Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Những kiến thức giúp đẩy lùi ung thư amidan

Ung thư amidan là một loại ung thư vùng đầu cổ hiếm gặp nhưng nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý, tính mạng của người bệnh. Triệu chứng bệnh thường mơ hồ nên nếu không chú ý bạn có thể vô tình bỏ qua cơ hội sống của chính bản thân mình. Bài viết những kiến thức về bệnh ung thư amidan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Nguyên nhân gây ra ung thư amidan

Ung thư amidan là căn bệnh hiếm gặp. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chủ yếu tạo thành một khối u trong amidan là do cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại trong thời gian dài. Đồng thời, một số yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư aminda ở một số người. Sau đây là một số nguyên nhân, yếu tố có thể dẫn đến ung thư amindan:

Thuốc lá: Hút thuốc lá, xì gà khiến khu vực cổ họng và aminda tiếp xúc với hóa chất độc hại từ khói thuốc lá.

Uống rượu: Uống quá nhiều rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư amidan. Rượu và các chất kích thích tiếp xúc với vùng niêm mạc nhạy cảm của amidan có thể gây viêm nhiễm, tổn thương vùng niêm mạc này, lâu dài có thể dẫn đến ung thư. Hơn nữa, nếu bạn hút thuốc và uống nhiều, nguy cơ sẽ tăng gấp đôi. 

Rượu và thuốc lá gây ung thư amidan.

Virus: Việc tiếp xúc với một số chủng virút papillomavirus (HPV) ở người có liên quan đến ung thư vùng đầu cổ trong đó có aminda. Các chủng 16 và 18 HPV là những chủng virut có nguy cơ gây ung thư aminda ở người

Tiếp xúc với bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ, các hóa chất trong quá trình điều trị các bệnh ung thư khác có thể ảnh hưởng và gây ung thư aminda

Các yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người thân mắc các bệnh ung thư đầu – cổ, ung thư vòm họng…bạn có nguy cơ mắc các bệnh ung thư nhóm này cao hơn người bình thường.

Vệ sinh răng miệng kém: Sự thiếu hụt một số vitamin và vệ sinh răng miệng kém có thể tạo điều kiện cho các nhóm vi khuẩn, virut xâm lấn, gây viêm nhiễm amindan kéo dài. Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến ung thư amindan

Nếu bạn đang nằm trong các yếu tố, nguy cơ cao mắc ung thư amindan, bạn nên chú ý đến những biểu hiện bất thường cảnh báo ung thư aminda như ho kéo dài, cảm giác đau rát, sưng tấy, sưng hạch bạch huyết…Bên cạnh đó, bạn nên chủ động tầm soát ung thư amidan để có phương pháp phòng tránh kịp thời.

Các triệu chứng ung thư amidan

Nếu cơ thể lên tiếng với những triệu chứng sau, xin đừng chủ quan bỏ qua

Đau hoặc khó nuốt vào cổ họng: Điều này có thể xảy ra do khối u đang phát triển lớn dần và chèn ép vào amidan và cổ họng, do đó người bệnh có thể cảm thấy khó nuốt. Ngoài ra, một số trường hợp nếu khối u xâm lấn sau, gây tổn thương lớp niêm mạc có thể bị loét và chảy máu, gây đau.

Xuất hiện một cục u ở cổ: Đây sẽ là triệu chứng cảnh báo ung thư amidan nếu nó lan đến các hạch bạch huyết ở cổ. 

Xuất hiện u ở cổ là dấu hiệu đừng nên bỏ qua.

Đau tai (đặc biệt ở một bên, không có vấn đề về tai): cảm giác đau ù tai, suy giảm thính lực không rõ nguyên nhân

Khó miệng mở rộng, khó nuốt: khối u chèn ép amindan và các dây thần kinh vùng cổ, miệng khiến người bệnh cảm thấy khó mở rộng miệng, khó nuốt, có cảm giác vướng mắc ở cổ.

Thay đổi giọng nói: Khối u chèn ép aminda, hoặc có thể chèn ép vào đầu dây thanh quản có thể khiến giọng nói thay đổi, khó phát âm, đôi khi có cảm giác đau.

Các triệu chứng của ung thư amidan thường có từ rất sớm. Đôi khi chúng ta thường bỏ qua vì chúng rất giống với triệu chứng viêm họng, viêm amidan,  viêm tuyến nước bọt hay các bệnh đường hô hấp khác. Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

Chẩn đoán ung thư amidan

Các triệu chứng của ung thư amidan đôi lúc có thể gây nhầm lẫn với các nhóm bệnh đường tai – mũi – họng khác, nếu nghi ngờ có khối u ung thư phát triển, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau:

Khám sức khoẻ: khám sức khỏe và kiểm tra toàn diện giúp bác sĩ tổng hợp các triệu chứng, dấu hiệu bất thường của cơ thể. Đặc biệt khu vực đầu cổ, hạch bạch huyết xung quanh và kiểm tra mức độ phản ứng của thính lực.

Nội soi aminda: phương pháp nội soi giúp bác sĩ quan sát được những dấu hiệu bất thường của lớp niêm mạc amidan như các vết viêm loét, chảy máu, tổn thương hay sự xuất hiện của khối u.

Nội soi giúp bác sĩ quan sát được những dấu hiệu bất thường của lớp niêm mạc amidan.

Sinh thiết tế bào: đây là phương pháp duy nhất giúp xác định khối u là lành tính hay ác tính. Sau khi nội soi nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường của amidan, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào niêm mạc amidan và thực hiện quan sát dưới kính hiển vi độ phân giải lớn. Xét nghiệm này sẽ cho biết khối u lành tính hay ác tính (ung thư). Nếu nghi ngờ đó là khối u ác tính, bác sĩ thực hiện tiếp thử nghiệm hình ảnh để xác định giai đoạn và mức độ lan rộng của khối u. 

Thử nghiệm hình ảnh (chụp CT, MRI hoặc chụp PET): Nếu nghi ngờ dấu hiệu bất thường ở amidan là khối u ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để xác định rõ vị trí, kích thước, hình thái khối u. Đồng thời xác định xem khối u đã di căn sang hệ bạch huyết vùng cổ và các cơ quan khác hay chưa.

Các kết quả xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán về tính chất, vị trí, kích thước, giai đoạn phát triển của khối u. Từ đó hội đồng hội chẩn sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Các giai đoạn phát triển của ung thư amidan

Ung thư amidan trải qua 5 giai đoạn khác nhau dựa trên triệu chứng và tình trạng đặc trưng của từng giai đoạn. Dưới đây là các giai đoạn:

Ung thư amidan.

Giai đoạn 0: Trong giai đoạn này, ung thư phát triển ở vị trí của nó và không xâm chiếm các mô khác. Giai đoạn có tỷ lệ điều trị thành công cao nhất được bởi vì bác sĩ loại bỏ toàn bộ khối u amidan thông qua phẫu thuật.

Giai đoạn I: Giai đoạn này được gọi là giai đoạn sớm của bệnh ung thư. Trong giai đoạn này, khối u không phát triển sâu nhưng hình thành một khối u nhỏ ở vị trí của nó. Kích thước khối u thường nhỏ hơn 2cm.

Giai đoạn II: Trong các giai đoạn này, các tế bào ung thư trong khối u phát triển nhanh và phát triển về kích thước. Tế bào ung thư bắt đầu lan rộng trong các mô lân cận và bắt đầu xâm nhập các hạch lympho. 

Giai đoạn III:  U nguyên phát có đường kính lớn nhất > 4cm, chưa có hiện tượng di căn đến hệ hạch bạch huyết lân cận và các vùng xa của cơ thể. Ngoài ra, trường hợp khối u có bất kỳ kích thước nào nhưng đã có dấu hiệu xâm chiếm sang hệ bạch huyết xung quanh amidan nhưng chưa di căn sang các cơ quan khác cùng được xếp vào giai đoạn III của bệnh.

Giai đoạn IV: Giai đoạn này được gọi là ung thư di căn, trong đó tế bào ung thư lan truyền đến các cơ quan khác nhau như vòm họng, hầu, lưỡi, phổi hoặc xương.

Amidan là một trong những ung thư có thể điều trị nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Việc chẩn đoán giai đoạn tiến triển của bệnh giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị và tiên lượng cho từng bệnh nhân.

Phương pháp điều trị ung thư amidan

Giống như các bệnh thư khác, phương pháp điều trị ung thư amidan hiện tại tại Việt Nam chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh và thể chất của người bệnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu ở giai đoạn  sớm, khi khối u mới hình thành và chưa lan rộng vào hệ bạch huyết và các cơ quan khác, phẫu thuật và xạ trị là hai phương pháp thường được sử dụng. Tuy nhiên ở giai đoạn sau, việc điều trị có thể gặp nhiều khó khăn hơn, khi đó bác sĩ có thể cần kết hợp giữa hóa trị và phẫu thuật hoặc cả 3 phương pháp điều trị.

Phẫu thuật: cắt bỏ phần amidan và một phần các mô ở cổ họng để ngăn ngừa khối u lan rộng. Nếu khối u nhỏ, phẫu thuật có thể thực hiện đơn giản bằng bằng gây tê cục bộ và sử dụng phương pháp phẫu thuật laser để loại bỏ khối u. Nếu khối y phát triển lớn và có nguy cơ lan rộng hơn, bác sĩ có thể cần cắt bỏ toàn bộ khối u và một phần mô xung quanh. Đông thời kết hợp với xạ trị để tiêu diệt hoàn toàn phần còn lại của khối u.

Lưu ý, việc thực hiện phẫu thuật ở phần cổ họng có thể ảnh hưởng đến giọng nói. Nếu gặp khó khăn trong việc phát  âm và diễn đạt ngôn ngữ, người bệnh nên làm việc cùng các bác sĩ chuyên khoa để có phương án khắc phục.

Xạ trị: Xạ trị được sử dụng riêng lẻ để điều trị có khối u amidan nhỏ hoặc không thể can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị có thể được dùng để co nhỏ khối u để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u dễ dàng hơn. Hiện nay có hai phương pháp điều trị thực tế là xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ để điều trị ung thư amidan. Bệnh nhân thường phải điều trị bằng xạ trị bên ngoài mỗi ngày một lần trong vài tuần liên tiếp. Xạ trị thường được sử dụng cho các bệnh ung thư nhỏ như ung thư amidan.

Xạ trị ung thư amidan.

Hóa trị: Hóa trị liệu sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt ung thư. Nếu bạn bị ung thư amiđan, bạn có thể cần điều trị hóa chất trước khi bước vào giai đoạn điều trị chính để giúp co lại khối u ung thư. Đây được gọi là điều trị hỗ trợ. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị ung thư amidan là Fluorouracil và Cisplatin

Ung thư amidan là một trong những bệnh hiếm gặp trong các nhóm ung thư vùng đầu cổ. Cơ hội sống của bệnh nhân tương đối cao nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sau điều trị, bạn nên sử dụng kết hợp các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên, diệt nguồn sống của các tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh tái phát như tảo nâu Nhật Bản – Fucoidan. Hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư amidan, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961

Nguồn: https://kingfucoidan.vn/ung-thu-amidan-tong-quan

Xem thêm: Nguyên nhân bị rụng tóc nhiều ở nữ giới và cách khắc phục

Rate this post
Exit mobile version