Chóng mặt hoa mắt là một trong những biểu hiện thường gặp. Nó xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già, người thiếu máu. Vì sao chúng ta dễ bị chóng mặt và cách điều trị như thế nào? Bài viết sau sẽ đưa thông tin cụ thể về hiện tượng này.
Nguyên nhân gây bệnh
Hoa mắt, chóng mặt là hai biểu hiện, hai cảm giác khác nhau nhưng nó thường đi kèm với nhau. Do đó, nhiều người thường bị nhầm lẫn đây là một triệu chứng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chóng mặt và hoa mắt xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân bị hoa mắt
Hoa mắt là cảm giác đột ngột xảy ra khi người nào đó thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Nó mang đến cảm giác say xẩm, dường như không đứng vững sắp té xỉu. Hiện tượng này sẽ được cải thiện, biến mất khi người đó nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, nếu hoa mắt do bệnh lý thì có thể dẫn đến bất tỉnh. Đôi khi, người bệnh còn có kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Lúc này có triệu chứng kèm theo như chóng mặt, hoa mắt.
Thế nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, hoa mắt thường không phải do một bệnh lý nghiêm trọng nào hình thành. Nguyên nhân chính là do huyết áp bị giảm, lưu lượng máu tới não bị thay đổi đột ngột khi thay đổi tư thế (từ nằm chuyển sang ngồi, từ ngồi chuyển sang đứng).
Nguyên nhân quan trọng nhất gây hoa mắt đó là hiện tượng thiếu máu. Vào các thời kì như hậu phẫu thuật, thời kì kinh nguyệt…. do mất máu nhiều nên thường hay bị hoa mắt. Ngoài ra, hoa mắt cũng có thể do dị ứng, bị cảm cúm, sốt, tiêu chảy… Ngoài ra, chứng bệnh này cũng có thể do nhịp tim bất thường.
Nguyên nhân bị chóng mặt
Chóng mặt là hiện tượng người bệnh có cảm giác mất cân bằng, mọi vật thể xung quanh dường như chuyển động, đầu óc bị xoay vòng vòng, có nguy cơ bị ngã hoặc ngã. Nếu tình trạng kéo dài hoặc nghiêm trọng có thể dẫn đến nôn mửa.
Nguyên nhân bị chóng mặt là do rối loạn tai trong, chấn thương (ở tai, đầu, nửa đầu), viêm dây thần kinh tiền đình… Chóng mặt cũng có thể do u bướu sau màng nhĩ, u não, ung thư di căn.
Ngoài ra, chóng mặt, hoa mắt cũng có thể do sử dụng một số loại thuốc Tây y liều cao. Sự tương tác giữa rượu, thuốc, dược phẩm cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
Chóng mặt hoa mắt – Hai triệu chứng, 10 bệnh lý
Nói đến triệu chứng chóng mặt buồn nôn, hoa mắt người bệnh cảm thấy không đáng lo ngại vì hiện tượng này rất bình thường. Tuy nhiên, ít người biết rằng, đây là biểu hiện của hơn 10 bệnh lý khác nhau. Mỗi hiện tượng sẽ là dấu hiệu của bệnh lý khác nhau.
Bệnh lý có thể mắc phải khi bị hoa mắt
Hoa mắt có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài. Đây được xem là triệu chứng của một số bệnh lý như:
- Thiếu máu
- Bệnh lý của tim như: Suy tim cấp, hẹp – hở van động mạch chủ, rối loạn nhịp tim…
- Bệnh lý mạch máu: Xơ vữa mạch máu, viêm mạch, bệnh mạch máu cột sống thân nền…
- Bệnh lý huyết áp: Tăng, giảm huyết áp.
- Cảm cúm, thần kinh bị suy nhược, stress,..
Biểu hiện bệnh lý chóng mặt
Bệnh lý thường xuyên gây ra hiện tượng chóng mặt nhất đó là tiền đình. Khi bị tiền đình sẽ gây ra hiện tượng rối loạn hệ thống tiền đình, bộ não sẽ không nhận biết được tư thế đúng của đầu dẫn đến chóng mặt. Ngoài ra, chóng mặt còn là biểu hiện của một số bệnh lý sau:
- Viêm tiền đình ốc tai
- Bệnh Meniere
- Bệnh viêm hoặc xơ vữa hệ tuần hoàn sau
- Đột quỵ
Phải làm gì khi bị chóng mặt buồn nôn, hoa mắt
Tùy theo mức độ sẽ có cách giải quyết tình trạng chóng mặt buồn nôn khác nhau. Tuy nhiên, chữa hoa mắt chóng mặt người bệnh có thể áp dụng một trong những biện pháp sau.
Điều trị hoa mắt chóng mặt bằng thuốc
Người bệnh có thể sử dụng một trong những loại thuốc kháng sinh sau để loại bỏ tình trạng chóng mặt.
Nhóm Benzodiazepines
- Thuốc Diazepam 2.5 mg với liều dùng 3 viên/3 lần/ngày;
- Thuốc Clonazepam: 0.25 mg với 3 viên/3 lần/ngày.
Nhóm kháng histamines
- Thuốc Meclizine 25-50 mg với liều dùng 3 viên/3 lần/ngày;
- Thuốc Dimehydrinate 50 mg với liều dùng 2 viên/2 lần/ngày;
- Thuốc Promethazine 25-50 mg dùng đặt hậu môn hoặc tiêm bắp tay..
Nhóm Sympathomimetics
- Thuốc Ephedrine 25 mg với liều dùng 1 viên/lần/ngày,
- Phối hợp ephedrine và promethazine 25 mg với liều dùng mỗi ngày 1 viên.
Chữa hoa mắt chóng mặt bằng mẹo dân gian
Có nhiều mẹo, cách chữa dân gian giúp loại bỏ tình trạng chóng mặt buồn nôn nhanh chóng hiệu quả.
- Uống trà gừng: Chỉ cần mỗi ngày uống 1 – 2 cốc trà gừng sẽ giúp giảm tình trạng chóng mặt và hoa mắt hiệu quả. Theo đó, hãy cho 1 thìa bột gừng hòa vào cốc nước ấm rồi uống. Hiệu quả của biện pháp này sẽ có sau 4 giờ.
- Trái cây giàu vitamin C: Một số loại trái cây giàu vitamin C như họ nhà cam quýt, dâu tây, cà chua, bông cải xanh… được chứng minh tốt cho người chóng mặt. Hãy bổ sung chúng hàng ngày để hạn chế tình trạng này.
- Giấm táo trị chóng mặt hoa mắt: Khi bị hoa mắt, chóng mắt, hãy lấy 1 thìa giấm táo pha với 1 cốc nước ấm rồi uống. Mỗi ngày một cốc sẽ giúp giảm tình trạng bệnh này hiệu quả.
Trị chóng mặt bằng Đông y
Có nhiều cách trong Đông y giúp điều trị hoa mắt chóng mặt như: Bấm huyệt, xoa bóp, dùng thuốc. Cụ thể như sau:
Bấm huyệt trị chóng mặt buồn nôn
Khi bị chóng mặt, các chuyên gia bấm huyệt sẽ bấm vào các huyệt sau:
- Huyệt an miên (sau tai, cạnh xương lồi, cách tai khoảng 1.5cm): Công dụng an thần, định chí, giảm rối loạn thần kinh thực vật, ngủ ngon. Tác dụng của việc bấm huyệt này là chữa hoa mắt, chóng mặt.
- Huyệt thái khê (nằm ở cổ chân, giữa đường thẳng nối đỉnh mắt cá chân với bờ ngoài gân gót): Tác dụng tư thận, tráng dương, chữa chóng mặt hoa mắt.
- Huyệt thái xung (nằm ở kẽ ngón chân cái với ngón thứ 2): Tác dụng đào thải độc tố, kích thích dây thần kinh, giảm hoa mắt chóng mặt.
- Huyệt thính cung (phía trước bình tai): Tác dụng chữa các bệnh về tai (nguyên nhân gây chóng mặt).
Bài thuốc Đông y trị hoa mắt chóng mặt
- Bài thuốc 1: Nhân sâm, trần bì (mỗi loại 8gr) kết hợp với hoàng kì, bạch truật, đương quy (mỗi loại 16gr); phục linh, bạch thược (mỗi loại 12gr); viễn trí, ngũ vị tử, quế tâm (mỗi loại 6gr); thục địa (24gr) cho vào ấm sắc với 1800ml nước. Đun lọc bỏ bã đến khi còn 250ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 5 phần uống trong ngày khi còn ấm.
- Bài thuốc 2: Bán hạ, bạch truật, mạch nha, phục linh, thần khúc, thương truật (mỗi loại 16gr); trần bì, hoàng kì, trạch tả, thiên ma, hoàng bá (mỗi loại 12gr); can khương (6gr). Cho các vị thuốc vào sắc với 1700ml nước. Đun đến khi nước cạn còn 250ml thì tắt bếp, chia nước thành 5 phần uống trong ngày.
Cách phòng tránh hoa mắt chóng mặt
Ngoài việc sử dụng các biện pháp trên để trị chóng mặt hoa mắt thì khi có triệu chứng này người bệnh cần thực hiện các cách xử lý sau:
- Dừng tất cả các công việc đang làm, ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi ngay lập tức.
- Giữ môi trường xung quanh thoáng, yên tĩnh.
- Nếu tình trạng nặng cần tìm người đưa đến bệnh viện gặp bác sĩ để được xử lý.
Chóng mặt hoa mắt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau và nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sức khỏe. Cho nên, người bệnh cần chủ động tìm những biện pháp phòng tránh như bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chăm chỉ tập thể dục thể thao, khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, ngay khi gặp triệu chứng, cần có biện pháp xử lý kịp thời để không đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.
Xem thêm: Sắp có insulin thông minh cho bệnh tiểu đường tuýp 1