Các vị thuốc bắc là tên gọi dành cho các thảo dược có nguồn gốc từ y học Trung Quốc (Phương Bắc). Bên cạnh các bài thuốc Nam (Việt Nam), các vị thuốc Bắc ngày càng được nhiều người tìm đến để điều trị bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do tác dụng phụ của thuốc tây. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được trang bị những kiến thức tổng quát nhất về những vị thuốc bắc thường dùng.
Thuốc bắc là gì? Đặc điểm của các vị thuốc bắc thường dùng
Trong các phương pháp điều trị bệnh hiện thời, ngoài tây y, chữa mẹo dân gian còn có điều trị bằng y học cổ truyền (Đông y). Trong đó, người ta thường nhắc nhiều tới các vị thuốc bắc và thuốc nam. Thuốc bắc là thuật ngữ được giới y học dùng để chỉ các vị thuốc trong Đông y Trung Hoa, hay còn được gọi là Trung dược, Hán dược.
Do sự ảnh hưởng của văn hóa cùng với việc học tập nghiên cứu y liệu Hán cổ nên các vị thuốc đông y này ngày càng trở nên phổ biến. Cùng xuất hiện với các vị thuốc bắc, người ta thường biết tới các vị thuốc Nam (Y học cổ truyền Việt Nam).
Hầu hết các vị thuốc bắc thường được bào chế dưới dạng các thảo dược đã qua xử lý phần thừa, làm sạch và sấy khô. Một số vị thuốc có thể thích hợp dùng ở dạng tươi như nhân sâm. Hoặc tùy thuộc vào bài thuốc, có thể bổ sung các thành phần từ động vật như vây cá mập, cá ngựa ngâm rượu, rượu tắc kè, các loại cao…
Các vị thuốc bắc được nghiên cứu từ các thảo dược, ứng dụng trong điều trị bệnh với rất nhiều công dụng. Nắm được ý nghĩa của tên gọi sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong tra cứu thông tin và trong điều trị bệnh.
Cách phân loại các vị thuốc bắc
Trong Đông y có tới hơn 108 vị thuốc bắc. Để thuận tiện cho việc sử dụng và bào chế, dựa trên các đặc điểm khác nhau trong thành phần hóa học, dược tính, công dụng, người ta chia các vị thuốc bắc làm các nhóm như:
Theo vị: Thông thường, trong Đông y, có 5 nhóm thuốc tương ứng với các vị khác nhau như cay – mặn – ngọt – đắng – chua.
Theo tính: Thuốc bắc có 5 tính cơ bản là tính Hàn (lạnh), tính lương (mát), tính ôn (ấm), tính bình (ổn định).
Theo nguồn gốc: Các vị thuốc bắc phần lớn có nguồn gốc từ thực vật đã phơi sấy khô, chủ yếu là thân, củ, rễ. Ngoài ra có một số vị được bào chế từ động vật thường ở dạng cao hoặc tinh chất rượu thuốc.
Phân loại theo dạng bào chế: Ngày nay bên cạnh một số sản phẩm thuốc Đông y dạng đun sắc truyền thống, các cơ sở bào chế ngày càng hướng tới mục tiêu cân bằng giữa sự tiện lợi và đảm bảo giữ nguyên dược tính. Chính vì vậy, ngày càng nhiều dạng thuốc mới ra đời:
- Thuốc dạng thang: Đây là loại thuốc được chỉ định phổ biến nhất. Mỗi thang thuốc bao gồm nhiều vị thuốc bắc được cân đo và định lượng phù hợp nhất. Tuy nhiên người sử dụng thường mất công đun sắc và bảo quản kh
i điều trị bằng dạng này. - Thuốc bột tán: Loại thuốc này chủ yếu sử dụng các thảo dược đã được sấy khô và tán nhỏ thành dạng bột mịn. Ưu điểm của dạng này đến từ sự tiện lợi khi sử dụng và bảo quản, phù hợp điều trị các bệnh lý ngoài da hoặc hòa với nước uống trực tiếp.
- Dạng viên hoàn tán: Được đánh giá là bước tiến mới từ dạng bột mịn, các bột thuốc sau khi được tán nhỏ sẽ bổ sung thêm mật ong hoặc nước để tạo thành viên thuốc tròn nhỏ. Kích thước và khối lượng sẽ được tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Người dùng có thể uống trực tiếp khi khi điều trị bằng thuốc tây.
- Thuốc bắc dạng cao: Phù hợp để sử dụng và bảo quản đối với các vị thuốc bắc từ động vật, người ta thường bào chế các sản phẩm này ở dạng cao sau khi đã nấu kỹ hoặc ngâm rượu để khử vi khuẩn và giúp tăng thời gian bảo quản tự nhiên.
Tác dụng của những vị thuốc bắc
Thông thường với các bệnh lý đơn giản và trong giai đoạn mới khởi phát, các bạn hoàn toàn có thể tìm đến các phương pháp điều trị từ Đông y. Các bài thuốc này giúp đem lại hiệu quả toàn diện và thường lành tính, không có tác dụng phụ. Các vị thuốc bắc có những công dụng riêng nhất định. Tuy nhiên khi kết hợp với nhau theo liều lượng phù hợp, có thể giúp tăng cường dược tính tối đa.
Một số tác dụng phổ biến của thuốc bắc được biết tới như bồi dưỡng sức khỏe, tăng cường thể trạng, bồi bổ chính khí, an thai, an thần, chữa mất ngủ, các bệnh ngoài da, đau dày dày, bệnh gan, đào thải độc tố, hóa ứ, cường dương, lợi tiểu, giảm đau nhức, thoái hóa xương khớp ở tuổi già, ho, viêm tai – mũi – họng, gout…
Tuy nhiên, thời gian để thuốc phát huy tác dụng trên cơ thể phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người nên biểu hiện và độ dài của liệu trình sử dụng là khác nhau. Khi điều trị bằng thuốc bắc, người dùng nên kiên trì sử dụng trong thời gian chỉ định, tránh tâm lý nóng vội.
Một số bài thuốc điều trị ngoài da có giai đoạn công thuốc trong thời gian đầu, các biểu hiện bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn không nên lo lắng, tự ý dừng điều trị mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Kê đơn các loại thuốc bắc
Trước khi kê đơn điều trị, người bệnh sẽ được thăm khám thông qua phương pháp chẩn mạch, kiểm tra ngũ quan và tham khảo chia sẻ người bệnh. Các vị thuốc được chỉ định cho người bệnh theo âm dương ngũ hành, cơ chế điều trị phù chính – khu tà, quân – thần – tá – sứ. Tùy vào được điểm của người bệnh, các vị thuốc sẽ được cân đong, gia giảm sao cho phù hợp nhất.
Các vị thuốc bắc có tốt không?
Mỗi vị thuốc bắc có hoạt tính, tác dụng khác nhau, giúp điều trị một số bệnh từ gốc đến ngọn, vừa loại bỏ căn nguyên, vừa đánh bay triệu chứng bệnh.
Bên cạnh đó, mỗi loại thuốc bắc có công dụng chữa được đồng thời rất nhiều bệnh, thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng cho người bệnh. Một số loại thuốc bắc giúp bồi bổ sức khỏe và tăng hệ miễn dịch như: Nhân sâm, linh chi…
Các vị thuốc bắc được coi “kháng sinh tự nhiên”, không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn an toàn, lành tính với sức khỏe, không gây tác dụng phụ kể cả dùng thường xuyên trong thời gian dài. Cũng chính vì vậy, một số vị thuốc có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
Tuy nhiên, khi dùng thuốc người bệnh không nên chủ quan. Dù uống với mục đích gì thì cũng cần có sự chỉ định và tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc.
Cách đặt tên các vị thuốc bắc phổ biến
Thông qua các cách đặt tên thuốc, bạn có thể nắm bắt được phần nào công dụng và đặc điểm của các vị thuốc đó:
- Dựa theo công dụng của thuốc: Một số vị thuốc có tên Hán – Việt thường đại diện cho tác dụng của chính nó như Phòng phong (tránh gió, trừ ngoại tà), Ích mẫu (điều trị các bệnh phụ nữ), Tục đoạn (nối các đoạn đứt gãy,
dùng trong chữa bệnh gân cốt, xương khớp). - Dựa theo hình dạng: Các vị thuốc được đặt tên theo hình dạng có thể kể đến như Nhân sâm (loại củ có rễ gần giống hình người), Thái tử sâm (loại sâm nhỏ, củ mập mạp trông giống trẻ nhỏ), Ô đầu (loại thuốc giống đầu con quạ), Ngưu tất (loại thuốc có hình dạng giống đầu gối con trâu)…
- Dựa theo màu sắc: Hồng hoa (loại hoa màu hồng), Tử thảo (cỏ tím), Bạch truật (củ màu trắng…)
- Dựa theo tính vị: Vị thuốc đông y có 5 vị khác nhau nên dựa theo đó có thể kết hợp để đặt tên cho thuốc như Cam thảo (cỏ vị ngọt), Khổ sâm (củ sâm có vị đắng), Đinh hương (loại cỏ thơm)…
- Dựa theo đặc điểm sinh học: Đông trùng hạ thảo (mùa đông giống ấu trùng, mùa hạ giống cây), Hạ khô thảo (loại cổ khô héo vào mùa hạ), Kim ngân (chỉ thảo dược có thể sống giữa sự khắc nghiệt của mùa đông)…
Những vị thuốc bắc thường dùng
Trong kho tàng Đông y Việt Nam có tới 108 vị thuốc bắc khác nhau và có thể còn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên trong bài viết này, bạn đọc sẽ được cung cấp kiến thức qua tên các vị thuốc bắc thường dùng nhất trong y học cổ truyền:
Nấm linh chi
Đây là vị thuốc bắc vô cùng quý hiếm và đắt đỏ đối với người bệnh. Với lịch sử cách đây gần 2000 năm, cái tên của Linh chi đã được ghi dấu trong nhiều y liệu cổ tại Trung Quốc. Ngoài ra, người ta còn ưu ái đặt cho vị thuốc này những tên gọi khác nhau như: Nấm trường thọ, trường sinh, thuốc tiên, thần dược…
Vị thuốc này có tác dụng mạnh mẽ trong phục hồi sức khỏe, tăng cường thể lực, chống lão hóa, hỗ trợ điều trị ung thư, tăng sức đề kháng, giảm mỡ máu, bình ổn huyết áp, tiểu đường, bệnh dạ dày. Người dùng có thể sử dụng để đun sắc lấy nước uống, nấu với các món ăn hằng ngày, hầm hoặc sử dụng dạng bột…
Nhân sâm
Tương tự như với linh chi, nhân sâm được mệnh danh là loại củ quý hiếm chỉ được trồng và cho dược tính cao nhất tại một số nước Châu Á. Hiện nay trên thị trường không khó để sở hữu một sản phẩm từ nhân sâm hoặc củ nhân sâm. Vị thuốc này đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, giúp chống gốc tự do, tăng cường trí nhớ, sự linh hoạt, bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và hoạt động của xương khớp, kéo dài tuổi thọ… Tuy nhiên, nhân sâm có tính hàn cao nên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia.
Đông trùng hạ thảo
Đây là dạng nấm ký sinh trên cơ thể ấu trùng trước khi trở thành bướm. Vào mùa hè, loại thảo dược này trông giống một loại cây còn mùa đông lại giống côn trùng.
Đông trùng hạ thảo giúp điều trị các bệnh sinh lý như rối loạn cương dương, giảm ham muốn, xuất tinh sớm, liệt dương, cải thiện chức năng của thận, chống phóng xạ. Đồng thời đem lại hiệu quả cao trong điều trị cho trẻ biếng ăn, châm lớn, ho nhiều. Người dùng có thể ngâm rượu hoặc sử dụng các bài thuốc có tỷ lệ đông trùng hạ thảo phù hợp.
Nhân trần
Nhân trần là vị thuốc bắc vô cùng quen thuộc với người dùng. Nhờ tính mát, vị ngọt dịu và hầu như không có mùi, vị thuốc này thường xuyên xuất hiện trong các gia đình vì rất dễ trồng bằng hạt, sinh trưởng tốt trong điều kiện đất ẩm, bờ ruộng.
Nhân trần thường được hãm thành trà hoặc thêm vào các bài thuốc để gia tăng tính ngọt. Phù hợp để chữa các bệnh như tiểu vàng, tiểu dắt, bệnh hậu sản hoặc rối loạn tiêu hóa…
Tam thất
Trái ngược với Nhân trần, củ Tam thất được nhiều người biết tới bởi tính đắng nổi bật. Loại củ này thường được sử dụng dạng bột uống với nước. Hoặc rửa sạch, cắt nhỏ, đem ngâm rượu thuốc dùng dần. Nếu muốn sử dụng hằng ngày, bạn có thể đem các miếng nhỏ đi sấy khô và dùng hãm trà uống. Để biết được chất lượng củ tam thất, bạn nên chú ý quan sát màu sắc. Với các củ bên trong màu xám xanh sẽ cho dược tính cao hơn các củ có màu trắng và
ng.
Sử dụng Tam thất có tác dụng hoạt huyết, thông ứ, tiêu u. Thích hợp dùng cho người ốm dậy, thể trạng yếu hoặc phụ nữ sau sinh.
Bồ công anh
Là cây thuộc họ cúc, có hoa vàng. Bồ công anh thích hợp dùng trong điều trị các bệnh ngoài da, mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt, tổ đỉa, viêm da cơ địa, dị ứng. Ngoài ra có thể hỗ trợ điều trị cho người bị biếng ăn, khó tiêu hoặc viêm dạ dày.
Sử dụng thuốc bắc bao lâu có tác dụng?
Thuốc bắc cho tác dụng chậm và từ từ, không giảm triệu chứng tức thì như thuốc Tây y. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài và đúng liều lượng mới đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc của từng người. Có người chỉ cần uống thuốc 1,2 tháng là khỏi bệnh. Nhưng cũng có bệnh nhân phải điều trị lâu dài, khoảng 3,4 tháng, thậm chí lâu hơn.
Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc lâu mà không thấy khỏi hoặc triệu chứng không thuyên giảm, bệnh không cải thiện thì cần hỏi ngay thầy thuốc để được tư vấn, điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Khi uống thuốc bắc nên kiêng gì?
Nếu muốn các vị thuốc bắc phát huy tác dụng cao, người bệnh cần kiêng những điều sau đây:
- Khi sử dụng các loại thuốc bắc giải cảm, cần kiêng ăn các thực phẩm mặn, chua vì có thể gây phản tác dụng. Nếu trong thuốc có chứa mật ong thì cầm kiêng ăn hành để tránh làm giảm tác dụng và vị thơm, ngọt của thuốc.
- Nếu uống thuốc giải độc, thanh nhiệt, điều trị các chứng bệnh dị ứng, mề đay thì cần kiêng ăn hải sản (cua, sò, cá biển, tôm…), không ăn lòng trắng trứng, nhộng… Vì chúng có thể làm triệu chứng tăng nặng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Dùng thuốc bắc an thần thì cần tránh xa các thực phẩm, chất có vị cay, nóng (hạt tiêu, ớt, mù tạt), chất kích thích, đồ uống có cồn, thịt chó…
- Sử dụng thuốc tân ôn giải biểu, trừ hàn, thuốc điều hòa khí huyết cần kiêng ăn các thực phẩm tanh, lanh như ốc, cua, ba ba, mùng tơi, rau dền, thịt trâu… Vì có thể làm cản trở việc giải hàn tà.
- Thuốc trị dạ dày, kích thích tiêu hoá, tiêu thực, kiện tỳ cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, tràng vị hấp thụ kém.
- Thuốc trừ đàm, bổ phế, thanh phế khi uống cần kiêng ăn chuối tiêu vì dễ gây rối loạn tiêu hóa.
- Các loại thuốc bổ khi sử dụng không nên ăn hoa quả, rau có tính lợ tiểu (đậu xanh, giá đỗ, cả bẹ…). Những thực phẩm này có thể thải trừ thuốc, giảm hiệu quả.
- Khi dùng thuốc bắc chống nôn, người bệnh không nên ăn các thực phẩm lạnh, tanh hoặc tươi sống. Nếu uống thuốc xong nhưng vẫn có triệu chứng nôn, có thể lấy mấy nhánh gừng sống, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt và đun sôi. Uống khi còn ấm để giảm nôn.
- Ngoài ra, khi uống thuốc bắc cũng không nên uống nước trà, sữa, trừ những bài thuốc dùng trà làm vị. Bởi chúng có thể cản trở cơ thể hấp thụ thuốc.
Lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh bằng Đông y
Để việc sử dụng các vị thuốc bắc phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn đọc nên lưu ý một số điều dưới đây để tránh những sai lầm và hiểu sai bản chất của các phương pháp điều trị này:
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà thuốc, thầy thuốc mạo danh, sử dụng các thảo dược chất lượng kém, ngâm tẩm hóa chất độc hại. Người sử dụng cần tỉnh táo trong việc tìm kiếm thông tin và lựa chọn các địa chỉ khám chữa y học cổ truyền uy tín. Tránh “tiền mất, tật mang”.
- Trong quá trình điều trị bằng thuốc bắc cần tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn uống kiêng khem phù hợp với từng bệnh. Chế độ dinh dưỡng hằng ngày có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tác dụng của thuốc, rút ngắn thời gian điều trị.
- Không sử dụng kết hợp giữa thuốc bắc và thuốc tây.
- Uống thuốc bắc làm tăng cân là quan niệm sai lầm của nhiều người dùng. Các thành phần thảo dược có tác dụng kích thích ngon miệng, cân bằng hoạt động của dạ dày, khiến người khỏe khoắn, nhẹ nhõm. Việc tăng cân có thể xảy ra do sự phục hồi khẩu vị nhưng chỉ diễn ra trên một số cơ địa nhất định. Quá trình tăng cân khi dùng thuốc bắc hoàn toàn không phải tác dụng phụ hay tăng cân do tích nước.
- Không nên cho thêm đường khi sử dụng thuốc bắc. Một số người bệnh nhạy cảm với mùi vị đặc trưng của thuốc bắc nên tự ý cho thêm đường khi sử dụng. Điều này có thể làm biến đổi dược tính và thậm chí ngộ độc. Nếu muốn gia tăng vị ngọt, bạn nên đề nghị với thầy thuốc gia tăng các vị thảo dược có tính ngọt như Cam thảo đất, Trần bì, hoặc Cỏ ngọt…
- Một số bài thuốc bắc chữa ngoài da vẫn có thể gây kích ứng trên các làn da nhạy cảm. Người dùng chỉ nên sử dụng với lượng nhỏ, trong thời gian đầu.
- Đối tượng phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
- Nếu trong quá trình điều trị phát sinh các dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh cần lập tức dừng sử dụng thuốc và đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất.
Các vị thuốc bắc đều rất tốt cho sức khỏe nếu chúng ta hiểu đúng và biết cách sử dụng hợp lý. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã có thêm kiến thức về y học cổ truyền và cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Hoàng Kỳ: Đặc điểm, công dụng, vị thuốc quý chữa nhiều bệnh
- Phòng phong có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc
- Ngũ vị tử: Tìm hiểu vị thuốc quý chữa bách bệnh
Xem thêm: Điều trị nhiễm Helicobacter pylori trong tình hình kháng thuốc hiện nay