Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Bị trĩ khi mang thai do đâu, bà bầu đã biết cách trị?

Trĩ là một nỗi ám ảnh với chị em đang mang thai. Theo thống kê, có đến 50% bà bầu mắc trĩ trong suốt thai kỳ với các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khiến chị em bị trĩ khi mang thai. Bệnh thường xuất hiện ở ba tháng cuối thai kỳ thậm chí có thể phát triển khi mẹ chuyển dạ và cả sau khi sinh bé.

Bị trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em

Nguyên nhân bị trĩ khi mang thai

Thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến các chị em bị trĩ khi mang thai, một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Dấu hiệu nhận biết bị bệnh trĩ khi mang thai

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai thường dễ mắc phải trĩ ngoại nhiều hơn trĩ nội. Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ nằm trong ống hậu môn, lâu ngày sẽ sa ra ngoài và không thể thụt vào trong. Còn trĩ ngoại là hiện tượng các búi trĩ nằm bên rìa hậu môn, có thể thấy được khi thành hình. Các biểu hiện sớm của bệnh cũng tương tự như ở người bệnh thông thường. Cụ thể:

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Mang thai mắc trĩ có nguy hiểm không, có sinh thường được hay không hay có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi hay không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu. Theo các bác sĩ, bị trĩ khi mang thai không quá nguy hiểm, việc sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh của mẹ. 

Với trường hợp mắc trĩ ở mức độ nhẹ, không bị chảy máu thì mẹ vẫn có thể sinh thường nếu thể trạng tốt, thai vị ổn định. Tuy nhiên, khi sinh thường, mẹ sẽ phải đối mặt với một số rủi ro như búi trĩ sa ra ngoài nặng hơn, mức độ bệnh cũng theo đó mà nghiêm trọng hơn sau khi sinh. Do khi sinh thường, mẹ buộc phải dùng sức để rặn mạnh đồng thời cũng không thể tránh khỏi tình trạng bị rạch tầng sinh môn gây ảnh hưởng đến các tĩnh mạch ở hậu môn. Do đó, mẹ nên cân nhắc việc có nên sinh thường khi bị trĩ hay không.

Bệnh trĩ khi mang thai có tự khỏi không?

Bệnh trĩ không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, phù hợp

Bệnh trĩ khác với tiểu đường thai kỳ, tức là sau khi mang thai, bệnh sẽ không tự khỏi nếu mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách. Mặc dù căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu mẹ chủ quan để bệnh ngày một nặng hơn thì có thể sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm:

Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Biện pháp điều trị tại nhà

Với trường hợp mắc trĩ ở mức độ nhẹ, chỉ mới có cảm giác ngứa, khó chịu ở hậu môn hoặc khi búi trĩ có kích thước nhỏ mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:

Trị trĩ bằng lá diếp cá

Diếp cá hay ngư tinh thảo có vị chua, mùi tanh nhẹ, tính hàn. Thường được sử dụng để chữa các bệnh như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, trĩ… Do có khả năng kháng viêm, sát trùng, làm bền chắc mao mạch, tĩnh mạch hậu môn đồng thời có thể giúp búi trĩ co lại tự nhiên nên có thể chữa bệnh trĩ ở mức độ nhẹ rất tốt. 

Cách thực hiện:

Chữa trĩ tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ bầu bị trĩ có thể sử dụng dầu dừa mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Dầu dừa còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn ở búi trĩ đồng thời thúc đẩy làm lành vết thương ở niêm mạc hậu môn.

Cách thực hiện:

Cách trị trĩ khi mang thai bằng quả sung

Dùng sung chữa trĩ cũng là một biện pháp mà mẹ bầu có thể áp dụng. Bởi lẽ hoạt chất trong quả sung có thể giúp cải thiện tình trạng sa búi trĩ, giúp búi trĩ co lại tự nhiên.

Cách thực hiện:

Biện pháp hạn chế sự phát triển của búi trĩ

Song song với việc áp dụng các biện pháp chữa trĩ tại nhà khi mang thai, mẹ bầu cũng cần:

Tắm hoặc ngâm mình với nước ấm

Nước ấm giúp giảm đau rát, cải thiện tình trạng khó chịu của mẹ bầu. Do đó, mẹ có thể ngâm hậu môn hoặc ngâm mình trong nước ấm từ 10 – 15 phút. Cần lưu ý rằng không sử dụng nước quá ấm hoặc ngâm mình lâu để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Đặc biệt, mẹ nên ngâm hậu môn với nước ấm pha muối loãng mỗi ngày và lau khô bằng khăn mềm. Không nên mặc đồ khi cơ thể còn chưa khô để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Chườm lạnh giảm đau

Nếu không thích ngâm hậu môn với nước ấm, mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh ở búi trĩ để giảm đau. Biện pháp này vừa an toàn, vừa đơn giản lại rất dễ thực hiện. Mẹ chỉ cần cho vài viên đá vào một miếng vải mềm, sạch sẽ rồi áp nhẹ lên khu vực bị trĩ. Chườm đá sẽ giúp mẹ giảm sưng viêm và đau ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, tuyệt đối không chườm trực tiếp viên đá lên vùng bị trĩ.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu bị trĩ nên tăng cường ăn nhiều rau xanh nhất là các nhóm thực phẩm giàu chất xơ

Chế độ ăn uống của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Nếu mẹ không điều chỉnh mà vẫn duy trì chế độ ăn hiện tại sẽ khiến chứng táo bón tiếp tục diễn ra từ đó khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi bị trĩ, mẹ bầu cần:

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Như đã đề cập, bệnh trĩ có thể xuất phát từ một số thói quen xấu như ít vận động, ngồi hoặc đứng quá lâu. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên:

Thăm khám bác sĩ

Khi mang thai, mẹ bầu không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc Tây y mà cần phải có chỉ định của bác sĩ. Do đó, tốt nhất là mẹ nên thăm khám bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Mẹ nên thăm khám khi:

Trên đây là một số thông tin về tình trạng bị trĩ khi mang thai và cách điều trị phù hợp. Chúng rất thường gặp, vì vậy mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa, ngăn ngừa sự phát triển của búi trĩ, nếu khó chịu thì phải nhanh chóng thăm khám bác sĩ. Tuyệt đối không vì tâm lý e ngại, chủ quan, lười biếng để bệnh phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

Có thể bạn quan tâm:

  • Mẹo chữa trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà
  • Bà bầu bị trĩ sinh thường được không hay phải mổ?
Nguồn: https://ihs.org.vn/bi-tri-khi-mang-thai-9246.html

Xem thêm: Bà bầu ra khí hư màu vàng có sao không?

Rate this post
Exit mobile version