Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình ra sao – Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Hiện nay, suy thận mạn tính không còn là “án tử” bởi đã có rất nhiều phương pháp điều trị thay thế chức năng thận. Trong đó, chạy thận nhân tạo có thể giúp kéo dài cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn tính giai đoạn muộn lên đến hàng chục năm.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình ra sao?

Chạy thận nhân tạo là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp?

Chạy thận nhân tạo là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể bởi quả lọc máu, hay còn gọi là “thận nhân tạo”. Máu của người bệnh được dẫn ra bộ lọc của máy chạy thận để loại bỏ các chất độc hại và cặn bã của quá trình chuyển hoá, sau đó sẽ lại được trả về cơ thể.

Cụ thể, phương pháp này giúp loại bỏ các chất cặn bã như urê ra khỏi máu và lượng dịch, nước thừa ra khỏi cơ thể nhằm duy trì sự cân bằng điện giải. Đây là những chức năng mà một quả thận đang mắc bệnh lý không thể đảm nhiệm được.

Phương pháp chạy thận nhân tạo mang lại những ưu điểm đáng kể như:

Bên cạnh đó, một số nhược điểm không thể tránh khỏi là:

Hiện nay, bệnh nhân có thể tiến hành chạy thận nhân tạo tại rất nhiều cơ sở y tế trên cả nước

Trường hợp nào sẽ được chỉ định chạy thận nhân tạo?

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện Y học ứng dụng Việt Nam, chạy thận nhân tạo được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bệnh thận mạn tính và suy thận cấp tiến triển nhanh.

Những bệnh lý này khiến thận không thể đảm đương được chức năng vốn có, bắt buộc phải có một biện pháp thay thế chức năng để duy trì tính mạng cho người bệnh. Chạy thận nhân tạo, hay còn gọi là lọc máu, là một trong những phương pháp điều trị thường quy đối với tình trạng suy thận.

Khi người xuất hiện những triệu chứng sau sẽ được chỉ định chạy thận:

Tuy nhiên, bệnh nhân suy thận sẽ không được chỉ định thực hiện phương pháp này trong những trường hợp sau:

Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo không thể thay thế hoàn toàn chức năng của thận khỏe mạnh. Chẳng hạn như chức năng sản xuất và điều hòa các hormone quan trọng như hormone erythropoietin giúp sản xuất hồng cầu, hormone renin giúp điều hòa huyết áp hay hormone calcitriol giúp tăng cường hấp thụ canxi cho xương.

Do đó, bệnh nhân suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo thường được các bác sĩ chỉ định thêm một số loại thuốc hỗ trợ như thuốc tạo máu, thuốc điều trị cao huyết áp và thuốc bổ sung canxi.

Song song với lọc máu, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng phối hợp một số loại thuốc giúp đáp ứng nhu cầu của cơ thể

Quy trình thực hiện phương pháp chạy thận

Quá trình chạy thận nhân tạo sẽ được thực hiện tại các bệnh viện có cơ sở vật chất và chuyên môn đảm bảo. Người bệnh thông thường sẽ được chạy thận nhân tạo chu kỳ 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài khoảng 3 – 4 giờ.

Bước 1: Chuẩn bị

Để có lần chạy thận nhân tạo đầu tiên suôn sẻ, quá trình chuẩn bị sẽ được bắt đầu trước từ vài tuần cho đến vài tháng.

Bác sĩ ngoại khoa sẽ tạo ra một vị trí để truy cập mạch máu. Đây là nơi ở bên ngoài của cơ thể, vị trí máu được lấy ra để lọc máu và sau đó quay trở lại.

Ba loại truy cập thường được sử dụng là:

Bước 2: Quy trình lọc máu

Trong quá trình chạy thận, hai cây kim được đưa vào cánh tay thông qua vị trí truy cập mạch máu. Mỗi kim được gắn vào một ống nhựa dẻo, kết nối với một máy tính được gọi là dialyzer.

Dialyzer lọc máu một vài ounce tại một thời điểm, cho phép chất cặn bã và các chất lỏng đi từ máu vào trong một chất làm sạch gọi là dialysate. Máu được lọc xong sẽ trở lại cơ thể thông qua một kim khác.

Chạy thận nhân tạo không làm tổn thương người bệnh. Trong quá trình thực hiện bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện, xem điện thoại, tivi hay ngủ. Một vài triệu chứng có thể gặp là chuột rút ở bụng và buồn nôn, đặc biệt là nếu trải qua chạy thận tuần 3 lần.

Sau khi lọc máu, kim được loại bỏ từ nơi truy cập và các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật chuyên môn để để ngăn chảy máu.

Bước 3: Kết quả

Những bệnh nhân suy thận cấp tính có thể chỉ cần phải chạy thận nhân tạo trong một thời gian ngắn, cho đến khi chức năng thận phục hồi. Nhưng đối với hầu hết trường hợp suy thận mạn tính, bệnh nhân sẽ phải chạy thận cả đời, hoặc cho đến khi được ghép thận.

Khi tiến hành chạy thận, người bệnh vẫn có thể xem tivi, điện thoại,…

Chi phí chạy thận nhân tạo

Chi phí chạy thận nhân tạo cũng là mối quan tâm lớn của rất nhiều bệnh nhân. Theo thống kê, chạy thận nhân tạo ở Việt Nam hiện nay có giá thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị ở một số nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.

Số tiền mà bệnh viện phải bỏ ra để mua một máy chạy thận nhân tạo khoảng 20.000 USD/máy, khoảng 450 triệu đồng. Vì vậy, để giảm chi phí máy móc cho bệnh nhân, hầu hết máy chạy thận ở các bệnh viện nước ta đều đang được thuê của một bên thứ ba.

Mức chi phí bệnh nhân suy thận phải chi trả cho mỗi lần lọc máu cũng khá tốn kém, thấp nhất là 150.000 vnđ và cao nhất lên tới 1.000.000 vnđ. Một số cơ sở y tế còn có quy định bệnh nhân phải chi trả thêm các phụ phí đi kèm như tiền điện, nước,… dao động khoảng 20.000 – 30.000 vnđ.

Với những trường hợp có bảo hiểm y tế thì bên bảo hiểm chi trả khoảng 80 – 100% các khoản điều trị liên quan.

Tuy nhiên, phải khẳng định một điều rằng, dù chi phí điều trị ở nước ta có giảm hơn và phía bảo hiểm sẽ hỗ trợ nhưng chạy thận là một cuộc chiến trường kỳ của người bệnh, các khoản chi phí phải bỏ ra không phải là một con số nhỏ.

Xem thêm

Suy thận phải lọc máu và những vấn đề cần biết
Quá trình lọc máu thay thế chức năng thận là một quá trình gian nan đối với cả bệnh nhân và người thân

Một số lưu ý cho bệnh nhân trong quá trình chạy thận nhân tạo

Để quá trình chạy thận nhân tạo diễn ra suôn sẻ nhất, bệnh nhân suy thận cần chú ý một số vấn đề sau:

Trên đây là thông tin đầy đủ, chính xác về quá trình chạy thận nhân tạo. Để đảm bảo an toàn khi điều trị suy thận bằng phương pháp này, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị, uống thuốc thường xuyên, thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp và hợp tác chặt chẽ với các bác sĩ chuyên khoa để dự phòng tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Xem thêm: Cảnh giác với ho khan khó thở – Hướng dẫn điều trị an toàn từ chuyên gia

Rate this post
Exit mobile version