn, sụt cân, tiêu chảy, tế ngứa chân tay, lở miệng,…
Liệu pháp miễn dịch
Phương pháp sử dụng thuốc để kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể ức chế tế bào ung thư phát triển. Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc như: Nivolumab, Pembrolizumab,… Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ: ho, sốt, buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn, dụ ứng nổi phát ban,…
Ung thư đại tràng tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu người bệnh nhận biết sớm và điều trị sớm tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 90%. Ngược lại nếu không nhận biết sớm điều trị, bệnh tiến triển nặng, bệnh biến chuyển nặng tỷ lệ điều trị thành công là 10%.
Lời khuyên của bác sĩ điều trị ung thư đại tràng
Bên cạnh điều trị bệnh, người bệnh cần thói quen sinh hoạt lành mạnh chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát như:
- Thường xuyên sàng lọc ung thư để phòng tránh và nhận viết điều trị bệnh sớm
- Nhận biết dấu hiệu của bệnh để điều trị sớm ngay từ giai đoạn đầu, tỷ lệ điều trị thành công cao
- Duy trì cân nặng tránh tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển
- Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng
- Tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch
- Thường xuyên luyện tập giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể
- Bổ sung thực phẩm tốt cho cơ thể như rau xanh, giàu protein, vitamin D, canxi,… Ngược lại không sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thịt đỏ (thịt cừu, thịt bò, thị dê), hay đồ ăn chế biến sẵn
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá và chất kích thích bởi những thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe còn kích thích tế bào ung thư phát triển
Như vậy, xác định chính xác các giai đoạn của ung thư đại tràng giúp nhận biết mức độ nghiêm trọng và lựa chọn phương pháp điều trị đúng cách. Bởi ung thư giai đoạn phát triển chậm và tiên lượng tốt hơn, bên cạnh đó người bệnh cần biện pháp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện điều trị bệnh.
Đừng bỏ lỡ
- Ung thư đại tràng di căn sống được bao lâu? Cách điều trị
Xem thêm: Gạo lứt đen: Thực phẩm có thể thay thế cho gạo trắng thông thường