Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Chẩn đoán COVID-19 và những thông tin bạn nên biết!

Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!

Bạn có thể xem toàn bộ thông tin về bệnh COVID-19 do coronavirus tại đây!

Hiện nay, phương pháp chính dùng để chẩn đoán COVID-19, vấn đề sức khỏe đang bùng nổ toàn cầu, là RT-PCR. Độ đặc hiệu cũng như độ nhạy của kỹ thuật này được đánh giá rất cao, góp phần tăng độ tin cậy của kết quả chẩn đoán.

Bệnh COVID-19, xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Người nhiễm bệnh có nguy cơ mất 20 – 30% chức năng phổi và phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh kéo dài.

Do đó, việc phát hiện bệnh ngay từ đầu để chữa trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vì COVID-19 có nhiều dấu hiệu dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường khác như cảm lạnh, cảm cúm… nên việc chẩn đoán bệnh gặp không ít khó khăn.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp dùng trong chẩn đoán COVID-19 và khi nào một người cần làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

Khi nào bạn cần làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19?

Dựa vào văn bản số 5378/BYT-KHTC, từ 01/07/2021, chi phí test nhanh sẽ tùy vào quy định của Cơ sở y tế. Đối với trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR thì chi phí sẽ là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm. Để có thể rõ hơn về chi phí xét nghiệm, bạn có thể tìm hiểu tại đây!

Việc làm xét nghiệm COVID-19 sẽ được tiến hành nếu bạn thuộc một trong các nhóm sau đây:

Thông thường khi có các triệu chứng của bệnh hô hấp cấp, bạn cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn tham khám, làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị nếu chẳng may mắc bệnh. Hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có nguy cơ lây nhiễm rất cao nên bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc 5K.

Trong thời gian dịch bùng phát không kiểm soát được thì thay vì đến trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, bạn nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:

Mặt khác, hãy liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp.

Hiện nay, phương pháp chính dùng để chẩn đoán COVID-19, vấn đề sức khỏe đang bùng nổ toàn cầu, là RT-PCR. Độ đặc hiệu cũng như độ nhạy của kỹ thuật này được đánh giá rất cao, góp phần tăng độ tin cậy của kết quả chẩn đoán.

Bệnh COVID-19, xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019, vẫn đang tiếp tục ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Người nhiễm bệnh có nguy cơ mất 20 – 30% chức năng phổi và phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh kéo dài.

Do đó, việc phát hiện bệnh ngay từ đầu để chữa trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vì COVID-19 có nhiều dấu hiệu dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường khác như cảm lạnh, cảm cúm… nên việc chẩn đoán bệnh gặp không ít khó khăn.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp dùng trong chẩn đoán COVID-19 và khi nào một người cần làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.

Khi nào bạn cần làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19?

Dựa vào văn bản số 5378/BYT-KHTC, từ 01/07/2021, chi phí test nhanh sẽ tùy vào quy định của Cơ sở y tế. Đối với trường hợp xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR thì chi phí sẽ là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm. Để có thể rõ hơn về chi phí xét nghiệm, bạn có thể tìm hiểu tại đây!

Việc làm xét nghiệm COVID-19 sẽ được tiến hành nếu bạn thuộc một trong các nhóm sau đây:

Thông thường khi có các triệu chứng của bệnh hô hấp cấp, bạn cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn tham khám, làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị nếu chẳng may mắc bệnh. Hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có nguy cơ lây nhiễm rất cao nên bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc 5K.

Trong thời gian dịch bùng phát không kiểm soát được thì thay vì đến trực tiếp đến trung tâm y tế gần nhất, bạn nên tự cách ly với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, hãy liên hệ qua số điện thoại 1900 9095 hoặc 1900 3228 để tìm kiếm sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể liên lạc bằng hotline của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm COVID-19:

Mặt khác, hãy liên hệ trực tiếp qua các đường dây nóng của các cơ sở y tế tại địa phương đang sống để nhanh chóng được hỗ trợ về những cách xử lý phù hợp.

Xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 và những điều bạn có thể chưa biết

Hiện tại, kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là phương pháp chính dùng trong chẩn đoán bệnh COVID-19. Phương pháp này hoạt động dựa trên phản ứng khuếch đại gene, có độ chính xác và độ đặc hiệu cao. Trong quá khứ, PCR đã từng được áp dụng tương tự để phát hiệ
n hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS) bùng phát vào năm 2002.

Quy trình làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 gồm các bước sau:

Thu thập mẫu phân tích

Các chuyên viên y tế có thể lấy bệnh phẩm xét nghiệm từ người nhiễm virus SARS-CoV-2 hoặc nghi nhiễm bằng những cách như:

Tiến hành kỹ thuật PCR

Sau khi được thu thập, mẫu bệnh phẩm cần phải trải qua quá trình xử lý để trích xuất axit nucleic. Những chuỗi axit nucleic này là “nguyên liệu” dùng để tiến hành RT-PCR (reverse transcription PCR), một dạng chuyên dụng của PCR có khả năng kết hợp cả hai quá trình khuếch đại số lượng gene và phiên mã ngược đoạn gene của virus trong mẫu.

Kiểm tra sự hiện diện của virus SARS-CoV-2

Bước cuối cùng trong xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 sẽ là kiểm tra sự hiện diện của virus corona chủng mới bằng cách tìm kiếm hai đoạn gene đặc thù của chủng virus này trong kết quả RT-PCR.

Như vậy, kết quả có thể là:

Xét nghiệm COVID-19 khi nào có kết quả đối với kỹ thuật RT-PCR?

Để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm, kỹ thuật PCR cũng như RT-PCR cần tiến hành bởi những chuyên viên có trình độ, kinh nghiệm và trong môi trường sạch, ví dụ như phòng thí nghiệm chuyên dụng. Vì vậy, các mẫu bệnh phẩm thường không được kiểm tra tại chỗ mà sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Ngoài ra, RT-PCR cần thời gian để hoạt động hiệu quả nhất. Vậy xét nghiệm COVID-19 khi nào có kết quả? Kết quả chẩn đoán COVID-19 thường có thể được thông báo đến người làm xét nghiệm sau một ngày hoặc lâu hơn.

Với số lượng nghi nhiễm lớn ở Việt Nam hiện nay, các chuyên gia thường sử dụng phương pháp xét nghiệm tại chỗ (point-of-care) để tạm thời đề xuất hướng giải quyết cho từng trường hợp. Tuy nhiên, người nghi nhiễm vẫn sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm để gửi về phòng xét nghiệm phân tích, nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Kết quả xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 có đáng tin cậy không?

Hầu hết trường hợp, độ chính xác của kết quả xét nghiệm RT-PCR rất cao. Tuy nhiên, đôi khi sai sót vẫn có khả năng xảy ra, ví dụ như xét nghiệm được tiến hành khi virus chỉ vừa xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, nồng độ vật chất di truyền của virus trong bệnh phẩm quá thấp, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, người thực hiện quy trình RT-PCR có kỹ thuật kém cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao các bác sĩ yêu cầu người nghi nhiễm và nhiễm COVID-19 làm xét nghiệm nhiều lần trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 và những điều bạn có thể chưa biết

Hiện tại, kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là phương pháp chính dùng trong chẩn đoán bệnh COVID-19. Phương pháp này hoạt động dựa trên phản ứng khuếch đại gene, có độ chính xác và độ đặc hiệu cao. Trong quá khứ, PCR đã từng được áp dụng tương tự để phát hiệ
n hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS) bùng phát vào năm 2002.

Quy trình làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 gồm các bước sau:

Thu thập mẫu phân tích

Các chuyên viên y tế có thể lấy bệnh phẩm xét nghiệm từ người nhiễm virus SARS-CoV-2 hoặc nghi nhiễm bằng những cách như:

Tiến hành kỹ thuật PCR

Sau khi được thu thập, mẫu bệnh phẩm cần phải trải qua quá trình xử lý để trích xuất axit nucleic. Những chuỗi axit nucleic này là “nguyên liệu” dùng để tiến hành RT-PCR (reverse transcription PCR), một dạng chuyên dụng của PCR có khả năng kết hợp cả hai quá trình khuếch đại số lượng gene và phiên mã ngược đoạn gene của virus trong mẫu.

Kiểm tra sự hiện diện của virus SARS-CoV-2

Bước cuối cùng trong xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 sẽ là kiểm tra sự hiện diện của virus corona chủng mới bằng cách tìm kiếm hai đoạn gene đặc thù của chủng virus này trong kết quả RT-PCR.

Như vậy, kết quả có thể là:

Xét nghiệm COVID-19 khi nào có kết quả đối với kỹ thuật RT-PCR?

Để đảm bảo độ chính xác của kết quả xét nghiệm, kỹ thuật PCR cũng như RT-PCR cần tiến hành bởi những chuyên viên có trình độ, kinh nghiệm và trong môi trường sạch, ví dụ như phòng thí nghiệm chuyên dụng. Vì vậy, các mẫu bệnh phẩm thường không được kiểm tra tại chỗ mà sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Ngoài ra, RT-PCR cần thời gian để hoạt động hiệu quả nhất. Vậy xét nghiệm COVID-19 khi nào có kết quả? Kết quả chẩn đoán COVID-19 thường có thể được thông báo đến người làm xét nghiệm sau một ngày hoặc lâu hơn.

Với số lượng nghi nhiễm lớn ở Việt Nam hiện nay, các chuyên gia thường sử dụng phương pháp xét nghiệm tại chỗ (point-of-care) để tạm thời đề xuất hướng giải quyết cho từng trường hợp. Tuy nhiên, người nghi nhiễm vẫn sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm để gửi về phòng xét nghiệm phân tích, nhằm đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Kết quả xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 có đáng tin cậy không?

Hầu hết trường hợp, độ chính xác của kết quả xét nghiệm RT-PCR rất cao. Tuy nhiên, đôi khi sai sót vẫn có khả năng xảy ra, ví dụ như xét nghiệm được tiến hành khi virus chỉ vừa xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, nồng độ vật chất di truyền của virus trong bệnh phẩm quá thấp, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra, người thực hiện quy trình RT-PCR có kỹ thuật kém cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả.

Đây cũng là nguyên nhân vì sao các bác sĩ yêu cầu người nghi nhiễm và nhiễm COVID-19 làm xét nghiệm nhiều lần trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.

Khi nào bạn cần được chăm sóc y tế?

COVID-19 là bệnh lý có nguy cơ phát triển nghiêm trọng chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, bạn sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bất kỳ triệu chứng coronavirus chủng mới nào dưới đây phát sinh, bao gồm:

Bên cạnh đó, việc chăm sóc y tế còn đặc biệt quan trọng đối với những đối tượng dưới đây, chẳng hạn như:

Nguyên nhân là do nếu không được chăm sóc và theo dõi cẩn thận, những người này có nguy cơ cao phải đối mặt với hàng loạt biến chứng của COVID-19 (suy hô hấp cấp tính, tổn thương gan, thận, sốc nhiễm trùng…).

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về quy trình chẩn đoán COVID-19 diễn ra như thế nào cũng như khi nào bạn cần làm xét nghiệm. Ngoài ra, nếu bạn có biểu hiện ho, sốt, khó thở hay đau nhức người, hãy lập tức báo cáo với cơ quan chức năng thông qua các đường dây nóng để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Khi nào bạn cần được chăm sóc y tế?

COVID-19 là bệnh lý có nguy cơ phát triển nghiêm trọng chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, bạn sẽ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bất kỳ triệu chứng coronavirus chủng mới nào dưới đây phát sinh, bao gồm:

Bên cạnh đó, việc chăm sóc y tế còn đặc biệt quan trọng đối với những đối tượng dưới đây, chẳng hạn như:

Nguyên nhân là do nếu không được chăm sóc và theo dõi cẩn thận, những người này có nguy cơ cao phải đối mặt với hàng loạt biến chứng của COVID-19 (suy hô hấp cấp tính, tổn thương gan, thận, sốc nhiễm trùng…).

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về quy trình chẩn đoán COVID-19 diễn ra như thế nào cũng như khi nào bạn cần làm xét nghiệm. Ngoài ra, nếu bạn có biểu hiện ho, sốt, khó thở hay đau nhức người, hãy lập tức báo cáo với cơ quan chức năng thông qua các đường dây nóng để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Phụ nữ yếu sinh lý nên dùng thuốc gì? Top 11 loại thuốc hiệu quả nhất dành cho nữ giới

Rate this post
Exit mobile version