Đau rát cổ họng có đờm là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, vấn đề liên quan đến cơ quan hô hấp và tình trạng nhiễm khuẩn. Cụ thể như bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản hay thậm chí là ung thư vòm họng… Đối với những trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng theo thời gian hoặc kéo dài, người bệnh cần xác định nguyên nhân, sau đó tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây đau rát cổ họng có đờm
Cổ họng là một trong những cơ quan của đường hô hấp trên. Do đó cơ quan này rất dễ bị nhiễm khuẩn và tổn thương khi sinh sống trong môi trường ô nhiễm, điều kiện thời tiết thay đổi hoặc do vi khuẩn và virus xâm nhập.
Ngoài cổ họng cũng có nguy cơ bị tổn thương khi một số bệnh lý về đường hô hấp khác không được thăm khám và điều trị.
Bạn có thể mắc phải một trong những bệnh lý dưới đây nếu gặp tình trạng đau rát cổ họng có đờm:
1. Bệnh viêm họng
Tình trạng đau rát cổ họng kèm theo dịch nhầy là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm họng. Căn bệnh này là một dạng nhiễm trùng khiến niêm mạc hầu họng và thành họng bị viêm, sưng và đau rát.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng ở cổ họng còn kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu khác. Điển hình như hiện tượng ứ đờm ở cổ họng, nuốt vướng một bên họng, khó nuốt, sưng hạch bạch huyết ở cổ, sốt, cơ thể mệt mỏi, đau đầu…
Bệnh viêm họng cấp tính thường được chữa bằng các phương pháp nội khoa và cải thiện rõ rệt sau một tuần điều trị. Tuy nhiên đối với những trường hợp chủ quan, không kịp thời can thiệp, tình trạng viêm nhiễm và tổn thương ở hầu họng có thể lan rộng sang nhiều cơ quan khác như họng, mũi và dây thanh quản.
2. Bệnh viêm thanh quản
Bệnh viêm thanh quản thể hiện cho tình trạng thanh âm (dây thanh quản) bị viêm sưng và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát cổ họng, khó chịu, có đờm ứ đọng trong cổ họng, khàn tiếng hay thậm chí là mất giọng.
Những triệu chứng nêu trên xảy ra do dây thanh quản viêm sưng dẫn đến không gian của cơ quan này bị thu hẹp, khiến quá trình lưu thông không khí bị cản trở, lượng không khí đi qua bị thay đổi và biến dạng.
Phần lớn bệnh viêm thanh quản xuất hiện do sự tác động của virus (virus cúm A, virus cúm B). Tuy ở một số trường hợp khác, thanh quản có thể bị tổn thương do thời tiết thay đổi, nhiễm vi khuẩn (Haemophilus influenzae, phế cầu, liên cầu…), nhiễm nấm. Trường hợp này thường khó điều trị, đồng thời có xu hướng tiến triển thành mãn tính.
Ngoài tình trạng đau rát cổ họng có đờm, mất tiếng, khàn giọng, người bị viêm thanh quản còn thường xuyên có cảm giác khó chịu, cơ thể mệt mỏi, sốt, ho, khô và ngứa họng.
3. Cảm lạnh
Cảm hay cảm lạnh còn được gọi là viêm mũi họng và sổ mũi cấp. Đây là một bệnh lý về đường hô hấp trên xảy ra phổ biến. Tuy nhiên bệnh cảm lạnh ít gây ra những triệu chứng toàn thân. Bệnh chủ yếu tác động và làm ảnh hưởng đến mũi. Chủng rhinovirus được xác định là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Để nhận biết bệnh cảm lạnh, người bệnh có thể dựa vào các triệu chứng gồm: Đau họng, sổ mũi, hắt hơi, ho, ứ đờm… Những triệu chứng của bệnh thường có xu hướng thuyên giảm sau 7 – 10 ngày chăm sóc.
Tuy nhiên đối với một số trường hợp nghiêm trọng. virus gây bệnh có thể sinh sôi, xâm nhập vào nhiều cơ quan khác trong cơ thể, đường hô hấp trên. Từ đó hình thành một số biến chứng như viêm xoang, viêm họng…
4. Cảm cúm
Tương tự như bệnh cảm lạnh, cúm hay cảm cúm là bệnh về đường hô hấp trên xảy ra phổ biến. Bệnh hình thành và phát triển khi cơ thể bị các virus cúm (virus cúm A, B và C) tấn công.
Bệnh cảm cúm có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên n
hững người có hệ miễn dịch suy yếu như phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người già, người bị ung thư hoặc nhiễm HIV… là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Gác triệu chứng của bệnh cảm cúm thường bùng phát sau khoảng 24 – 48 giờ kể từ thời điểm cơ thể bị virus xâm nhập. Sốt cao trên 40 độ, họng có đờm, đau họng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, ho, hắt hơi… là những triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Cảm cúm là bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp đều có đáp ứng tốt với thuốc và chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Trong trường hợp, bệnh cảm cúm xuất hiện là do sự tác động và xâm nhập của các loại virus nguy hiểm như H1NI, H5N1, H7N9… người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị nội trú. Đồng thời phòng ngừa lây nhiễm cho người khác.
5. Bệnh viêm amidan
Tình trạng đau rát cổ họng kèm đờm có thể xuất hiện khi bạn bị viêm amidan. Đây là một bệnh lý hình thành và tiến triển do sự xâm nhập vào amidan (hai hạch lympho tồn tại ở hai bên cổ họng) của vi khuẩn hoặc virus. Từ đó khiến cơ quan này trở nên nóng đỏ và sưng tấy.
Những tổn thương xuất hiện ở amidan làm thu hẹp không gian của hầu họng. Từ đó khiến bệnh nhân thường xuyên đối mặt với tình trạng nuốt vướng, khó nuốt, đau rát cổ họng, sốt, khó thở, ứ đờm, khó khăn khi giao tiếp, cơ thể mệt mỏi…
Sau khi người bệnh áp dụng các biện pháp chăm sóc, sử dụng thuốc và dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, các triệu chứng của bệnh viêm amidan sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Tuy nhiên ở những trường hợp nghiêm trọng, những tổn thương ở amidan có thể phát triển theo chiều hướng xấu và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đối với trường hợp này, bệnh nhân buộc phải tiến hành cắt bỏ amidan.
6. Viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng thể hiện cho tình trạng niêm mạc mũi có dấu hiệu viêm sưng do bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên. Bệnh lý này đặc trưng bởi tình trạng nghẹt mũi, ho, hắt hơi, sổ mũi, khó thở và chảy nước mắt.
Tuy nhiên khi bệnh viêm mũi dị ứng xuất hiện kéo dài, lượng dịch nhầy tiết ra từ mũi có thể chảy xuống cổ họng. Từ đó gây ứ đọng và phát sinh đờm ở cơ quan này. Đồng thời gây nhiễm trùng và tổn thương niêm mạc hầu họng dẫn đến đau. Chính vì thế, tình trạng đau rát cổ họng có đờm có thể xảy ra khi bạn bị viêm mũi dị ứng mãn tính.
7. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng được xếp vào danh sách các bệnh lý nguy hiểm, có khả năng làm giảm sức khỏe tổng thể và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Bệnh lý này xảy ra khi có khối u ác tính xuất hiện ở thành vòm họng, phát triển thành tế bào ung thư.
Để nhận biết bệnh ung thư vòm họng, người bệnh có thể dựa trên một số triệu chứng khó chịu gồm đau họng, đau tai, ho, giọng nói thay đổi (mất tiếng, khàn giọng), có đờm, vướng nghẹn khi nhai nuốt, sụt cân bất thường…
Nếu không sớm chẩn đoán và can thiệp kịp thời, tế bào ung thư sẽ di căn đến hạch bạch huyết và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Từ đó gây ra hàng loạt biến chứng nghiêm trọng và khiến bệnh nhân tử vong.
Đau rát cổ họng có đờm nguy hiểm không?
Tình trạng đau rát cổ họng có đờm là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Chính vì thế, mức độ nguy hiểm của tình trạng này thường có sự phân cấp rõ rệt tùy thuộc vào từng mức độ tổn thương và nguyên nhân cụ thể.
Trong trường hợp nguyên nhân gây đau họng có đờm là những bệnh lý thông thường như viêm amidan, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng hay viêm họng, bệnh tình sẽ thuyên giảm rõ rệt khi bệnh nhân sử dụng thuốc, nghỉ ngơi và áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà.
Ngược lại nếu ung thư vòm họng hoặc những bệnh lý, vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác là căn nguyên, mức độ thường rất nghiêm trọng, bệnh nhân buộc phải điều trị sớm và điều trị lâu dài.
Để xác định mức độ nguy hiểm của triệu chứng đau rát cổ họng có đờm, người bệnh cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Từ đó áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp.
Một số biện pháp giúp khắc phục triệu chứng đau rát cổ họng có đờm
Phần đa những trường hợp bị đau rát cổ họng có đờm thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên tình trạng này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu, gặp nhiều bất lợi khi thực hiện các hoạt động ăn uống hay giao tiếp.
Chính vì thế người bệnh có thể sử dụng thuốc, áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc can thiệp phẫu thuật để khắc phục tình trạng sưng viêm, đau rát và có đờm ở cổ họng.
1. Biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà
Để cải thiện tình trạng ứ đờm, viêm sưng và đau rát cổ họng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà.
- Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước mỗi ngày có thể kích thích và làm tăng dẫn lưu giữa những cơ quan quan trọng của đường hô hấp trên. Đồng thời làm loãng đờm. Từ đó giúp quá trình loại bỏ dịch đờm diễn ra dễ dàng
hơn. - Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng: Việc sử dụng nước muối sinh lý súc họng và vệ sinh mũi sẽ giúp bạn giảm viêm, cải thiện tình trạng sưng tấy và đau rát cổ họng. Đồng thời loại bỏ dị nguyên, làm dịu tổn thương, làm mềm niêm mạc và giúp dễ dàng hơn trong việc dẫn lưu nước mũi ra bên ngoài. Người bệnh nên vệ sinh mũi và súc họng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu thời tiết khô hanh, bạn nên đặt một máy tạo độ ẩm trong nhà và trong phòng làm việc.Độ ẩm không khí tăng lên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng khô rát mũi, ngứa họng và giúp giảm đau.
- Dùng thảo dược thiên nhiên: Tận dụng những loại thảo dược có tác dụng long đờm, trị ho và cải thiện tình trạng đau rát họng như nghệ, gừng, tỏi và chanh. Người bệnh có thể thêm những loại thảo dược này vào chế độ ăn uống mỗi ngày để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, giúp tình trạng đau cổ họng có đờm nhanh chóng thuyên giảm.
- Nghỉ ngơi: Người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để nâng cao sức khỏe, chống chọi với virus gây bệnh. Đồng thời phòng ngừa tình trạng lây nhiễm bệnh cho người khác.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Người bệnh nên tăng cường bổ sung những dưỡng chất có trong rau xanh, ngũ cốc và hoa quả để củng cố sức đề kháng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó bạn cần hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm gây hại, có khả năng kích thích niêm mạc họng và làm tăng phản ứng viêm như thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp và chứa nhiều chất bảo quản, caffeine, các loại rượu bia, thuốc lá…
- Uống nước ấm hoặc uống trà ấm mỗi ngày: Bệnh nhân bị đau rát cổ họng có đờm nên uống nước ấm hoặc uống trà ấm trước khi đi ngủ và mỗi buổi sáng sau khi thức dậy để làm dịu cổ họng, giảm cảm giác đau rát, sưng viêm và ngứa ngáy. Người bệnh có thể thêm mật ong nguyên chất, tinh dầu bạc hà hoặc gừng tươi vào nước uống để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Mang khẩu trang: Khi di chuyển ngoài trời bạn cần mang khẩu trang để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây hại như khói bụi, nấm mốc, vi khuẩn, khí thải công nghiệp…
- Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với những tác nhân có khả năng gây dị ứng như phấn hoa, mạc bụi, nấm mốc… Bởi hầu hết những tác nhân này đều có khả năng kích thích phản ứng viêm và làm nghiêm trọng hóa những triệu chứng xảy ra ở những cơ quan của đường hô hấp trên.
- Loại bỏ thói quen sinh hoạt xấu: Người bệnh cần tránh la hét quá mức hoặc nói quá nhiều trong thời gian điều trị bệnh. Nhất là khi bạn đang bị viêm thanh quản. Ngoài ra bạn cần tránh thức khuya, làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Tăng cường vận động: Để nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tổng thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, người bệnh cần tăng cường vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Một số bài tập có thể mang đến tác dụng hữu hiệu và lợi ích đối với sức khỏe tổng thể của bạn gồm yoga, chạy bộ, bơi lội, đi bộ, cầu lông, tennis…
Đối với những trường hợp đau rát cổ họng có đờm xảy ra do cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm họng cấp, viêm thanh quản… việc áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà có thể làm giảm triệu chứng. Đồng thời giúp bệnh lý tiến triển theo chiều hướng tích cực hơn.
2. Điều trị y tế
Trong trường hợp đau rát cổ họng có đờm xảy ra do cơ thể bị vi khuẩn, xâm nhập hay phát sinh do mộ số nguyên nhân khác, thì các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà chỉ có khả năng hỗ trợ làm giảm triệu chứng.
Chính vì thế, người bệnh cần phối hợp biện pháp chăm sóc với việc sử dụng thuốc điều trị và các phương pháp chuyên sâu nhằm giải quyết dứt điểm những vấn đề có liên quan đến sức khỏe.
Sử dụng thuốc
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Người bệnh cần sử dụng thuốc hạ số và giảm đau như Paracetamol để hạ thân nhiệt và làm giảm cơn đau.
- Thuốc giảm ho: Người bị viêm họng có đờm nên sử dụng thuốc Terpin codein, Neocodion, Eugica… để cải thiện tốt triệu chứng ho do bệnh cảm lạnh, cảm cúm và viêm họng.
- Thuốc làm tiêu chất nhầy: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc làm tiêu chất nhầy như Ambroxol, Bromhexin hoặc Acetylcystein để làm giảm triệu chứng đàm ứ cổ họng và long đờm.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Loại thuốc này khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp bạn ức chế nguyên nhân gây bệnh.
- Thuốc điều trị ung thư: Đối với những trường hợp cổ họng đau rát kèm đờm do ung thư vòm họng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp thu nhỏ kích thước của khối u.
Các biện pháp khác
- Cắt bỏ amidan: Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan sẽ được thực hiện nếu tình trạng nhiễm trùng ở cơ quan này phát triển và chuyển sang mãn tính, không thể điều trị bệnh bằng phương pháp nội khoa.
- Phẫu thuật loại bỏ khối u: Phương pháp phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính tại vòm họng sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và chỉ định khi khối u có kích thước nhỏ và chưa xuất hiện bất kỳ dấu hiệu di căn nào.
- Xạ trị: Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định xạ trị đối với những bệnh nhân bị ung thư vòm họng.
Nếu bị đau rát cổ họng có đờm thường xuyên hoặc kéo dài, người bệnh nên liên hệ và thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên kho
a tai mũi họng. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và đề ra các phương pháp điều trị thích hợp.
Đối với các trường hợp bị ung thư vòm họng, việc kiểm tra, phát hiện và chẩn đoán sớm có thể giúp quá trình chữa bệnh đạt kết quả khả quan hơn.
Xem thêm: Thực đơn dành cho người tiểu đường type 1: Nên ăn gì và kiêng ăn gì?