Bệnh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đều là những căn bệnh xương khớp tiến triển mãn tính. Trong giai đoạn đầu, triệu chứng của cả hai bệnh lý đều là những cơn đau mỏi khớp không đặc trưng. Có những trường hợp, do nhầm lẫn trong nhận diện viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp ảnh hưởng ít nhiều hiệu quả điều trị bệnh.
Bệnh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là gì?
Điểm chung của viêm khớp dạng thấp và bệnh thoái hóa khớp là những bệnh lý có tổn thương tại khớp. Bệnh có cơn đau, nhức khớp tương tự trong giai đoạn mới phát triển bệnh. Trong đó điểm khác nhau cơ bản rất quan trọng là thoái hóa khớp là tình trạng lão hóa khớp, trong khi viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn có tổn thương ở khớp. Để phân biệt chính xác hai loại bệnh, bệnh nhân nên đến bệnh viện và thực hiện các xét nghiệm chuyên môn.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian. Bệnh nhân ban đầu biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp. Sau đó dần xảy ra các biến đổi thành các gai xương, những gai xương này gây biến dạng khớp. Do khớp không tái hồi phục được như trước nên tình trạng tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối là người có tiền sử béo phì, người mắc bệnh gai xương, người thường xuyên ngồi hoặc vận động quá sức, vận động viên bị chấn thương khớp lặp đi lặp lại. Cấu trúc khớp có sự hư tổn nên khi vận động sẽ khiến hai đầu xương chạm vào nhau, tình trạng này có thể gây ra xơ hóa xương dưới sụn và hình thành các gai xương.
Thoái hóa khớp còn được biểu hiện bởi một số biểu hiện tương tự với gout như sưng nóng ở các khớp, người bệnh khó vận động khi thực hiện các động tác cúi người, gập người, đi lại khó khăn, đau như khi trở mùa, biến dạng hoặc lệch trục khớp…
Thông thường vị trí khớp bị thoái hóa thường là những vùng khớp chịu trọng lượng của cơ thể nhiều như khớp gối, vùng khớp
quanh cột sống thắt lưng, khớp cổ, khớp háng… Thoái hóa khớp có liên quan đến bệnh khô khớp, nếu như dịch khớp không đủ để bôi trơn các đầu xương, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi đang vận động.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Độ tuổi thường mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp là từ 20 – 40 tuổi. Trong số đó, đối với những bệnh nhân nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều gấp 2-3 lần nam giới. Bệnh có diễn biến phức tạp, biến chứng của bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng khớp, cấp độ nghiêm trọng nhất là nguy cơ biến dạng khớp, mất khả năng vận động, rối loạn tim mạch…
Bệnh tự miễn không thể điều trị mà phương pháp đối phó duy nhất là giảm nhẹ các kích ứng kích thích triệu chứng. Dấu hiệu mắc bệnh bao gồm tình trạng sưng, đỏ, đau nhức khớp kèm theo những biểu hiện ngoài da xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh trong chính cơ thể.
Viêm khớp dạng thấp xảy ra ở những vùng khớp đối xứng như bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân. Bệnh thường kèm theo những triệu chứng khác như tình trạng viêm da, mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút, ăn không ngon… Bệnh nhân có thể bị viêm nhiều khớp một lúc, tổn thương khớp có tính đối xứng nhau ở cả hai bên.
Bệnh có 4 giai đoạn chính tiến triển từ nhẹ đến nặng, đánh dấu mức độ nguy hiểm khi bệnh sang giai đoạn cấp tính là sự hình thành các nốt sẩn dị dạng. Ở cấp độ cuối cùng, quá trình viêm giảm đi và hình thành các mô xơ và xương cùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng chức năng khớp.
Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp chưa được lý giải cụ thể. Trong đó yếu tố di truyền có thể có liên quan vì cấu trúc gen, một số gen trội có thể khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường.
Phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là những căn bệnh phổ biến trong độ tuổi trung niên. Mặc dù những triệu chứng tương đối giống nhau, nhưng nếu chú ý thì người bệnh có thể nhận ra điểm khác biệt.
Vị trí vùng khớp tổn thương
- Viêm khớp dạng thấp: Vị trí bị tổn thương thường xuất hiện ở những khớp nhỏ với 4 biểu hiện chủ yếu là tình trạng sưng, đau, đỏ, bên ngoài bề mặt da bị nóng. Ở mức độ ngày càng nghiêm trọng thì vùng bị tổn thương có thể lan sang cả những khớp lớn hơn như khớp gối, khớp vai và mắt cá.
- Thoái hóa khớp: Vị trí tổn thương thường nằm tại những khu vực khớp chịu áp lực nhiều, hoặc thường xuyên cử động so với các khớp còn lại. Chủ yếu là xuất hiện những cơn đau ở cả 2 bên đầu gối. Mặc dù vậy cơn đau xuất hiện ở một bên khớp có khuynh hướng nặng hơn bên còn lại.
Đặc điểm cơn đau khớp
- Thoái hóa khớp: Cơn đau thường diễn biến theo kiểu cơ học, mức độ đau tăng khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Sau khi ngủ dậy hoặc sau thời gian làm việc, bệnh nhân có thể bị cứng khớp và khó cử động khớp vào buổi sáng. Thời gian đau chỉ kéo dài khoảng 15 – 30 phút, sau khi vận động hiện tượng này giảm.
- Viêm khớp dạng thấp: Ban đầu là triệu chứng sưng và đau khớp, sau đó là tình trạng sưng tấy, hạn chế chuyển động. Các biểu hiện đau nhức và cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Ở giai đoạn nặng, tình trình cứng khớp có thể kéo dài hơn 1 giờ.
Dấu hiệu nhận biết
Về đặc điểm chung của viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp, cả hai căn bệnh đều có những biểu hiện như sau:
- Đau và cứng khớp
- Sưng khớp (ở viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng hơn)
- Hạn chế khả năng vận động và di chuyển các khớp
- Những triệu chứng thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng.
Riêng đối với từng bệnh lý, người bệnh tinh ý phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp sẽ nhận ra những điểm khác biệt sau:
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tổn thương do rối loạn miễn dịch gây ra, bệnh có thể ảnh hưởng đến mắt, phổi và tim. Những biểu hiện thường gặp gồm có:
- Bệnh nhân bị cứng khớp và đau, cơn đau nghiêm trọng nhất vào buổi sáng và kéo dài trên 30 phút
- Kèm theo tình trạng sốt nhẹ, đặc biệt với đối tượng trẻ em bị viêm khớp dạng thấp.
- Đau cơ, vận động kém và mệt mỏi quá độ
Viêm khớp dạng thấp có 4 giai đoạn, trong đó ở giai đoạn 4 có thể hình thành khối u cứng ở dưới da gần các khớp. Những khối u này được gọi là nốt thấp khớp và chúng thường gây biến dạng khớp, kèm theo đau đớn nghiêm trọng.
Thoái hóa khớp
Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp thường chỉ ảnh hưởng đến các khớp và cơ, bệnh không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp gồm có:
- Cơn đau khớp và cứng khớp xảy ra vào buổi sáng và kéo dài suốt cả ngày
- Thường kèm theo khô khớp, kết hợp giữa các khớp chuyển động kém linh hoạt
- Sưng khớp kèm theo âm thanh lục cục khi di chuyển các khớp
Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đều là những căn bệnh gây tổn thương khớp từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu như không điều trị sớm, bệnh nhân thậm chí có thể mất khả năng vận động động tại vùng khớp bị tổn thương. Bởi vì những dấu hiệu ban đầu của hai bệnh lý này khó phân biệt, do đó bệnh nhân không nên chủ quan mà cần thăm khám sớm để được bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh lý cụ thể. Điều trị càng sớm càng giúp ngăn ngừa các biến chứng xảy ra trong tương lai.
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp
Do những triệu chứng bệnh tương tự như nhau nên việc chẩn đoán chính xác từng bệnh qua nhiều công đoạn và khá phức tạp.
- Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp: Thông thường bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng cho bệnh nhân để kiểm tra tổng quát các triệu chứng, song song với tìm hiểu qua tiền sử bệnh từ gia đình. Sau đó bệnh nhân được xét nghiệm máu để kiểm tra những kháng thể gây bệnh. Đồng thời những xét nghiệm hình ảnh cũng có tác dụng tìm ra dấu hiệu tổn thương ở khớp và đánh giá mức độ viêm sưng.
- Chẩn đoán thoái hóa khớp: Bác sĩ bắt đầu bằng việc khám lâm sàng và tìm hiểu về bệnh sử của bệnh nhân. Sau đó sẽ chẩn đoán thoái hóa khớp bằng cách thực hiện xét nghiệm hình ảnh. Chụp X-quang hay chụp cộng hưởng từ (MRIs) giúp phát hiện ra những diễn tiến bệnh ở các khớp.
Đối với bệnh thoái hóa khớp, thường bác sĩ không thể chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu. Nhưng xét nghiệm này sẽ giúp loại trừ bệnh viêm khớp dạng thấp và những bệnh lý khác cũng gây viêm sưng ở khớp.
Điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp
Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm hai loại bệnh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Tại các chuyên khoa xương khớp có phác đồ điều trị từng loại bệnh, mục tiêu điều trị thường bao gồm giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương và cải thiện các chức năng thể chất.
Ngoài ra việc điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh nên thuốc và hình thức điều trị đều không giống nhau.
Viêm khớp dạng thấp
Người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau. Hoặc phụ thuộc vào các triệu chứng tự miễn bị ảnh hưởng kèm theo mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sinh học để giảm thiểu những tổn thương cho người bệnh. Các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh lý này gồm:
- Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) giúp hỗ trợ giảm đau và chống viêm.
- Nhóm Corticosteroid dùng để chống viêm cho trường hợp nghiêm trọng, đồng thời hỗ trợ điều chỉnh hệ thống miễn dịch.
- Nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs), hoặc các loại thuốc sinh học giúp làm chậm ảnh hưởng của bệnh đến các cơ quan trong cơ thể.
- Thuốc Acetaminophen hiệu quả trong việc giảm đau tạm thời nhưng không thể chống viêm.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là căn bệnh gây ra do vấn đề tuổi tác hoặc lao động quá sức, vì thế cách khắc phục cơ bản là giảm đau và cải thiện chức năng vận động của khớp. Điều trị thoái hóa khớp kết hợp nhiều phương pháp như:
- Sử dụng kem bôi, sử dụng gel hoặc miếng dán để giảm đau tại chỗ.
- Nhóm thuốc Acetaminophen có tác dụng giảm đau.
- Dùng các loại thuốc chống trầm cảm như Duloxetine giúp cải thiện cơn đau mãn tính.
- Tiêm thuốc Corticosteroid ngoài màng cứng.
- Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu tăng cường cơ bắp và cải thiện các chức năng
Nếu như cơn đau trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc Opioid để giảm đau. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là khả năng gây nghiện. Ở một số người, thuốc có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, táo bón và một số tác dụng phụ khác.
Điểm chung trong điều trị viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp là đều cần đến sự hỗ trợ của các bài tập vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng. Từ đó cải thiện sức khỏe khớp, giúp việc đi lại và sinh hoạt bình thường. Ngoài ra người bệnh cũng được hướng dẫn thực hiện các bài tập thích hợp, kiểm soát cân nặng và xây dựng một lối sống lành mạnh mới kiểm soát bệnh tránh phát sinh biến chứng.
Ở những cấp độ bệnh nặng hơn, khi khớp chịu tổn thương quá mức thì bệnh nhân sẽ được hội chẩn về phương pháp phẫu thuật. Đối với viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đều có thể trực tiếp điều trị thương tổn cũng như phục hồi khả năng hoạt động của bộ phận này. Mặc dù vật phương pháp phẫu thuật vẫn là phương án cuối cùng được áp dụng do thủ thuật thay khớp, cắt bỏ bao hoạt dịch, nối gân… đều tiềm ẩn nguy hiểm, biến chứng hậu phẫu.
Phẫu thuật không thật sự cần thiết cho hầu hết trường hợp thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khi biến chứng phát sinh nhiều hướng hoặc điều trị nội khoa áp dụng nhưng không hiệu quả. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp phải các rủi ro, chẳng hạn như xuất huyết, nhiễm trùng hoặc tê liệt do dây thần kinh xung quanh bị tổn thương…
Với bài viết trên, hi vọng người bệnh đã nắm rõ được cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Nhìn chung những căn bệnh liên quan đến khớp thường khó nhận diện đặc trưng. Vì thế ngay khi có dấu hiệu đau nhức bất thường, người bệnh nên tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ. Bệnh xương khớp cần được được điều trị sớm và kéo dài mới có thể khắc phục dứt điểm.
Bài viết liên quan: Người viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì tốt?
Xem thêm: Đau dạ dày lan ra sau lưng là bị gì? Nguy hiểm không?