Caffeine là một chất kích thích thần kinh có tác dụng mang lại cảm giác tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, giảm bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, sau một thời gian thường xuyên tiêu thụ caffeine lượng lớn, bạn có thể gặp phải hội chứng cai nghiện caffeine nếu dừng đột ngột.
Caffeine là một chất kích thích thần kinh có tác dụng mang lại cảm giác tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, giảm bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, sau một thời gian thường xuyên tiêu thụ caffeine lượng lớn, bạn có thể gặp phải hội chứng cai nghiện caffeine nếu dừng đột ngột.
Theo Hướng dẫn về Chế độ ăn uống cho người Mỹ từ năm 2015–2020, người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Lượng caffeine trên tương đương với khoảng 4 tách cà phê, với mỗi tách khoảng 237ml.
Tìm hiểu chung
Hội chứng cai nghiện caffeine là gì?
Khi cơ thể trở nên phụ thuộc vào caffeine để giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, việc đột ngột ngừng tiêu thụ các thức uống chứa chất kích thích này có thể gây ra hội chứng cai nghiện caffeine. Các triệu chứng thường bắt đầu sau khoảng 12–24 giờ kể từ lúc dừng uống.
Tùy từng người, các triệu chứng cai nghiện caffeine có thể chỉ xuất hiện trong vòng 3–6 giờ hoặc kéo dài đến 1 tuần.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng cai nghiện caffeine
Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng cai nghiện caffeine bao gồm:
Đau đầu
Một trong những triệu chứng cai nghiện caffeine đặc trưng chính là đau đầu dữ dội và có nhiều điểm tương đồng với đau nửa đầu. Tình trạng này đi kèm với giãn tĩnh mạch (các mạch máu nở rộng) ở đầu và cổ, có thể gây ra cơn đau đầu ở một bên đầu.
Nhiều dấu hiệu khác khi cai nghiện caffeine cũng tương tự như người mắc chứng đau nửa đầu.
Buồn nôn và nôn mửa
Buồn nôn và đau dạ dày là những triệu chứng cai nghiện caffeine phổ biến hơn so với nôn mửa. Buồn nôn là một cảm giác rất khó chịu, khiến bạn luôn cảm thấy muốn nôn, ói ra ngoài.
Tâm trạng tiêu cực
Dừng tiêu thụ caffeine đột ngột có thể gây ra hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, từ cảm giác thấy chán nản, lo lắng đến cáu kỉnh, khó chịu. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường chỉ là tạm thời và sẽ hết sau khi cơn “cai nghiện” này qua đi.
Theo Hướng dẫn về Chế độ ăn uống cho người Mỹ từ năm 2015–2020, người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Lượng caffeine trên tương đương với khoảng 4 tách cà phê, với mỗi tách khoảng 237ml.
Tìm hiểu chung
Hội chứng cai nghiện caffeine là gì?
Khi cơ thể trở nên phụ thuộc vào caffeine để giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo, việc đột ngột ngừng tiêu thụ các thức uống chứa chất kích thích này có thể gây ra hội chứng cai nghiện caffeine. Các triệu chứng thường bắt đầu sau khoảng 12–24 giờ kể từ lúc dừng uống.
Tùy từng người, các triệu chứng cai nghiện caffeine có thể chỉ xuất hiện trong vòng 3–6 giờ hoặc kéo dài đến 1 tuần.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng cai nghiện caffeine
Một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng cai nghiện caffeine bao gồm:
Đau đầu
Một trong những triệu chứng cai nghiện caffeine đặc trưng chính là đau đầu dữ dội và có nhiều điểm tương đồng với đau nửa đầu. Tình trạng này đi kèm với giãn tĩnh mạch (các mạch máu nở rộng) ở đầu và cổ, có thể gây ra cơn đau đầu ở một bên đầu.
Nhiều dấu hiệu khác khi cai nghiện caffeine cũng tương tự như người mắc chứng đau nửa đầu.
Buồn nôn và nôn mửa
Buồn nôn và đau dạ dày là những triệu chứng cai nghiện caffeine phổ biến hơn so với nôn mửa. Buồn nôn là một cảm giác rất khó chịu, khiến bạn luôn cảm thấy muốn nôn, ói ra ngoài.
Tâm trạng tiêu cực
Dừng tiêu thụ caffeine đột ngột có thể gây ra hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, từ cảm giác thấy chán nản, lo lắng đến cáu kỉnh, khó chịu. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường chỉ là tạm thời và sẽ hết sau khi cơn “cai nghiện” này qua đi.
Trạng thái tinh thần không tỉnh táo
Triệu chứng này được mô tả theo nhiều cách khác nhau nhưng đều liên quan đến não bộ không hoạt động hiệu quả do dừng tiêu thụ caffeine đột ngột. Các thử nghiệm cho thấy đây không chỉ là cảm giác cá nhân mà hiệu suất thực hiện các công việc thực sự giảm sút.
Chóng mặt, choáng váng
Cảm giác choáng váng, chóng mặt cũng là triệu chứng thường gặp ở hội chứng cai nghiện caffeine.
Các triệu chứng cai nghiện caffeine thường bắt đầu trong vòng 12–24 giờ sau lần tiêu thụ cuối cùng và khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 2–10 ngày.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hội chứng cai nghiện caffeine là gì?
Bình thường, caffeine có tác dụng co mạch, tức là thu hẹp các mạch máu và làm giảm lưu lượng máu. Khi dùng caffeine thường xuyên, các mạch máu dần quen với sự co thắt này.
Khi ngừng tiêu thụ caffeine đột ngột sẽ kích hoạt phản ứng hồi ứng, khiến các mạch máu giãn rộng. Điều này có thể dẫn đến triệu chứng đ
au đầu.
Những người thường xuyên tiêu thụ caffeine có xu hướng xuất hiện nhiều thụ thể adenosin hơn. Do đó, bạn dễ bị đau đầu hơn khi ngừng uống caffeine.
Hầu hết triệu chứng cai nghiện caffeine xuất hiện là do phản ứng hồi ứng của cơ thể. Để hạn chế hiện tượng này, bạn có thể giảm bớt lượng caffeine từ từ thay vì ngừng đột ngột.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp giảm bớt triệu chứng cai nghiện caffeine
Hội chứng này thường chỉ kéo dài từ 2–9 ngày, với cường độ biểu hiện cao nhất xảy ra trong vòng 24–51 giờ sau khi ngừng tiêu thụ caffeine.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trên kéo dài có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường. Đừng lo lắng, bạn có thể thử một vài cách sau đây để giảm bớt hoặc tránh xảy ra hội chứng cai nghiện caffeine:
Trạng thái tinh thần không tỉnh táo
Triệu chứng này được mô tả theo nhiều cách khác nhau nhưng đều liên quan đến não bộ không hoạt động hiệu quả do dừng tiêu thụ caffeine đột ngột. Các thử nghiệm cho thấy đây không chỉ là cảm giác cá nhân mà hiệu suất thực hiện các công việc thực sự giảm sút.
Chóng mặt, choáng váng
Cảm giác choáng váng, chóng mặt cũng là triệu chứng thường gặp ở hội chứng cai nghiện caffeine.
Các triệu chứng cai nghiện caffeine thường bắt đầu trong vòng 12–24 giờ sau lần tiêu thụ cuối cùng và khoảng thời gian này có thể kéo dài từ 2–10 ngày.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra hội chứng cai nghiện caffeine là gì?
Bình thường, caffeine có tác dụng co mạch, tức là thu hẹp các mạch máu và làm giảm lưu lượng máu. Khi dùng caffeine thường xuyên, các mạch máu dần quen với sự co thắt này.
Khi ngừng tiêu thụ caffeine đột ngột sẽ kích hoạt phản ứng hồi ứng, khiến các mạch máu giãn rộng. Điều này có thể dẫn đến triệu chứng đ
au đầu.
Những người thường xuyên tiêu thụ caffeine có xu hướng xuất hiện nhiều thụ thể adenosin hơn. Do đó, bạn dễ bị đau đầu hơn khi ngừng uống caffeine.
Hầu hết triệu chứng cai nghiện caffeine xuất hiện là do phản ứng hồi ứng của cơ thể. Để hạn chế hiện tượng này, bạn có thể giảm bớt lượng caffeine từ từ thay vì ngừng đột ngột.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp giảm bớt triệu chứng cai nghiện caffeine
Hội chứng này thường chỉ kéo dài từ 2–9 ngày, với cường độ biểu hiện cao nhất xảy ra trong vòng 24–51 giờ sau khi ngừng tiêu thụ caffeine.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trên kéo dài có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt bình thường. Đừng lo lắng, bạn có thể thử một vài cách sau đây để giảm bớt hoặc tránh xảy ra hội chứng cai nghiện caffeine:
- Cắt giảm lượng caffein tiêu thụ từ từ. Việc dừng đột ngột có thể khiến cơ thể không thích ứng kịp, làm cho các triệu chứng cai nghiện trở nên tệ hơn. Cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ dần dần có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
- Giảm lượng caffeine trong đồ uống. Nếu bạn đang quen uống cà phê nguyên chất, hãy thử chuyển sang loại cà phê decaf (tức là cà phê đã được loại bỏ caffeine) để giảm dần mức độ lệ thuộc vào chất kích thích này. Một cách khác tốt hơn là thay thế cà phê bằng các loại trà thảo dược decaf.
- Uống đủ nước. Bổ sung đủ nước cho cơ thể rất quan trọng trong quá trình cai nghiện caffeine. Khi thiếu nước, các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi có thể trầm trọng hơn.
- Ngủ đủ giấc. Để hạn chế mệt mỏi, uể oải, hãy cố gắng ngủ đủ 7–9 tiếng mỗi đêm.
- Tăng cường năng lượng một cách tự nhiên, lành mạnh. Nếu cảm thấy năng lượng giảm bớt sau khi ngừng tiêu thụ caffeine, hãy thử các phương pháp giúp cải thiện sức mạnh và độ linh hoạt cho cơ thể như tập thể dục, thay đổi chế độ dinh dưỡng, thực hiện các phương pháp giảm bớt căng thẳng…
Mặc dù việc ngừng sử dụng và lệ thuộc vào caffeine ban đầu khiến bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu nhưng đó chỉ là những phản ứng tạm thời. Sau đó, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng thích ứng và trở về trạng thái bình thường.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
- Cắt giảm lượng caffein tiêu thụ từ từ. Việc dừng đột ngột có thể khiến cơ thể không thích ứng kịp, làm cho các triệu chứng cai nghiện trở nên tệ hơn. Cắt giảm lượng caffeine tiêu thụ dần dần có thể giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
- Giảm lượng caffeine trong đồ uống. Nếu bạn đang quen uống cà phê nguyên chất, hãy thử chuyển sang loại cà phê decaf (tức là cà phê đã được loại bỏ caffeine) để giảm dần mức độ lệ thuộc vào chất kích thích này. Một cách khác tốt hơn là thay thế cà phê bằng các loại trà thảo dược decaf.
- Uống đủ nước. Bổ sung đủ nước cho cơ thể rất quan trọng trong quá trình cai nghiện caffeine. Khi thiếu nước, các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi có thể trầm trọng hơn.
- Ngủ đủ giấc. Để hạn chế mệt mỏi, uể oải, hãy cố gắng ngủ đủ 7–9 tiếng mỗi đêm.
- Tăng cường năng lượng một cách tự nhiên, lành mạnh. Nếu cảm thấy năng lượng giảm bớt sau khi ngừng tiêu thụ caffeine, hãy thử các phương pháp giúp cải thiện sức mạnh và độ linh hoạt cho cơ thể như tập thể dục, thay đổi chế độ dinh dưỡng, thực hiện các phương pháp giảm bớt căng thẳng…
Mặc dù việc ngừng sử dụng và lệ thuộc vào caffeine ban đầu khiến bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu nhưng đó chỉ là những phản ứng tạm thời. Sau đó, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng thích ứng và trở về trạng thái bình thường.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: 11 thuốc đau dạ dày cho bà bầu: Công dụng và giá bán chi tiết