Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng ống cổ tay là rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp trong lâm sàng. Bệnh gặp nhiều ở nữ giới và thường có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp. Nếu không xử lý kịp thời, dây thần kinh có thể bị tổn thương nặng, dẫn đến chứng teo cơ và giảm khả năng vận động.

Hội chứng ống cổ tay là bệnh gì?

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrome) hay còn gọi là hội chứng chèn ép thần kinh giữa và hội chứng đường hầm cổ tay. Đây là một trong những dạng rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất. Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép, dẫn đến giảm chức năng vận động và rối loạn cảm giác.

Dây thần kinh giữa nằm bên trong ống cổ tay, chạy dưới dây chằng ngang và được bao quanh bởi gân gấp các ngón tay. Khi áp lực trong ống cổ tay tăng lên, dây thần kinh giữa là yếu tố bị chèn ép trực tiếp và gây ra hội chứng ống cổ tay. Dây thần kinh giữa có chức năng hỗn hợp, tức là vừa đảm nhiệm vai trò vận động vừa có vai trò cảm giác. Chính vì vậy khi bị hội chứng ống cổ tay, bệnh nhân thường bị đau nhức đi kèm với các rối loạn cảm giác.

Thống kê cho thấy, hội chứng này thường gặp ở nữ giới (gấp 4 lần so với nam giới) và có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp – đặc biệt là người làm công việc văn phòng. Mặc dù không đe dọa đến sức khỏe nhưng hội chứng ống cổ tay có thể dẫn đến teo cơ, giảm chức năng vận động và tàn tật nếu không thăm khám và điều trị sớm.

Biểu hiện, triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Dây thần kinh giữa giữ chức năng cảm giác và vận động. Vì vậy khi cơ quan này bị chèn ép, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng sau:

Bệnh gây đau nhức, tê bì và dị cảm ở ngón cái, ngón trỏ, giữa và áp út (không xảy ra ở ngón út)

Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

Dây thần kinh giữa nằm gọn trong ống cổ tay, được bao quanh bởi dây chằng ngang và gân gấp các ngón tay. Chính vì vậy khi có áp lực (thường do gấp duỗi cổ tay liên tục trong một thời gian dài hoặc quá mức), gân gấp có thể bị viêm và chèn ép lên mạch máu đi kèm với dây thần kinh.

Lâu dần gây thiếu máu màng ngoài dây thần kinh, rối loạn dẫn truyền sợi trục và làm bùng phát các triệu chứng lâm sàng do tổn thương dây thần kinh giữa.

Dây thần kinh giữa có thể bị chèn ép do dây chằng ngang và gân gấp các ngón tay bị viêm

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến nhất, bao gồm:

Ngoài những nguyên nhân kể trên, hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra nếu có những yếu tố thuận lợi như:

Trong một số trường hợp, hội chứng ống cổ tay không khởi phát do một nguyên nhân cụ thể mà là hệ quả do nhiều nguyên nhân và yếu tố cộng hưởng.

Nguyên nhân là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến triển và hướng điều trị hội chứng này. Nếu xảy ra do chấn thương và mang thai, hội chứng này có thể tự thuyên giảm mà không cần can thiệp y tế. Ngược lại, trong trường hợp xảy ra do các bệnh mãn tính, hội chứng ống cổ tay có xu hướng tái phát nhiều lần và ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng vận động.

Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Hội chứng ống cổ tay là rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của bệnh có xu hướng nặng dần theo thời gian và có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề. Nếu không xử lý và điều trị kịp thời, hội chứng ống cổ tay có thể gây ra các biến chứng như:

Hội chứng ống cổ tay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và khả năng lao động

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề xương khớp và rối loạn thần kinh khác. Vì vậy trước khi điều trị, bệnh nhân cần thực hiện một số chẩn đoán sau:

Chẩn đoán bệnh được thực hiện qua thăm khám lâm sàng, chụp X-Quang và đo điện cơ

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác trước khi đưa ra chẩn đoán. Bên cạnh chức năng xác định bệnh lý, các kỹ thuật chẩn đoán còn giúp bác sĩ đánh giá mức độ chèn ép dây thần kinh và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Các phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay

Mục đích của điều trị hội chứng ống cổ tay là kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và giải phóng áp lực lên dây thần kinh giữa. Trên thực tế, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh lý và các yếu tố đi kèm (độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc,…) của từng bệnh nhân để chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

Các phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay được áp dụng phổ biến nhất, bao gồm:

1. Các biện pháp làm giảm áp lực lên cổ tay

Đối với những trường hợp nhẹ, hội chứng ống cổ tay có thể thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp làm giảm áp lực lên cổ tay như:

Đeo nẹp giúp làm giảm chèn ép lên dây thần kinh giữa

2. Sử dụng thuốc uống/ thuốc tiêm

Trong trường hợp hội chứng ống cổ tay gây đau nhiều, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống hoặc thuốc tiêm tùy theo mức độ triệu chứng. Các loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

Bác sĩ có thể chỉ định NSAID và vitamin B để tăng dẫn truyền thần kinh, giảm đau và chống viêm

3. Vật lý trị liệu

Sử dụng thuốc chỉ làm giảm các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện phối hợp với các biện pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, tăng chuyển hóa dinh dưỡng và cải thiện tổn thương ở dây thần kinh giữa.

Vật lý trị liệu giúp kiểm soát triệu chứng, tăng tuần hoàn máu và phục hồi chức năng vận động

Các biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay:

4. Phẫu thuật

Đa phần bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay đều thuyên giảm rõ rệt sau khi áp dụng các biện pháp làm giảm áp lực lên cổ tay, sử dụng thuốc và thực hiện vật lý trị liệu. Tuy nhiên đối với những trường hợp không có đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật.

Để giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh giữa, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ dây chằng ngang cổ tay. Nếu bị chèn ép lâu ngày, bao ngoài của dây thần kinh có thể dày lên đáng kể. Lúc này, bác sĩ kết hợp cắt bỏ dây chằng và bóc tách bao ngoài để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Phẫu thuật được thực hiện bằng cách cắt dây chằng ngang và bóc tách bao ngoài của dây thần kinh giữa

Tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng tài chính của từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định mổ mở hoặc nội soi. Trong đó:

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần sử dụng thuốc để giảm đau nhức và ngăn ngừa nhiễm trùng. Sau đó, phải tiến hành thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng và ổn định cấu trúc ống cổ tay.

Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay bằng cách nào?

Hội chứng ống cổ tay có thể tái phát nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu. Trong trường hợp tái phát nhiều lần, bệnh nhân có thể phải can thiệp phẫu thuật. Vì vậy sau khi điều trị bệnh, nên chủ động thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

Cần đánh máy đúng tư thế và thư giãn sau 1 – 2 giờ làm việc để hạn chế bệnh tái phát

Hội chứng ống cổ tay là một dạng rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp nhất. Hội chứng này có thể được điều trị hoàn toàn nếu phát hiện và can thiệp sớm. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển nặng, gây teo cơ và giảm chức năng vận động của tay.

Nguồn: https://ihs.org.vn/hoi-chung-ong-co-tay-38703.html

Xem thêm: Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn, mau khỏi?

Rate this post
Exit mobile version