Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bị thoái hóa cột sống nên ăn và không nên ăn gì giúp mau khỏi?

Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì là thắc mắc muôn thuở của các bệnh nhân bởi chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình điều trị bệnh. Một thực đơn cân đối, khoa học sẽ giúp người bệnh đẩy lùi bệnh tật và phục hồi sức khỏe.

Thoái hóa cột sống là thuật ngữ mô tả sự biến đổi hình thái của các cấu trúc liên quan đến cột sống, bao gồm hiện tượng bong dây chằng, suy yếu dây chằng, bong gai xương, suy yếu gai xương, hư đĩa đệm, giảm tính đàn hồi của sụn… 

Thoái hóa cột sống là tình trạng biến đổi hình thái của các cấu trúc liên quan đến cột sống, bao gồm các hiện tượng bong dây chằng, suy yếu dây chằng, bong gai xương, suy yếu gai xương, hư đĩa đệm, giảm tính đàn hồi của sụn…

Đây là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở nhân viên văn phòng hoặc những người thường xuyên lao động nặng nhọc trên 30 tuổi, đồng thời thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Hiện nay, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa. 

1. Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì cho mau khỏi?

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ thoái hóa cột sống không ngừng gia tăng. Vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sĩ, bệnh nhân cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu nhằm ngăn chặn quá trình thoái hóa cột sống, đồng thời đẩy lùi các triệu chứng của bệnh lý này. Vậy người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì cho mau khỏi? Dưới đây là những gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa cột sống

Các loại cá béo, rau xanh, sữa, đậu nành, dầu ô liu… đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe của những người mắc bệnh thoái hóa cột sống.

Tỏi, gừng

Những loại gia vị hoặc thảo mộc như: tỏi, quế, nghệ, gừng, hương thảo, húng quế… có khả năng kháng viêm, cải thiện sức khỏe xương khớp và tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh có thể sử dụng các thực phẩm này để chế biến món ăn hoặc pha trà để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm và thoái hóa cột sống.

Các loại cá béo

Hàm lượng omega-3 trong các loại cá béo rất cao. Đây là loại axit tự nhiên có công dụng chống viêm vô cùng hiệu quả. Các loại cá giàu omega-3 nhất mà người bệnh nên bổ sung thường xuyên là: cá hồi, cá tuyết, cá mòi, cá trích, cá thu, cá cơm biển, cá hồi hoa… Bạn nên ăn các loại cá béo 3 bữa/tuần nhằm tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ nhóm thực phẩm này. Tuy nhiên, nếu bị dị ứng với hải sản, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.

Omega-3 trong các loại cá béo nói chung và cá hồi nói riêng có công dụng chống viêm vô cùng hiệu quả.

Thực phẩm giàu canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào xương và sửa chữa các tổn thương tại khu vực đốt sống bị thoái hóa. Một chế độ ăn uống giàu canxi có thể kiểm soát cơn thèm ăn, đồng thời hỗ trợ giảm cân. Đối với bệnh nhân bị béo phì, việc giảm cân giúp hạn chế áp lực tác động lên cột sống, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa. Những người bị thừa cân, béo phì, thoái hóa cột sống nên bổ sung 120mg canxi/ngày thông qua các loại thực phẩm sau: ốc, sò, tôm, cua, cá mòi, đậu trắng, nước cam, các chế phẩm từ sữa…

Ngũ cốc

Với thành phần chất xơ, omega-3, chất chống oxy hóa dồi dào, ngũ cốc có thể loại bỏ gốc tự do có hại cho xương và sụn, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi của các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Một số loại ngũ cốc mà bạn nên đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày là: vừng, lúa mì, lúa mạch, các loại đậu…

Ngũ cốc có thể loại bỏ gốc tự do có hại cho xương và sụn, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi của các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống.

Đạm thực vật

Với tính chất lành tính, dễ tiêu hóa và không gây viêm, đạm thực vật rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân. Những loại thực phẩm giàu đạm thực vật gồm: các loại hạt (hạt mè, hướng dương, diêm mạch…), các loại đậu (đậu phộng, đậu đỏ, đậu xanh…) và một số loại rau có màu xanh đậm (cải thảo, bó xôi, bông cải xanh…). Ngoài ra, đậu hũ, mì căn, bột cacao không đường… cũng là nguồn cung cấp đạm thực vật dồi dào.

Bên cạnh đó, những loại thực phẩm trên còn chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nếu muốn bổ sung đạm có nguồn gốc động vật, người bệnh nên chọn mua thịt gà, vịt, cá để thay thế thịt heo và thịt bò.

Rau xanh

Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất của rau xanh rất dồi dào. Một số loại rau xanh có chứa thành phần hoạt chất kiểm soát triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về cột sống, trong đó có thoái hóa cột sống.

Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất của rau xanh rất dồi dào.

Trái cây

Đối với bệnh thoái hóa cột sống, vitamin C mang đến hàng loạt lợi ích như:

Vì vậy, các loại trái cây giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, táo, đu đủ… có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống vô cùng hiệu quả. Bạn nên bổ sung dưỡng chất thiết yếu này hàng ngày bằng cách ăn sống trực tiếp, xay sinh tố hoặc ép lấy nước.

Dầu ô liu

Dầu ô liu giàu oleocanthal. Đây là một hoạt chất kháng viêm có tác dụng tương tự thuốc chống viêm không steroid. Do đó, dầu ô liu có thể giảm nhanh tần suất và mức độ của các cơn đau ở người bị thoái hóa cột sống.

Dầu ô liu rất tốt cho sức khỏe của người bị thoái hóa cột sống.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Canxi là dưỡng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cũng như cải thiện sức khỏe xương khớp. Sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi rất cao. Do đó, người bị thoái hóa cột sống cần tăng cường tiêu thụ sữa, phô mai, sữa chua, váng sữa…

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Với thành phần dinh dưỡng phong phú bao gồm protein, canxi, omega-3 và chất xơ, đậu nành có tác dụng kháng viêm, đồng thời khôi phục sức khỏe cột sống. Đây chính là lý do các bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng nên thường xuyên dùng đậu nành cùng các chế phẩm từ đậu nành (đậu hũ, đậu phụ, sữa đậu nành).

Đậu nành có tác dụng kháng viêm, đồng thời khôi phục sức khỏe cột sống.

Các món ăn tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống

Bên cạnh các loại thực phẩm giàu dưỡng chất trên, bệnh nhân thoái hóa cột sống cần thường xuyên thưởng thức 3 món ăn bổ dưỡng dưới đây để cải thiện triệu chứng cũng như đẩy lùi bệnh lý này một cách hiệu quả.

Thịt dê hầm đỗ trọng

Gà ác tiềm thuốc bắc

Gà ác tiềm thuốc bắc có công dụng giảm đau, an thần, làm mạnh gân cốt, chống đau lưng nhức mỏi, hỗ trợ chữa bệnh phong thấp, thoái hóa cột sống.

Ngải cứu chiên trứng

Bị thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì cho mau khỏi?

Các bệnh nhân cần kiêng ăn những loại thực phẩm có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống sau:

Đường và đồ ngọt

Nếu người bệnh ăn quá nhiều đường và đồ ngọt, cơ thể sẽ tăng cường giải phóng cytokine. Đây là chất kích hoạt phản ứng viêm bùng phát tại vị trí bị thoái hóa của cột sống. Bên cạnh đó, đường và đồ ngọt là một trong những tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì, tăng kháng insulin và viêm xương khớp. Do đó, độc giả nên tránh ăn chúng. Nếu buộc phải sử dụng, bạn có thể thay thế đường tổng hợp bằng những chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong nguyên chất hay siro có nguồn gốc thực vật.

Bột mì trắng

Bột mì trắng và các chế phẩm từ nguyên liệu này như bánh quy, bánh mì đều không phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống bởi chúng có thể thúc đẩy phản ứng viêm phát triển mạnh mẽ tại vị trí đốt sống thoái hóa.

Bột mì trắng không phù hợp với người bệnh thoái hóa cột sống.

Món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ

Khi chúng ta dung nạp thức ăn quá nhiều dầu mỡ, lượng cholesterol trong cơ thể sẽ gia tăng, làm cản trở quá trình lưu thông máu, đồng thời gây mất cân bằng tỷ lệ omega-3 và omega-6 trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm nhiễm, khiến xương khớp suy yếu và bệnh tình trở nặng.

Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt nai) chứa nhiều cholesterol và axit xấu, không tốt cho sức khỏe của những bệnh nhân thoái hóa cột sống. Vì vậy, bạn nên cân nhắc thay thế thịt đỏ bằng các nguồn đạm thân thiện khác như: đậu nành, rau xanh, các loại hạt, các loại đậu.

Thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt nai) chứa nhiều cholesterol và axit xấu, không tốt cho sức khỏe của những bệnh nhân thoái hóa cột sống.

Đồ hộp

Với nhiều chất bảo quản độc hại, các loại đồ hộp có thể thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống, khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ. Việc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm này sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ độc tố trong cơ thể, từ đó làm tăng các cơn đau lưng nhức mỏi ở người bệnh.

Thức ăn quá mặn

Muối có khả năng ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó, thức ăn quá mặn sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của bệnh nhân thoái hóa cột sống. 

Rượu bia, thuốc lá

Rượu bia và thuốc lá là hai nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm khớp, gout, thoái hóa xương khớp cùng nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm khác. Vì vậy, để đảm bảo kết quả điều trị thoái hóa cột sống, bạn cần tránh xa thuốc lá và rượu bia.

Rượu bia và thuốc là hai nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm khớp, gout, thoái hóa xương khớp cùng nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm khác.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa cột sống

Nhằm đảm bảo chế độ ăn uống khoa học, cân đối và hỗ trợ tích cực quá trình điều trị thoái hóa cột sống, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau:

Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi: “Người bị thoái hóa cột sống nên ăn và không nên ăn gì giúp mau khỏi? Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để xây dựng một chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh, phù hợp với thể trạng và mức độ bệnh lý, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất.

Nguồn: https://ihs.org.vn/bi-thoai-hoa-cot-song-nen-an-gi-34683.html

Xem thêm: Viêm họng xung huyết: Triệu chứng nguy hiểm không thể bỏ qua

Rate this post
Exit mobile version