Bị ngứa da vào ban đêm thường gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, mức độ biểu hiện và thời gian tái phát còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong cơ thể mà bạn không nên bỏ qua. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có cho mình những thông tin hữu ích nhất về cách điều trị dấu hiệu này.
Bị ngứa da vào ban đêm, triệu chứng dễ nhận biết
Ngứa da vào ban đêm (nocturnal pruritus) là biểu hiện mẩn ngứa ngoài da gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ. Vào ban ngày, làn da chỉ cảm thấy ngứa râm ran, không quá đáng kể. Tuy nhiên, sự gia tăng đột ngột vào ban đêm có thể khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, trằn trọc. Lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới trí nhớ, thể trạng và dẫn tới tâm lý lo âu, trầm uất. Bên cạnh đó, hay bị ngứa da vào ban đêm có thể đi kèm với các biểu hiện ngoài da như:
- Da khô rát, mất cân bằng độ ẩm tự nhiên.
- Xuất hiện các vùng da khô, có vảy trắng.
- Nóng rát da.
- Nốt sẩn phù.
- Mụn đỏ li ti. Có thể chứa nước hoặc ẩn sâu dưới da.
- Bị ngứa toàn thân vào ban đêm.
- Ngứa da mặt vào ban đêm.
- Nước tiểu vàng. Tiểu đêm nhiều lần
- Chán ăn, mệt mỏi hoặc sốt nhẹ.
Ngứa vào ban đêm có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Trẻ bị ngứa vào ban đêm dẫn tới quấy khóc, bỏ bú, ngủ hay giật mình, lơ mơ, chậm tăng cân… Phụ nữ mang thai, sau sinh có thể bị giảm sút thể trạng, gia tăng nguy cơ trầm cảm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và quá trình chăm sóc con nhỏ.
Bị ngứa vào ban đêm do nguyên nhân nào?
Ngứa da vào ban đêm có thể khởi phát do một hoặc nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ tạo bước nền quan trọng giúp bạn chủ động phòng ngừa và điều trị đúng bệnh nhất. Dưới đây là một số yếu tố dẫn tới ngứa da ban đêm mà bạn nên biết:
- Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và gió là những nguyên nhân dễ dàng tác động tới hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn tới những phản ứng ngoài da.
- Rối loạn hormone: Sự thay đổi trong hoạt động của hormone tại từng thời điểm có thể dẫn tới tăng sinh máu, giãn mạch, hình thành các nốt sẩn phù. Mặt khác, điều này còn đẩy mạnh quá trình sản xuất các loại kháng thể, chất hóa học gây kích ứng cho da. Chính vì vậy, phụ nữ sau sinh, mang thai là những đối tượng có nguy cơ bị ngứa da vào ban đêm cao hơn so với nhóm còn lại.
- Tâm lý
căng thẳng: Thường xuyên bị áp lực tâm lý, thần kinh, trầm uất sẽ khiến các hệ thần kinh bị kích thích, sản sinh ra phản ứng ngứa da. - Da mất nước: Vào mùa hè, phản ứng ra mồ hôi hoặc lạm dụng điều hòa có thể kiến lượng nước trong cơ thể giảm sút. Trong khi đó, khi thời tiết chuyển mùa đông, hàm lượng độ ẩm thấp dễ dẫn tới nứt nẻ, khô da. Nếu người bệnh không kịp thời bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ dẫn tới các bệnh ngoài da.
- Sức đề kháng: Làn da nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu và các cơ quan còn chưa phát triển hoàn thiện dễ khiến bé bị ngứa về đêm
Bị ngứa vào ban đêm là bệnh gì?
Ngứa vào ban đêm là bệnh gì? là chủ đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều người bệnh. Không chỉ là biểu hiện ngoài da, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn bên trong cơ thể bạn. Để ngăn chặn nguy cơ biến chứng và phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe, bạn nên chủ động tới thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất. Sau đây là một số chứng bệnh phổ biến gây ra hiện tượng ngứa da vào ban đêm.
Bệnh gan, thận
Nếu các cơ quan bên trong cơ thể chịu sự tác động của cơ thể sẽ dẫn tới giảm sút hiệu suất đào thải độc tố, làm chúng tích tụ bên trong cơ thể, phát ra bên ngoài thông qua biểu hiện ngứa da.
Nổi mề đay
Bị nổi mề đay sẽ khiến da người bệnh nổi các nốt mẩn đỏ, diện tích từ 1mm – 3mm. giới hạn rõ ràng, cảm giác ngứa dữ dội về đêm. Đôi khi càng gãi các triệu chứng càng gia tăng cấp độ và để lại nguy cơ nhiễm trùng do vết thương hở.
Ghẻ
Bệnh ngứa da vào ban đêm có thể bùng phát do nấm, vi khuẩn, cái ghẻ gây nên. Thêm vào đó, việc vệ sinh da không đúng cách cũng trở thành yếu tố tạo môi trường thuận lợi cho bệnh khởi phát. Ghẻ chủ yếu hoạt động về đêm để đào các đường đi trong bề mặt da, chính vì vậy cảm giác ngứa ngáy, mẩn đỏ sẽ phát triển mạnh mẽ vào thời điểm này.
Bệnh viêm da
Ngứa ngoài da có thể triệu chứng của các bệnh viêm da phổ biến như chàm eczema, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, dị ứng thời tiết nóng, dị ứng thời tiết lạnh. Không chỉ ngứa ở một vùng da của cơ thể, những căn bệnh này thường có nguy cơ tái phát cao, để lại chuyển biến nặng nề như ngứa da mặt vào ban đêm, bị ngứa toàn thân vào ban đêm. Từ đó làm tăng nguy cơ để lại sẹo xấu, khó lành trên da người bệnh.
Bệnh xã hội
Một số bệnh lây nhiễm qua máu hoặc đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS…trong thời gian đầu cũng có thể khiến người bệnh ngứa về ban đêm.
Bệnh ung thư
Khi cảm giác ngứa ngoài da xuất hiện bất kể ngày, đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư da, hạch. Người bệnh nên quan sát các biểu hiện đi kèm như sắc tố da, kích thước của các nốt ruồi, hình dạng và màu sắc, độ ẩm và lớp sừng trên da, đặc biệt là các vết lở loét khó lành.
Bị ngứa da vào ban đêm – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mặc dù hầu hết các phản ứng ngứa da vào ban đêm đều có thể khắc phục thông qua điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau, bạn nên kịp thời tới thăm khám bác sĩ để
tránh gặp phải những hậu quả ngoài ý muốn:
- Ngứa vào ban đêm kéo dài, thường trên 2 tuần gây mất ngủ, lờ đờ, mệt mỏi.
- Da sưng tấy đỏ, vết thương có dấu hiệu lở loét, khó lành.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao về đêm.
- Trẻ ngứa lan ra toàn thân, quấy khóc suốt đêm.
- Phù nề tại một số bộ phận (mi mắt, môi), kèm theo triệu chứng khó thở.
Cách trị ngứa về đêm
Bị ngứa da vào ban đêm có thể khắc phục toàn diện, giảm thiểu tổn thương trên da nếu người bệnh kịp thời phát hiện và lựa chọn giải pháp phù hợp. Sau đây là một vài gợi ý về các cách chữa mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Chữa ngứa da vào ban đêm bằng thuốc
Việc sử dụng thuốc Tây sẽ cho tác dụng nhanh, tiện lợi nhưng cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. Chính vì vậy, dù sử dụng thuốc bôi ngoài da hay viên uống, bạn vẫn cần tham khảo chỉ định của chuyên gia. Liệu trình điều trị biểu hiện ngứa da bao gồm:
- Thuốc bôi chứa corticoid, steroid hoặc menthol: Các loại thuốc này có khả năng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn trên da chỉ trong thời gian ngắn. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng mẩn ngứa. Tuy nhiên bạn nên tránh lạm dụng trên diện tích da quá lớn. Khi dùng cho trẻ nhỏ hoặc người có da mẫn cảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc giảm nồng độ của thuốc sao cho phù hợp.
- Thuốc uống kháng histamin, H1, H2: Histamin là chất trung gian có khả năng kích thích các mao mạch, gây nên bệnh mẩn ngứa ngoài da. Người bệnh có thể được chỉ định dùng các sản phẩm này bên cạnh phương pháp bôi ngoài.
- Thuốc chữa hen suyễn: Các bệnh về hô hấp sẽ kích thích hệ miễn dịch gia tăng sản xuất các kháng thể. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp bị ngứa da vào ban đêm, các bác sĩ sẽ kê đơn điều trị các bệnh hô hấp, hen suyễn. Phương pháp này cũng đặc biệt phù hợp với các bệnh nhân có dấu hiệu kháng thuốc chống Histamin.
- Thuốc điều chỉnh hàm lượng IgE: Sự rối loạn kháng thể IgE là nguyên nhân chính gây bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, mề đay…Việc ức chế sự sản sinh của chất này sẽ góp phần cải thiện các biểu hiện khó chịu ngoài da.
- Thuốc điều hòa giấc ngủ: Để ổn định tinh thần, kích thích một giấc ngủ sâu, thư thái…một liều thuốc điều hòa giấc ngủ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên các sản phẩm này nên hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai.
- Kháng sinh chống viêm: Các loại kháng sinh nói chúng nếu sử dụng một cách hợp lý có thể ức chế và loại bỏ vi khuẩn. Khi điều trị bằng loại thuốc này, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ và thông tin kịp thời những thành phần mà mình có tiền sử dị ứng (nếu có)
- Kem dưỡng ẩm: Mặc dù không có tác dụng điều trị bệnh lý như các sản phẩm được liệt kê ở trên. Tuy nhiên, thông qua việc cấp nước, cấp ẩm kịp thời cho da sẽ có tác dụng giảm ngứa, thúc đẩy quá trình mau lành bệnh.
- Thực phẩm chức năng hỗ trợ giải độc gan, thận: Để giải phóng lượng độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể, bạn nên sử dụng các phương pháp bổ trợ gan, thận.
Khắc chế triệu chứng bị ngứa da vào ban đêm tại nhà
Các biện pháp điều trị bằng mẹo dân gian giúp người bệnh tiết kiệm chi phí và giải quyết nguy cơ phản ứng phụ. Tuy nhiên, với hàm lượng dược tính thấp nên phương pháp này thường không có khả năng điều trị các thể bệnh nặng.
- Lá hẹ: Sử dụng lá hẹ tươi, làm sạch kỹ lưỡng với nước muối loãng. Sau khi để ráo nước, bạn đem cắt nhỏ lá, sao khô trên chảo nóng. Khi lá chuyển màu vàng chậm thì đem đổ ra khăn và chườm lên da. Thực hiện thường xuyên trước khi đi ngủ.
- Tắm lá khế: Dùng lá khế tươi, rửa sạch, đun sôi với 500ml nước lã. Sau đó pha thêm nước lã vừa ấm, dùng tắm gội hằng ngày có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa. Hoặc áp dụng để rửa vùng da bị ngứa trước khi đi ngủ.
- Lá ổi: Tắm lá ổi hằng ngày sẽ giúp bạn giải quyết những nốt mụn nước, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và làm sạch lỗ chân lông.
Giải pháp chữa bị ngứa về đêm bằng y học cổ truyền
Đông
y chủ trị các bệnh thông qua tác dụng sâu bên trong cơ thể, từ đó loại bỏ các biểu hiện ngoài da. Mặt khác, thời gian để dược tính thẩm thấu vào các cơ quan, phát huy tác dụng toàn diện nhất đòi hỏi liệu trình lâu dài, công đoạn đun sắc cầu kỳ, vị đặc trưng khó uống là những nhược điểm vô hình chung khiến người bệnh e ngại khi lựa chọn điều trị bằng giải pháp này.
- Bài thuốc thứ 1: Đem đun sắc các nguyên liệu bao gồm ý dĩ, phòng phong, cam thảo, bí đao, thổ phục linh, địa hoàng, địa tô cùng với 500ml. Sử dụng ấm đun sắc chuyên dụng, cho đến khi nước cạn vừa đủ khoảng 200ml thì bổ ra bát uống ngày 2 – 3 lần. Người bệnh chỉ cần sắc 1 thang và uống trong ngày, nên dùng khi còn ấm.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị phòng phong, địa tô, cam thảo bắc, quế chi, ké đầu ngựa, khương hoạt, cam thảo, xuyên khung. Tiến hành đun sắc các nguyên liệu trong ít nhất 30 phút. Đảm bảo lượng thuốc cô đặc đủ 2 – 3 lần uống. Sử dụng trước bữa ăn 30 phút. Trường hợp mang đi xa, nên làm ấm trước khi dùng để dược tính thẩm thấu tốt hơn.
Cách phòng ngừa bệnh ngứa da vào ban đêm
Để giảm nhẹ mức độ biểu hiện bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh nên tham khảo các gợi ý vô cùng hữu ích sau đây:
- Không lạm dụng điều hòa, duy trì nhiệt độ phòng từ 25 độ C đến 28 độ C.
- Sử dụng các loại trang phục thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt.
- Bảo vệ da với kem chống nắng, khẩu trang, áo choàng khi đi ra ngoài vào mùa hè.
- Bổ sung rau xanh, hoa quả trong các bữa ăn. Sao cho cân bằng với lượng đạm.
- Tăng cường nạp vitamin D, E, B thông qua thực phẩm ăn trực tiếp, nước ép hoặc sinh tố.
- Vệ sinh da thường xuyên. Nên mát xa, làm sạch kỹ càng cơ thể với nước ấm.
- Ngủ sớm, đảm bảo giấc ngủ sâu, đủ giấc để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, tạo thời gian cho các hệ cơ quan nghỉ ngơi.
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng đã được chỉ định. Kết hợp với thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng.
- Phụ huynh nên mắc màn, sử dụng đèn bắt muỗi…để tránh trẻ bị ngứa vào ban đêm do muỗi đốt và ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Trên đây là những thông tin về các bệnh lý dẫn đến tình trạng bị ngứa da vào ban đêm và phương hướng điều trị phổ biến nhất. Hy vọng rằng qua bài viết, độc giả có thể nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Đọc thêm:
- Mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
- Ngứa khắp người vào mùa hè là biểu hiện bệnh gì? Cách xử lý an toàn, hiệu quả
Xem thêm: 8+ loại sữa bột dành cho người đau dạ dày tốt nhất hiện nay