Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Cách Kiểm Soát Bệnh Tiểu Đường

Tiểu đường là căn bệnh đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Bệnh tiểu đường có thể có ở tất cả mọi người và mọi độ tuổi. Nhưng nhóm tuổi 45 đến 64 là có nguy cơ cao nhất với bệnh tiểu đường. Các bà bầu cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, và rất nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi !
Mời các bạn tham khảo thông tin về Bệnh tiểu đường và cách kiểm soát và phòng bệnh tiểu đường !
Theo Wikipedia
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…
Như bạn biết, bệnh tiểu ai cũng có thể mắc phải. Bệnh tiểu đường không quá nghiêm trọng nếu phát hiện sớm. Bệnh tiểu đường sẽ nguy hiểm nếu tình trạng bệnh nặng, sẽ có nhiều di chứng bệnh nặng khác !
Giải pháp là phải kiểm soát bệnh tiểu đường để bệnh không nặng hơn, dẫn tới di chứng của bệnh tiểu đường. Dưới đây là các biện pháp tốt để kiểm soát bệnh tiểu đường.

5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

5 cách giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

1. Ăn thường xuyên và không bỏ bữa.

Cơ thể con người rất thông minh. Khi chúng ta ăn ít hơn, cơ thể sẽ chuẩn bị để tích trữ nhiều hơn. Khi chúng ta ăn nhiều hơn, cơ thể tập trung vào việc thay đổi dòng phân phối các chất. Mặc dù chức năng này có lợi cho sức khoẻ nhưng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, điều này có thể làm tăng mức đường trong máu và có thể gây ra các tình trạng khẩn cấp, như sốc hạ đường huyết. Đó là lý do tại sao bạn nên thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, ăn các bữa nhỏ trong ngày và không bao giờ bỏ bữa.

2. Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn

Chế độ ăn giàu chất xơ có nhiều lợi ích. Các chất không hòa tan có trong gạo nâu, hạt và vỏ của các loại trái cây giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Các chất hòa tan trong táo, yến mạch và các loại hạt giúp giảm cholesterol và tăng lượng đường trong máu. Chất xơ làm bạn cảm thấy no nhanh hơn, ngăn bạn không ăn quá nhiều, một tình trạng đáng lo ngại ở người bị tiểu đường.

Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

3. Sáng ăn no và tối ăn ít.

Có một câu nói – “Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một người bình thường, và ăn tối như một người ăn xin”. Lời khuyên này là tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tiểu đường Týp 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn bữa sáng lớn giàu protein và ít carbs, ăn ít vào bữa tối giúp điều chỉnh lượng đường tự nhiên trong máu. Điều này ngăn ngừa các giai đoạn tăng đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

4 Tập thể dục đều đặn

Đây là thói quen mang lại lợi ích kép. Thứ nhất, tập thể dục giúp duy trì sức khỏe và kiểm soát béo phì, phòng tránh các bệnh như tiểu đường. Thứ hai, tập thể dục làm giảm tác dụng phụ của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao nên tập thể dục ít nhất 30 phút hàng ngày.

5. Ăn thực phẩm chứa carb giải phóng chậm, protein, chất béo lành mạnh và nhiều trái cây và rau củ.

Một chế độ ăn uống cân bằng với những thay đổi nhất định là cần thiết để kiểm soát bệnh tiểu đường. Những thay đổi bao gồm loại bỏ tất cả các thực phẩm chứa carbs giải phóng nhanh ra khỏi chế độ ăn kiêng, như bánh mì trắng, gạo, khoai tây. Kết hợp ăn các thực phẩm chứa carb chậm giải phóng mà không làm tăng lượng đường trong máu, như ngũ cốc nguyên hạt, các cây họ đậu. Thêm vào đó, chế độ ăn uống của bạn cần phải có nhiều protein ít béo (pho mát, trứng, sữa chua, đậu nành), các chất béo lành mạnh (bơ và quả hạch), các loại trái cây và rau củ có nhiều chất xơ (như quả mọng và bông cải xanh). Nhưng tránh ăn trái cây như cam, xoài, và dưa hấu vì chúng giàu fructose.

Nguồn: Báo SucKhoeDoiSong

Thực Phẩm Tốt Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Với bệnh tiểu đường, thật dễ dàng để có được danh sách các thực phẩm nên kiêng. Tuy nhiên, có rất nhiều loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường có thể thưởng thức và tốt cho sức khỏe của họ thì không phải ai cũng biết.

Rau Cải Bó Xôi – Thẩm Tốt Cho Người Bệnh Tiểu Đường

Rau cải bó xôi (bina)

Rau bina là một trong những nguồn cung cấp magiê cao – một vi chất giúp cơ thể bạn sử dụng insulin để hấp thụ các chất đường trong máu và quản lý đường huyết hiệu quả hơn. Loại rau này cũng giàu vitamin K, folate và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Đậu

Đậu chứa nhiều chất xơ và protein khiến bạn cảm thấy no lâu. Một nghiên cứu tại Canada cho thấy những người bổ sung thêm một hoặc nhiều cốc sữa đậu vào khẩu phần ăn mỗi ngày sẽ kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm huyết áp. Đậu không phải là thực phẩm đắt đỏ và vô cùng linh hoạt trong chế biến. Trộn các loại bột đậu đỏ, đen, xanh…sẽ có một cốc sữa đầy dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe lại rẻ tiền. Bạn cũng có thể nấu chè, cho vào món cháo… Wow!

Bông cải xanh

Bông cải xanh và các loại thực phẩm họ cải khác như cải xoăn, súp lơ và cải bruxen…đều chứa một hợp chất gọi là sulforaphane. Hợp chất chống viêm này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ các mạch máu dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây nên. Bông cải xanh không chỉ chứa ít calo và carbohydates, mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C và sắt.

Dầu ôliu

Dầu ô liu có hàm lượng axit amin cao. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một chế độ ăn chất béo tốt cho tim mạch (MUFA) giúp kiểm soát lượng đường trong máu  bằng cách giảm sự đề kháng insulin, giúp các tế bào đáp ứng tốt hơn với insulin của cơ thể. Ngoài ra dầu ô liu còn chứa nhiều vitamin A, E cho phép cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác.

Cá hồi

Không chỉ giàu protein, cá hồi còn chứa nhiều axit béo omega-3, có thể giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh bằng cách giảm huyết áp và cải thiện nồng độ cholesterol. Các loại cá béo có chứa axit béo omega-3 như cá ngừ, cá thu và cá mòi, cũng có tác dụng bảo vệ đặc biệt quan trọng đối với những người  bệnh tiểu đường, người có nguy cơ tim mạch cao.

Quế

Gia vị thơm tho này đã được chứng minh là làm giảm cholesterol và giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn. Chỉ cần 1/4 muỗng cà phê quế mỗi ngày giúp cải thiện lượng đường trong máu và cholesterol trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra tác dụng tương tự.

Thêm bột quế vào sinh tố, sữa chua, bột yến mạch hoặc thậm chí cà phê, vừa thêm hương vị cho món ăn của bạn mà không cần thêm đường hoặc muối.

Hạt quả khô

Quả óc chó đặc biệt đã được chứng minh có tác dụng chống lại bệnh tim mạch và có thể cải thiện mức độ đường trong máu nhờ óc chó có lượng chất béo không bão hòa đa cao. Những chất béo lành mạnh này giúp ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường và bệnh tim. Hạnh nhân và quả hồ đào cũng chứa các chất béo có lợi. Hạt quả khô có lượng carbohydrate, chất đạm và chất béo thấp, tốt để ổn định lượng đường trong máu.

Bột yến mạch

Các loại ngũ cốc như yến mạch, tốt cho đường trong máu nhờ rất nhiều chất xơ giúp cải thiện độ nhạy insulin. Yến mạch có chứa chất xơ dưới dạng beta-glucans, (đó là những sợi hòa tan và nở ra trong chất lỏng), giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách làm chậm sự phân hủy và hấp thu carbohydrate từ các loại thực phẩm khác bạn ăn.

Các nghiên cứu cũng cho thấy yến mạch có thể giúp cải thiện huyết áp, cholesterol và nồng độ insulin lúc đói.

Chế phẩm sữa

Ngoài việc cung cấp canxi và vitamin D cho xương chắc khỏe, thực phẩm từ sữa còn cung cấp protein để ngăn cơn đói. Sữa, pho mát và sữa chua giúp ổn định lượng đường trong máu và ăn nhiều các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu mới cho thấy bạn không nhất thiết chỉ uống sữa tách bơ bởi theo một phân tích lớn từ các nhà nghiên cứu đại học Harvard và đại học Tufts chỉ ra rằng uống sữa – kể cả sữa không tách bơ – có liên quan với giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Nguyên nhân có thể là nhờ ăn lượng chất béo cao giúp bạn cảm thấy no, vì vậy bạn sẽ ít muốn ăn các thực phẩm có đường và lượng calo cao.

Tổng hợp từ báo SucKhoeDoiSong

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì ?

Các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) có thể là một lựa chọn tốt như táo, cam, dâu tây, chanh và mận, kiwi, bưởi đỏ

  • Đào: Đây là thực phẩm giàu vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường (GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.
  • Táo: Là loại trái cây chứa nhiều chất ôxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
  • Kiwi: Đây là loại quả chứa nhiều kali, chất xơ và vitamin C, hàm lượng carbs thấp, có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.
  • Cam: Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Đây là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường.
  • Đu đủ: là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng cách, trong đó có bệnh đái tháo đường. Hai miếng đu đủ sẽ cung cấp 1 khẩu phần cacbon-hydrate, thêm 1 hộp sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ cho một bữa sáng lý tưởng cho bệnh nhân đái tháo đường.
  • Roi: Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán thành bộ, uống với nước.
  • Dưa hấu: Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại trái cây tốt cho người bệnh đái tháo đường. Ăn một miếng dưa hấu mỗi ngày sẽ cung cấp các sinh tố cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường.
  • Quả mâm xôi, quả việt quất: Đây là những loại quả chứa nhiều chất chống ôxy hóa đặc biệt có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, loại quả này giúp cung cấp hàm lượng carbs thấp, nhiều chất xơ và các vitamin.
  • Bưởi đỏ: Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường. Người bị đái tháo đường có thể dùng một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.

Một số loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn …. có thể được ăn nhưng với số lượng hạn chế (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao. Các loại trái cây chua như bưởi, cam, chanh, ổi, táo… có thể ăn với số lượng nhiều hơn. Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo thêm người tiểu đường nên tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất.

Đây là bài viết Wikiduoclieu tổng hợp tin từ nguồn đáng tin cậy.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên tham khảo. Bạn nên khám để đo đường huyết máu và xin lời khuyên trực tiếp từ Bác sỹ !

Xem thêm: Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có thai được không?

Rate this post
Exit mobile version