Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết triệu chứng viêm vùng chậu thông qua các biểu hiện như màu dịch âm đạo, đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục… Những triệu chứng này rất điển hình, giúp chúng ta dễ dàng phân biệt với các loại bệnh phụ khoa thường gặp khác.
Viêm vùng chậu là bệnh lý mà khi mắc phải có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dù điều trị cũng không thể phục hồi lại được bất kỳ tổn thương nào đã xảy ra với hệ sinh sản. Việc phát hiện sớm các triệu chứng viêm vùng chậu và điều trị là cần thiết để ngăn ngừa được các biến chứng bệnh viêm vùng chậu như: hình thành mô sẹo ở cả trong và ngoài ống dẫn trứng làm tắc ống dẫn trứng, mang thai ngoài tử cung, vô sinh,…
Các triệu chứng viêm vùng chậu thường gặp
Có số ít bệnh nhân có biểu hiện viêm vùng chậu mờ, nhưng bên cạnh đó cũng có một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm vùng chậu và có biểu hiện rất rõ ràng. Cần cảnh giác với một số dấu hiệu dưới đây, đặc biệt là khi quan hệ tình dục với người nhiễm nấm chlamydia, lậu hoặc bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục.
1. Xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới
Thông thường, các cơn đau quặn bụng dưới chỉ xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt. Song nếu bạn gặp phải tình trạng này khi chưa đến kỳ kinh, cơn đau diễn ra bất thường, không cố định vị trí thì rất có thể đây là triệu chứng viêm vùng chậu bạn cần phải hết sức thận trọng. Những cơn đau này đôi khi diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội gây cảm giác khó chịu và không ít phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Đôi khi cơn đau quặn bụng dưới kèm theo cảm giác đau nhức hai bên hông rất khó để kiểm soát.
2. Khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu
Hiện tượng khí hư ra nhiều thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác như ung thư cổ tử cung, nấm âm đạo,… Hay nói cách khác, khí hư được coi là thước đo sức khỏe của cơ quan sinh sản nữ giới. Ở những người có thể chất khỏe mạnh, khí hư thường có màu trong suốt, hơi dai và có mùi tanh nhẹ như lòng trắng trứng.
Còn đối với bệnh nhân viêm vùng chậu, khí hư xuất hiện bất thường, có màu vàng, đục, xanh hoặc xám đục có thể lẫn với tia máu,… Ngoài ra, khí hư còn có mùi hôi tanh, ẩm ướt và khá khó chịu.
3. Chảy máu âm đạo
Tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể khiến cho lớp niêm mạc bên trong cơ thể bị bong tróc và gây xuất huyết. Tuy nhiên, lượng máu này thường không nhiều và không có những đặc điểm với chu kỳ kinh nguyệt nên rất dễ để nhận biết.
Hiện tượng xuất huyết âm đạo thường được giải thích là do các cơ quan tại vùng chậu bị tổn thương dù là một tác động nhỏ. Điều này dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường tại âm đạo mà không phải do chu kỳ kinh nguyệt.
Hiện tượng chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu nấm âm đạo rất nguy hiểm. Vì vậy, đừng nên chủ quan với những biểu hiện này các bạn nhé.
4. Cảm thấy đau, rát khi giao hợp
Ở những người bình thường, quá trình giao hợp sẽ do khí hư đảm nhiệm làm “chất bôi trơn” để dương vật tiếp xúc với môi trường bên trong nhẹ nhàng, thoải mái. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh viêm vùng chậu, cơ thể không tiết ra lượng dịch nhờn tương ứng nên khiến cho quá trình giao hợp trở nên khó khăn, đau đớn hơn.
Điều này không chỉ khiến cho cuộc yêu bị gián đoạn mà còn hình thành nên tâm lý ngại gần gũi của các chị em. Chưa kể, mỗi lần quan hệ thì mùi ở vùng kín sẽ trở nên nặng mùi hơn, điều này khiến chất lượng cuộc yêu bị giảm sút. Không chỉ vậy, đây còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa khác có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em về sau.
5. Có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt
Các chuyên gia đầu ngành cho rằng, vùng chậu có mối quan hệ mật thiết với cơ quan sinh sản nữ. Vì vậy, khi vùng chậu bị viêm thì các cơ quan trên cũng có những ảnh hưởng tương đồng. Trong khi đó, những cơ quan này đã bao gồm buồng trứng và có sự ảnh hưởng nhất định đến chu kỳ kinh nguyệt, do đó viêm vùng chậu là nguyên nhân trực tiếp làm biến đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Triệu chứng viêm vùng chậu này thường biểu hiện khá rõ ràng đó là chu kỳ kinh nguyệt thất thường, số lượng máu kinh cũng không ổn định, màu sắc cũng thay đổi thất thường. Ngoài ra, nhiều chị em còn phải đối mặt với hiện tượng đau bụng kinh mỗi kỳ nguyệt san rất khó chịu.
6. Kèm theo một số triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng viêm vùng chậu kể trên, bệnh viêm vùng chậu còn kèm theo một số biểu hiện mập mờ khác thường rất khó nhận diện. Chẳng hạn như:
- Sốt, ớn lạnh toàn thân. Cơn sốt thường xuất hiện và biến mất ngay sau đó.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, người lừ đừ.
- Xuất hiện cơn đau trằn bụng, vùng chậu bị đau nên các hoạt động đứng lên, ngồi xuống thường rất khó khăn.
Các phương pháp chẩn đoán triệu chứng viêm vùng chậu:
Các triệu chứng viêm vùng chậu rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác. Nên để xác định chính xác đây có phải là biểu hiện bệnh viêm vùng chậu hay không cần phải dựa trên kết quả chẩn đoán y khoa. Tuyệt đối không nên tự ý chẩn đoán và kê đơn sử dụng thuốc khi chưa được nhận được sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
+ Về tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Tiêu chuẩn tối thiểu gồm: Đau vùng hạ vị hoặc đau vùng chậu; đau khi di động CTC hoặc đau tử cung hoặc phần phụ.
- Tiêu chuẩn thêm vào (1 hay nhiều triệu chứng): Nhiệt độ > 38,3°C; cổ tử cung viêm, chảy dịch đục như mủ; tăng bạch cầu; tăng CRP; có dữ liệu nhiễm N. gonorrhoeae hoặc C. Trachomatis ở CTC.
+Xét nghiệm cận lâm sàng:
Cần thăm khám và siêu âm, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu chính xác
- Siêu âm.
- Tổng phân tích tế bào máu.
- CRP.
- β-hCG.
- CA 125.
- Tổng phân tích nước tiểu.
- Xét nghiệm khí hư âm đạo: Soi tươi tìm Gardnerella vaginalis, nhuộm gram tìm vi trùng Neisseria gonorrheae.
- Test miễn dịch chẩn đoán Chlamydia trachomatis.
+ Chẩn đoán phân biệt:
Thai ngoài tử cung, u buồng trứng xoắn, xuất huyết nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng tiến triển cấp, u xơ tử cung hoại tử, viêm ruột thừa cấp, viêm bàng quang, viêm đài bể thận,…
Phải làm sao khi có những dấu hiệu viêm vùng chậu?
Nhiều bệnh nhân thường có thái độ bi quan, khó chịu khi phát hiện mình có triệu chứng viêm vùng chậu. Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, chúng tôi muốn giúp bạn biết cách khống chế những triệu chứng viêm vùng chậu ngay từ khi mới phát hiện.
Thứ nhất: Bạn cần phải đi gặp bác sĩ ngay
Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết như siêu âm đầu dò, soi tươi khí hư để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng. Bên cạnh đó các chị em nên:
+ Tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Kiên trì sử dụng thuốc và điều trị theo liệu trình, tái khám đúng hẹn.
+ Hợp tác điều trị cùng chồng theo hướng dẫn của bác sĩ để dứt điểm bệnh sớm hơn.
+ Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Thứ hai: Giữ thói quen vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Môi trường vùng kín không đảm bảo là tác nhân gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là gây viêm vùng chậu.
+ Vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối bằng dung dịch vệ sinh phù hợp.
+ Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau, không vệ sinh ngược, tránh làm vi khuẩn tồn tại và lây lan.
+ Tắm bằng vòi sen và tránh ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.
+ Sử dụng quần lót dễ thấm hút để giữ cho vùng kín luôn khô thoáng.
Thứ ba: Nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm vùng chậu
Theo nghiên cứu, quan hệ tình dục khi bị viêm vùng chậu có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn do xuất hiện hiện tượng viêm ngược dòng từ các bộ phận khác đến bộ phận sinh dục trong của nữ giới.
Bên cạnh đó, việc kiêng quan hệ tình dục sẽ giúp cho thuốc điều trị viêm vùng chậu phát huy tác dụng tốt hơn. Đối với những trường hợp không kiêng được thì nên sử dụng bao cao su ngay từ khi bắt đầu quan hệ.
Thứ tư: Duy trì lối sống tích cực và lành mạnh
Các bạn nữ trong độ tuổi sinh sản thường có nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu hoặc mắc bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa rất cao do tình dục không an toàn hoặc vệ sinh vùng kín chưa đúng cách. Ngoài ra, các thủ thuật ngoại khoa như đặt dụng cụ tránh thai, nạo hút thai tại các cơ sở y tế không đảm bảo hoặc căng thẳng, áp lực cũng là nguyên nhân khiến cho vùng chậu bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
Nắm rõ được các triệu chứng viêm vùng chậu giúp chúng ta chủ động “đối phó” và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý không nên tự ý điều trị bệnh viêm vùng chậu bằng thuốc dân gian, đông y hoặc các phương pháp điều trị tại nhà khác.Tốt nhất nên đến các cơ sở y tế ngay nếu nhận thấy triệu chứng viêm vùng chậu.
Có thể bạn muốn biết thêm:
- Nên khám viêm vùng chậu ở đâu tốt nhất
- 3 Loại dung dịch vệ sinh phụ nữ tốt nhất được chị em tin dùng
Xem thêm: Chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn…?