Bất kỳ ai cũng có thể bị vết thương hở. Một vết đứt tay nhỏ cũng được gọi là vết thương hở. Tùy theo cơ chế, vật gây thương tích và mức độ trầm trọng của vết thương mà bác sĩ sẽ có những điều trị thích hợp. Các vết thương hở do tai nạn hoặc các vật sắt nhọn đôi khi là những vết thương chí mạng nếu trúng động mạch gây chảy máu ồ ạt. Còn các vết thương do súng đạn thường gặp trong chiến tranh hơn và đa phần đều rất nguy hiểm.
Bất kỳ ai cũng có thể bị vết thương hở. Một vết đứt tay nhỏ cũng được gọi là vết thương hở. Tùy theo cơ chế, vật gây thương tích và mức độ trầm trọng của vết thương mà bác sĩ sẽ có những điều trị thích hợp. Các vết thương hở do tai nạn hoặc các vật sắt nhọn đôi khi là những vết thương chí mạng nếu trúng động mạch gây chảy máu ồ ạt. Còn các vết thương do súng đạn thường gặp trong chiến tranh hơn và đa phần đều rất nguy hiểm.
Tìm hiểu chung
Vết thương hở là gì?
Vết thương có thể được phân ra thành 2 loại là vết thương kín (nơi da vẫn nguyên vẹn) hoặc vết thương hở. Vết thương hở được định nghĩa là một chấn thương làm mô bên ngoài cơ thể (da) bị rách. Hầu hết các vết thương hở đều nhỏ và có thể được điều trị tại nhà.
Vết thương hở là gì?
Vết thương có thể được phân ra thành 2 loại là vết thương kín (nơi da vẫn nguyên vẹn) hoặc vết thương hở. Vết thương hở được định nghĩa là một chấn thương làm mô bên ngoài cơ thể (da) bị rách. Hầu hết các vết thương hở đều nhỏ và có thể được điều trị tại nhà.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng của vết thương hở là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây thường đi cùng vết thương hở:
- Chảy máu hoặc có máu rỉ ra
- Đỏ
- Sưng
- Đau và phần da bị thương dập, nát
- Nóng
- Có thể bị sốt nếu nhiễm trùng
- Không thể cử động hoặc di chuyển khu vực bị ảnh hưởng
- Rò rỉ mủ và mùi hôi (chỉ ở vết thương bị nhiễm trùng)
Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
- Vết thương hở sâu hơn 1,2cm
- Chảy máu không ngừng
- Chảy máu hơn 20 phút
- Chảy máu do một tai nạn nghiêm trọng
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Các triệu chứng của vết thương hở là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây thường đi cùng vết thương hở:
- Chảy máu hoặc có máu rỉ ra
- Đỏ
- Sưng
- Đau và phần da bị thương dập, nát
- Nóng
- Có thể bị sốt nếu nhiễm trùng
- Không thể cử động hoặc di chuyển khu vực bị ảnh hưởng
- Rò rỉ mủ và mùi hôi (chỉ ở vết thương bị nhiễm trùng)
Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm về triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
- Vết thương hở sâu hơn 1,2cm
- Chảy máu không ngừng
- Chảy máu hơn 20 phút
- Chảy máu do một tai nạn nghiêm trọng
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây vết thương hở?
Các nguyên nhân gây vết thương hở gồm:
- Trầy da: đây là những vết thương không đều, ở các lớp da trên của da khi da bị chà xát trên bề mặt thô hoặc bề mặt nhẵn. Tình trạng này thường xuất hiện với vết thương nhỏ không chảy máu, ít đau và giảm ngay sau khi bị thương ban đầu.
- Các vết thương, vết rách: đây là vết thương giống như các vết rách thường gặp, tuy nhiên phần da bị rách sâu hơn, gây nhiều đau đớn và chảy máu nhiều hơn. Các vết rách nói chung là do chấn thương, chẳng hạn như bị va đập hoặc tai nạn.
- Vết rạch: đây là kết quả của phẫu thuật hoặc một vật sắc nhọn: như dao mổ, dao nhọn và kéo. Các vết rạch thường có hình dạng tuyến tính với những cạnh mịn màng. Tùy thuộc vào độ sâu và vị trí của vết thương, vết rạch có thể đe dọa tính mạng, gây ra tổn hại sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt nếu nó liên quan đến các cơ quan, các mạch máu hoặc thần kinh quan trọng.
- Vết đâm: đây là các vết thương tròn nhỏ do các vật có đầu nhọn mỏng, chẳng hạn như kim, móng tay hoặc các vật thể nhọn ở đầu và răng. Kích thước vết thương, chiều sâu, lượng máu chảy và cơn đau có liên quan trực tiếp đến kích thước và lực của vật gây ra.
- Vết thương lồng ngực: loại vết thương này có thể là do bất kỳ vật hoặc lực tác động xuyên qua da đến các cơ quan bên dưới hoặc mô cơ thể. Vết thương này có kích cỡ, hình dạng và biểu hiện khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các vết thương ở lồng ngực có thể đe dọa tính mạng, gây ra thương tích nghiêm trọng; Đặc biệt là nếu liên quan đến các cơ quan quan trọng, như các mạch máu hoặc hệ thần kinh.
- Vết thương do đạn: đây là vết thương do súng gây ra. Những vết thương này thường tròn, và nhỏ hơn kích thước viên đạn. Ở phần đầu của vết thương sẽ có vết bỏng hoặc bồ hóng trên các cạnh và các mô xung quanh, tùy thuộc vào khoảng cách mà viên đạn được bắn. Nếu viên đạn xuyên qua cơ thể, vết thương đầu ra sẽ có hình dạng lớn bất thường hơn vết thương đầu vào và thường chảy máu nhiều hơn. Viên đạn bị bắn di chuyển theo đường thẳng xuyên qua cơ thể, trừ khi chúng chạm vào xương. Nếu chạm vào xương, chúng có thể bị vỡ hoặc phân tách ra hay bị lệch theo một hướng khác.
Nguyên nhân nào gây vết thương hở?
Các nguyên nhân gây vết thương hở gồm:
- Trầy da: đây là những vết thương không đều, ở các lớp da trên của da khi da bị chà xát trên bề mặt thô hoặc bề mặt nhẵn. Tình trạng này thường xuất hiện với vết thương nhỏ không chảy máu, ít đau và giảm ngay sau khi bị thương ban đầu.
- Các vết thương, vết rách: đây là vết thương giống như các vết rách thường gặp, tuy nhiên phần da bị rách sâu hơn, gây nhiều đau đớn và chảy máu nhiều hơn. Các vết rách nói chung là do chấn thương, chẳng hạn như bị va đập hoặc tai nạn.
- Vết rạch: đây là kết quả của phẫu thuật hoặc một vật sắc nhọn: như dao mổ, dao nhọn và kéo. Các vết rạch thường có hình dạng tuyến tính với những cạnh mịn màng. Tùy thuộc vào độ sâu và vị trí của vết thương, vết rạch có thể đe dọa tính mạng, gây ra tổn hại sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt nếu nó liên quan đến các cơ quan, các mạch máu hoặc thần kinh quan trọng.
- Vết đâm: đây là các vết thương tròn nhỏ do các vật có đầu nhọn mỏng, chẳng hạn như kim, móng tay hoặc các vật thể nhọn ở đầu và răng. Kích thước vết thương, chiều sâu, lượng máu chảy và cơn đau có liên quan trực tiếp đến kích thước và lực của vật gây ra.
- Vết thương lồng ngực: loại vết thương này có thể là do bất kỳ vật hoặc lực tác động xuyên qua da đến các cơ quan bên dưới hoặc mô cơ thể. Vết thương này có kích cỡ, hình dạng và biểu hiện khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các vết thương ở lồng ngực có thể đe dọa tính mạng, gây ra thương tích nghiêm trọng; Đặc biệt là nếu liên quan đến các cơ quan quan trọng, như các mạch máu hoặc hệ thần kinh.
- Vết thương do đạn: đây là vết thương do súng gây ra. Những vết thương này thường tròn, và nhỏ hơn kích thước viên đạn. Ở phần đầu của vết thương sẽ có vết bỏng hoặc bồ hóng trên các cạnh và các mô xung quanh, tùy thuộc vào khoảng cách mà viên đạn được bắn. Nếu viên đạn xuyên qua cơ thể, vết thương đầu ra sẽ có hình dạng lớn bất thường hơn vết thương đầu vào và thường chảy máu nhiều hơn. Viên đạn bị bắn di chuyển theo đường thẳng xuyên qua cơ thể, trừ khi chúng chạm vào xương. Nếu chạm vào xương, chúng có thể bị vỡ hoặc phân tách ra hay bị lệch theo một hướng khác.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải vết thương hở?
Các vết thương hở là tình trạng rất phổ biến. Hầu như mọi người đều có vết thương hở vào một khoảng thời gian nào đó trong đời. Bạn có thể quản lý tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy gặp bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị vết thương hở?
Bạn có thể có nguy cơ cao bị thương nếu có những đặc điểm sau:
- Cao tuổi. Người cao tuổi có nguy cơ cao bị thương
- Sức khoẻ kém
- Dùng steroid
- Phóng xạ và hóa trị liệu
- Tiểu đường
- Hút thuốc
Những ai thường mắc phải vết thương hở?
Các vết thương hở là tình trạng rất phổ biến. Hầu như mọi người đều có vết thương hở vào một khoảng thời gian nào đó trong đời. Bạn có thể quản lý tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy gặp bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị vết thương hở?
Bạn có thể có nguy cơ cao bị thương nếu có những đặc điểm sau:
- Cao tuổi. Người cao tuổi có nguy cơ cao bị thương
- Sức khoẻ kém
- Dùng steroid
- Phóng xạ và hóa trị liệu
- Tiểu đường
- Hút thuốc
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán vết thương hở?
Bạn có thể nói với bác sĩ về bệnh sử chấn thương trực tiếp gần đây. Bạn cũng cần nói rõ tình hình vết thương để bác sĩ biết vết thương có bị nhiễm trùng không. Những thông tin cung cấp bác sĩ gồm thông tin về khoảng thời gian giữa điều trị vết thương và ngày tiêm phòng uốn ván gần đây nhất. Điều quan trong là bạn cần phải nói bác sĩ nếu bạn mắc các bệnh khác, ví dụ như tiểu đường, bệnh mạch máu, suy dinh dưỡng, bệnh ung thư và nhiều vấn đề y tế khác cũng như sử dụng thuốc và hút thuốc lá. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của vết thương . Nếu bạn từng bị sẹo lồi thì sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị vết thương.
Sau khi bị chấn thương, bạn phải đi khám sức khỏe. Đôi khi, những thương tích nghiêm trọng ở xa vết thương có thể bị bỏ qua tnếu bạn không đi khám sức khỏe.
Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy xương nhô ra khỏi da. Tổn thương ở dây thần kinh và/hoặc dây chằng có thể gây ra những thay đổi về cảm giác hoặc yếu chi dưới. Chấn thương tay, ngón tay, bàn chân hoặc chân có thể liên quan đến mất mô, mất các bộ phận của ngón tay hoặc ngón chân, hoặc thậm chí làm mất hoàn toàn chân hoặc tay. Mép vết thương có thể bị nhám, nhợt nhạt. Vết thương có thể sâu vào mô bên trong và chứa các mảnh vỡ của dị vật bên ngoài, chẳng hạn như thủy tinh, gỗ hoặc sỏi.
Bạn cũng có thể cần xét nghiệm máu để theo dõi các dấu hiệu mất máu và nhiễm trùng. Chụp X-quang giúp phát hiện các vết nứt hoặc các dị vật. Chụp X-quang mạch máu (chụp động mạch) được thực hiện nếu bạn nghi ngờ bị thương tổn ở mạch máu, lúc này bạn cần phải phẫu thuật. Dẫn truyền thần kinh hoặc điện thế gợi thường được thực hiện vài ngày đến vài tuần sau khi bị chấn thương.
Những phương pháp nào dùng để điều trị vết thương hở?
Bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau để điều trị vết thương hở. Sau khi làm sạch và có thể gây tê khu vực xung quang, bác sĩ có thể đóng vết thương bằng keo da, chỉ khâu hoặc khâu. Bạn có thể cần được tiêm phòng uốn ván nếu bị thương.
Các phương pháp điều trị khác bao gồm thuốc giảm đau và penicillin. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc penicillin hoặc kháng sinh khác nếu xuất hiện nhiễm trùng hoặc có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phẫu thuật.
Bạn nhớ luôn rửa tay sạch sẽ khi thay băng và gạc. Bạn nên khử trùng và làm khô vết thương triệt để trước khi băng lại. Vứt bỏ băng keo và băng cũ trong túi nhựa.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán vết thương hở?
Bạn có thể nói với bác sĩ về bệnh sử chấn thương trực tiếp gần đây. Bạn cũng cần nói rõ tình hình vết thương để bác sĩ biết vết thương có bị nhiễm trùng không. Những thông tin cung cấp bác sĩ gồm thông tin về khoảng thời gian giữa điều trị vết thương và ngày tiêm phòng uốn ván gần đây nhất. Điều quan trong là bạn cần phải nói bác sĩ nếu bạn mắc các bệnh khác, ví dụ như tiểu đường, bệnh mạch máu, suy dinh dưỡng, bệnh ung thư và nhiều vấn đề y tế khác cũng như sử dụng thuốc và hút thuốc lá. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của vết thương . Nếu bạn từng bị sẹo lồi thì sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị vết thương.
Sau khi bị chấn thương, bạn phải đi khám sức khỏe. Đôi khi, những thương tích nghiêm trọng ở xa vết thương có thể bị bỏ qua tnếu bạn không đi khám sức khỏe.
Trong một số trường hợp, bạn có thể thấy xương nhô ra khỏi da. Tổn thương ở dây thần kinh và/hoặc dây chằng có thể gây ra những thay đổi về cảm giác hoặc yếu chi dưới. Chấn thương tay, ngón tay, bàn chân hoặc chân có thể liên quan đến mất mô, mất các bộ phận của ngón tay hoặc ngón chân, hoặc thậm chí làm mất hoàn toàn chân hoặc tay. Mép vết thương có thể bị nhám, nhợt nhạt. Vết thương có thể sâu vào mô bên trong và chứa các mảnh vỡ của dị vật bên ngoài, chẳng hạn như thủy tinh, gỗ hoặc sỏi.
Bạn cũng có thể cần xét nghiệm máu để theo dõi các dấu hiệu mất máu và nhiễm trùng. Chụp X-quang giúp phát hiện các vết nứt hoặc các dị vật. Chụp X-quang mạch máu (chụp động mạch) được thực hiện nếu bạn nghi ngờ bị thương tổn ở mạch máu, lúc này bạn cần phải phẫu thuật. Dẫn truyền thần kinh hoặc điện thế gợi thường được thực hiện vài ngày đến vài tuần sau khi bị chấn thương.
Những phương pháp nào dùng để điều trị vết thương hở?
Bác sĩ có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau để điều trị vết thương hở. Sau khi làm sạch và có thể gây tê khu vực xung quang, bác sĩ có thể đóng vết thương bằng keo da, chỉ khâu hoặc khâu. Bạn có thể cần được tiêm phòng uốn ván nếu bị thương.
Các phương pháp điều trị khác bao gồm thuốc giảm đau và penicillin. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc penicillin hoặc kháng sinh khác nếu xuất hiện nhiễm trùng hoặc có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phẫu thuật.
Bạn nhớ luôn rửa tay sạch sẽ khi thay băng và gạc. Bạn nên khử trùng và làm khô vết thương triệt để trước khi băng lại. Vứt bỏ băng keo và băng cũ trong túi nhựa.
Chế độ sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của Vết thương hở?
Bạn không bao giờ áp dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung cho bất kỳ vết thương hở mà không có sự giám sát của bác sĩ.
Sơ cứu vết thương cũng rất quan trọng trong giai đoạn ban đầu. Đối với những vết thương nhỏ và nông, bạn chỉ cần rửa sạch với xà phòng bằng nước lạnh và băng lại bằng băng cá nhân. Tuy nhiên, đối với những vết thương trúng động mạch gây chảy máu thành tia, bạn hãy nhanh chóng buộc ga-rô ngay trên vết thương rồi đưa nạn nhân đến viện ngay lập tức. Khi gặp vết thương dao đâm xuyên cơ thể, đừng vội vàng rút dao ra ngay mà hãy cố định tại chỗ rồi cũng nhanh chóng chuyển nạn nhân đi viện một cách nhẹ nhàng. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn bớt lúng túng và lo lắng trước những vết thương hở nghiêm trọng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của Vết thương hở?
Bạn không bao giờ áp dụng bất kỳ loại thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung cho bất kỳ vết thương hở mà không có sự giám sát của bác sĩ.
Sơ cứu vết thương cũng rất quan trọng trong giai đoạn ban đầu. Đối với những vết thương nhỏ và nông, bạn chỉ cần rửa sạch với xà phòng bằng nước lạnh và băng lại bằng băng cá nhân. Tuy nhiên, đối với những vết thương trúng động mạch gây chảy máu thành tia, bạn hãy nhanh chóng buộc ga-rô ngay trên vết thương rồi đưa nạn nhân đến viện ngay lập tức. Khi gặp vết thương dao đâm xuyên cơ thể, đừng vội vàng rút dao ra ngay mà hãy cố định tại chỗ rồi cũng nhanh chóng chuyển nạn nhân đi viện một cách nhẹ nhàng. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn bớt lúng túng và lo lắng trước những vết thương hở nghiêm trọng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: Bệnh viện Phổi Hà Nội