Chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định kết quả quá trình điều trị chứng đau mỏi vai gáy, giúp giảm đau, chống viêm, từ đó kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng phiền toái của bệnh lý này. Vậy bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy nên ăn gì, kiêng gì? Làm thế nào để xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý, lành mạnh? Mời độc giả tìm kiếm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Người bị đau mỏi vai gáy nên ăn gì cho mau khỏi?
Vì đau mỏi vai gáy là tình trạng liên quan trực tiếp đến cấu trúc xương khớp nên người bệnh cần tăng cường các loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, phục hồi tổn thương, tái tạo khớp xương, hỗ trợ điều trị bệnh lý và nâng cao sức đề kháng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn cần bổ sung những nhóm thực phẩm sau:
Nhóm thực phẩm giàu canxi
Đây là một trong những nhóm thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của những người bị đau mỏi vai gáy. Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất quan trọng có tác dụng hồi phục các tổn thương tại sụn khớp, ức chế sự thoái hóa, ngăn ngừa bệnh loãng xương, đồng thời duy trì sự dẻo dai, chắc khỏe của hệ thống cơ xương.
Thêm vào đó, nhóm thực phẩm này còn mang đặc tính chống viêm, giảm đau, cải thiện chứng đau cứng khớp, hạn chế nguy cơ tái phát một số vấn đề liên quan đến xương khớp và tăng cường khả năng vận động. Ngoài ra, canxi còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh. Khi sức khỏe của hai cơ quan này ổn định, chúng ta sẽ tránh được nhiều bệnh lý mạn tính nghiêm trọng. Những loại thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm:
- Các loại hạt (mè đen, hạt chia, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương)
- Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phô mai)
- Các loại đậu (đậu xanh, đậu trắng, đậu đen, đậu nành)
- Rau củ (rau dền, cải xoăn, bông cải xanh, bí đỏ, khoai lang)
- Cá biển và hải sản (cua, sò, tôm, nghêu)
- Trái cây (quýt, cam, đu đủ, bưởi)
Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin D
Vitamin D là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Sự thiếu hụt vitamin D ở những người bị đau mỏi vai gáy không chỉ khiến tình trạng này diễn biến xấu đi mà còn làm sưng đau cơ – xương và gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 1.
Những người bị thiếu vitamin D quá nặng thường dễ mắc bệnh ung thư: ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư hệ bạch huyết. Hơn nữa, với nhiệm vụ duy trì và nâng cao sức khỏe xương khớp, vitamin D là yếu tố tiên quyết giúp cơ thể tổng hợp thành công nguồn canxi từ thức ăn.
Thông thường, chúng ta chủ yếu tích lũy vitamin D khi ánh sáng mặt trời chiếu thẳng lên da, sau đó tiến hành chuyển hóa chất này bên trong da thành một hoặc nhiều dạng hoạt động của vitamin (còn được gọi là calciferol).
Hàm lượng vitamin D tồn tại trong thực phẩm khá thấp. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp bổ sung vitamin từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Sò
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Trứng cá (đen và đỏ)
- Ngũ cốc dinh dưỡng
- Các loại cá béo (cá thu, cá mòi, cá hồi, cá trích)
- Dầu gan cá
- Đậu nành và những sản phẩm từ đậu nành
Nhóm thực phẩm giàu phốt pho
Phốt pho là một loại khoáng chất có hàm lượng cao trong cơ thể (cao thứ hai chỉ sau canxi). Cơ thể chúng ta cần được cung cấp một lượng phốt pho vừa đủ để xây dựng và duy trì tính linh hoạt cùng độ chắc khỏe của hệ thống cơ – xương – khớp và sản xuất nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Việc dung nạp lượng phốt pho phù hợp sẽ giúp bệnh nhân đẩy lùi nhanh chóng các cơn đau mỏi vai gáy, cải thiện khả năng vận động, đồng thời giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm, thoái hóa xương khớp. Không chỉ dừng lại ở đó, chất dinh dưỡng này còn nắm giữ nhiều vai trò như:
- Giảm đau cơ – xương – khớp sau khi vận động mạnh
- Ổn định nhịp tim
- Tham gia vào sự co cơ cũng như quá trình sản xuất, sử dụng và dự trữ năng lượng
- Hỗ trợ quá trình dẫn truyền thần kinh và tổng hợp RNA, DNA
- Cân bằng hàm lượng vitamin và khoáng chất trong cơ thể, bao gồm: magie, kẽm, i-ốt, vitamin B, vitamin D…
- Thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và nuôi dưỡng tế bào
Các bệnh nhân nhức mỏi vai gáy có thể bổ sung phốt pho thông qua những loại thực phẩm sau: trứng, các loại cá, thịt gia cầm và gia súc, sữa cùng các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, váng sữa), các loại đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen), các loại hạt và quả hạch (hạt phỉ, điều, hạnh nhân, óc chó, mắc ca, đậu phộng).
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu phốt pho vì nồng độ phốt pho trong máu quá thấp hoặc quá cao đều có thể tăng cường nguy cơ phát sinh các tình trạng nguy hiểm như: đau khớp, suy nhược cơ thể, bệnh tim mạch…
Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chất xơ là một trong những dưỡng chất thiết yếu, rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Nguồn chất xơ dồi dào trong các loại trái cây, rau xanh có thể giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nghiêm trọng, cải thiện chức năng tiêu hóa và hỗ trợ chữa trị những vấn đề về xương khớp, trong đó có đau mỏi vai gáy.
Nếu người bệnh dung nạp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết trong quá trình chữa đau mỏi vai gáy, các cơn đau nhức sẽ dần dần thuyên giảm, tình trạng sưng viêm, cơ cứng tại vùng vai, gáy, cổ cũng nhanh chóng được cải thiện. Ngoài ra, một chế độ ăn uống giàu chất xơ còn hỗ trợ cơ thể thanh nhiệt, đào thải độc tố, điều hòa nồng độ cholesterol trong máu, giảm cân, phòng tránh táo bón và ung thư.
Một số loại thực phẩm giàu chất xơ là:
- Rau củ: cà rốt, bông cải xanh, cải bó xôi, bí đỏ, atiso, bắp ngô, bông cải trắng, khoai tây, khoai lang…
- Trái cây: bơ, lê, chuối, cam, mâm xôi, dâu tây, táo…
- Ngũ cốc: gạo lứt, yến mạch…
Nhóm thực phẩm giàu vitamin
Những người bị đau mỏi vai gáy cần dùng nhiều loại thực phẩm giàu vitamin bởi khi đi vào cơ thể, chất dinh dưỡng này sẽ phát huy công dụng ức chế các cơn đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả.
Trong đó, vitamin C và D có khả năng cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng cường hệ miễn dịch, từ đó đẩy lùi tình trạng sưng viêm xương khớp. Với tác dụng chống viêm, giảm đau, vitamin E rất phù hợp với các bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy.
Vitamin B và vitamin K cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong quá trình điều trị bệnh lý. Cả hai loại vitamin này đều sở hữu đặc tính kháng viêm, có thể làm dịu các cơn đau nhức một cách nhanh chóng. Hơn nữa, vitamin B, E, K còn giúp kích thích sản sinh collagen, tái tạo, nuôi dưỡng tế bào gân, xương, khớp, sụn cũng như thư giãn cơ bắp.
Để cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin tự nhiên, người đọc nên ăn sống hay nấu chín thực phẩm bằng cách luộc hoặc hấp, tránh hình thức chế biến chiên xào, nhiều gia vị và giàu dầu mỡ. Các loại thực phẩm giàu vitamin mà bạn không thể bỏ qua gồm có: ớt chuông, đu đủ, bơ, lựu, mâm xôi, mận, kiwi, việt quất, hạt dẻ, bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi, thịt cá, hải sản, dầu thực vật, nấm, các loại hạt…
Nhóm thực phẩm chứa nhiều magie
Trong một số trường hợp, chứng đau mỏi vai gáy và đau nhức xương khớp bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt magie của cơ thể. Do đó, trong suốt thời gian chữa bệnh, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng này vào chế độ ăn hàng ngày. Thói quen ăn uống lành mạnh đó sẽ giúp người bệnh “xử lý” nhanh chóng các cơn đau mỏi khó chịu, đảm bảo chức năng của hệ thống thần kinh và nâng cao sức mạnh cơ bắp.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm giàu magie còn góp phần kiểm soát một số vấn đề tâm lý (lo lắng, căng thẳng, trầm cảm), bảo vệ tim, thận và não, phòng ngừa tình trạng thiếu hụt khoáng chất và loại bỏ tác nhân gây ra các bệnh lý mạn tính. Hãy chủ động ăn nhiều những loại thực phẩm giàu magie sau: bơ, sô cô la đen, cải bó xôi, cải bẹ xanh, cải xoăn, đậu hũ, cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, quả hạch, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt (hạt chia, hạt lanh, hạt bí đỏ).
Nhóm thực phẩm giàu axit béo có lợi
Muốn đẩy lùi các cơn đau mỏi vai gáy, người đọc nên thường xuyên dùng các thực phẩm giàu axit béo có lợi, đặc biệt là nhóm thực phẩm chứa nhiều omega-3. Chế độ dinh dưỡng giàu axit béo có lợi nói chung và omega-3 nói riêng có thể góp phần ức chế các tác nhân gây bệnh, đồng thời giảm nhanh tình trạng đau nhức và co cứng xương khớp. Kết quả tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung đầy đủ omega-3 thông qua dầu cá có khả năng giảm đau tương tự Ibuprofen (một loại thuốc giảm đau tương đối phổ biến).
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, người bệnh nên hạn chế lạm dụng các sản phẩm dầu cá giàu omega-3 bởi việc bổ sung liều cao dưỡng chất này sẽ gây ra rối loạn quá trình đông máu và dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khỏe tổng quát.
Trước khi điều trị đau mỏi vai gáy bằng cách sử dụng dầu cá, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động dung nạp các axit béo có lợi trong những loại thực phẩm như: cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, hàu, hạt lanh, hạt chia, đậu nành, quả óc chó…
Nước và các loại thức ăn dạng lỏng
Cơ thể chúng ta không thể hấp thụ những chất dinh dưỡng quan trọng một cách dễ dàng và thuận lợi nếu mất đi sự hỗ trợ đắc lực của nước. Khi bị thiếu nước, cơ thể sẽ ngay lập tức bị rối loạn và rơi vào trạng thái mất cân bằng nội mô, từ đó sinh ra cảm giác mệt mỏi, suy nhược, đồng thời làm suy giảm chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể.
Việc uống nhiều nước và thường xuyên dùng các thực phẩm lỏng giúp bạn kịp thời bổ sung lượng nước cho cơ thể, khiến hệ thống cơ – khớp ít bị co rút và giảm thiểu nguy cơ đau mỏi vai gáy. Do đó, trong suốt quá trình chữa bệnh, độc giả cần đảm bảo uống đủ 2,5 lít nước/ngày, bao gồm nước lọc, trà thảo mộc, nước ép trái cây, nước canh, nước hầm xương… Thói quen này không chỉ góp phần tăng cường khả năng dung nạp dưỡng chất mà còn thúc đẩy đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể.
Người bị đau mỏi vai gáy nên kiêng gì cho mau khỏi?
Bên cạnh danh sách những loại thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng phía trên, độc giả cũng cần ghi chú ngay 3 nhóm thực phẩm có hại sau đây vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe.
Nhóm thức ăn kích thích phản ứng viêm
Những loại thức ăn nhiều gia vị, cay nóng, giàu dầu mỡ, món ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, thực phẩm đóng hộp… đều chứa nhiều chất béo có hại và có thể kích ứng phản ứng viêm bên trong cơ thể. Vì vậy, đây là nhóm thực phẩm mà những bệnh nhân mắc các vấn đề về xương khớp phải chủ động tránh xa.
Nếu bạn dùng nhiều một trong những loại thức ăn được liệt kê phía trên, tình trạng sưng viêm tại khớp xương sẽ tái phát và nhanh chóng trở nên tồi tệ. Thêm vào đó, khả năng vận động vai gáy của bệnh nhân cũng bị giới hạn rõ rệt, từ đó tác động tiêu cực đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, nếu người đọc thường xuyên dung nạp những loại thực phẩm này, chức năng của thận và tim mạch sẽ trở nên suy yếu, khiến sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng đáng kể.
Nhóm thực phẩm có lượng lipid và cholesterol cao
Nhóm thực phẩm có lượng lipid và cholesterol cao bao gồm: thịt mỡ, lạp xưởng, xúc xích, bánh ngọt… Thói quen tiêu thụ nhóm thực phẩm này thường xuyên sẽ làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong máu. Theo các chuyên gia xương khớp, tình trạng này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn khả năng vận động của hệ thống xương khớp, từ đó dẫn đến hiện tượng sưng viêm và đau nhức vai gáy.
Nhóm thực phẩm làm giảm lượng canxi của xương
Sự thiếu hụt canxi khiến các hoạt động của hệ thống xương khớp nói chung và khả năng tái tạo tế bào sụn khớp nói riêng suy giảm rõ rệt. Do đó, nguy cơ bị bệnh loãng xương và thoái hóa đa khớp của người bệnh ngày càng gia tăng.
Như vậy, trong quá trình điều trị bệnh đau mỏi vai gáy, bệnh nhân không chỉ cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi mà còn nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm có thể làm hạ nồng độ canxi của xương (rượu bia, chất kích thích, thức ăn quá mặn):
- Thức ăn quá mặn làm suy giảm sức đề kháng, khiến các cơn đau nhức thêm trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức mạnh của hệ thống xương khớp. Chế độ ăn uống quá nhiều muối sẽ kéo giảm hàm lượng canxi trong xương một cách đáng kể, đồng thời dẫn đến sự tăng nhanh nồng độ axit uric trong máu, khiến người bệnh dễ mắc bệnh gout cũng như các vấn đề về xương khớp khác.
- Rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga và chất kích thích có thể gây giãn nở tĩnh mạch, xung huyết và kết dính tiểu cầu. Điều này góp phần làm tăng mức độ căng mỏi vai gáy và đau nhức xương khớp. Ngoài ra, khi lượng canxi trong xương giảm đi rõ rệt, bạn rất dễ bị viêm và mắc phải một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng bài viết này có thể giải đáp trọn vẹn câu hỏi: “Bị đau mỏi vai gáy nên ăn gì và kiêng gì cho mau khỏi?” Từ đó, bệnh nhân có thể dễ dàng cân nhắc và xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Nếu người bệnh đảm bảo ăn uống khoa học, hợp lý trong suốt quá trình điều trị, chứng đau mỏi vai gáy của bạn sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa ở chân: Cách nhận biết và điều trị ngăn tái phát đến 95%