Tìm hiểu chung
Chọc dò tủy sống là gì?
Chọc dò tủy sống còn gọi là lấy dịch tủy sống. Thủ thuật này dùng một kim nhỏ chọc vào lưng dưới – phần túi dịch bên dưới cột tủy sống nhằm lấy mẫu dịch não tủy. Lưng dưới thường được xem là vị trí an toàn nhất so với kỹ thuật lấy dịch tủy từ não.
Thủ thuật tương tự như gây tê cột sống hoặc gây tê ngoài màng cứng tiến hành trong hộ sinh. Điểm khác biệt là trong những trường hợp trên, thuốc tê sẽ được tiêm vào còn chọc dò tủy sống sẽ lấy mẫu để tiến hành xét nghiệm.
Khi nào bạn cần thực hiện chọc dò tủy sống?
Những trường hợp cần thực hiện chọc dò tủy sống là:
- Thu thập dịch não tủy để phân tích trong phòng thí nghiệm
- Đo áp lực của dịch não tủy
- Tiêm thuốc gây tê tủy sống, thuốc hóa trị hoặc các loại thuốc khác
- Tiêm thuốc cản quang (trong chụp tủy sống) hoặc các chất phóng xạ (trong chụp bể não) vào dịch não tủy để thu thập hình ảnh chẩn đoán
Kỹ thuật này sẽ giúp chẩn đoán:
- Nhiễm vi khuẩn, nấm và virus nghiêm trọng, bao gồm viêm màng não, viêm não và bệnh giang mai
- Xuất huyết dưới nhện (chảy máu trong não)
- Một số bệnh ung thư liên quan đến não hoặc tủy sống
- Một số tình trạng viêm của hệ thống thần kinh, chẳng hạn như đa xơ cứng và hội chứng Guillain-Barre
Điều cần thận trọng
Chọc dò tủy sống có nguy hiểm không?
Mặc dù kỹ thuật được xem là an toàn nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:
- Đau nhức đầu. Có đến 25% người sau khi làm thủ thuật chọc dò tủy sống bị đau đầu do rò rỉ dịch vào các mô gần đó. Tình trạng đau nhức đầu thường bắt đầu vài giờ cho đến 2 ngày sau khi làm thủ thuật và có thể kèm theo buồn nôn, nôn và chóng mặt. Những cơn đau đầu thường xuất hiện khi ngồi hoặc đứng và hết sau khi nằm xuống. Hiện tượng này có thể kéo dài từ vài giờ đến một tuần hoặc hơn.
- Đau lưng hoặc khó chịu ở lưng. Cơn đau có thể lan xuống phía sau chân.
- Chảy máu. Xuất huyết có thể xảy ra gần vị trí chọc dò nhưng hiếm khi ảnh hưởng ở khu vực màng cứng.
- Thoát vị não (hiếm). Tăng áp lực trong hộp sọ (nội sọ) do khối u não hoặc tổn thương chiếm chỗ có thể dẫn đến chèn ép não sau khi lấy mẫu dịch não tủy. Bác sĩ có thể chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI trước khi chọc dò tủy sống để xác định những tổn thương chiếm chỗ dẫn đến tăng áp lực nội sọ.
Sau khi thực hiện chọc dò tủy sống, người bệnh cần nhanh chóng quay lại bệnh viện nếu xuất hiện những triệu chứng sau:
Tìm hiểu chung
Chọc dò tủy sống là gì?
Chọc dò tủy sống còn gọi là lấy dịch tủy sống. Thủ thuật này dùng một kim nhỏ chọc vào lưng dưới – phần túi dịch bên dưới cột tủy sống nhằm lấy mẫu dịch não tủy. Lưng dưới thường được xem là vị trí an toàn nhất so với kỹ thuật lấy dịch tủy từ não.
Thủ thuật tương tự như gây tê cột sống hoặc gây tê ngoài màng cứng tiến hành trong hộ sinh. Điểm khác biệt là trong những trường hợp trên, thuốc tê sẽ được tiêm vào còn chọc dò tủy sống sẽ lấy mẫu để tiến hành xét nghiệm.
Khi nào bạn cần thực hiện chọc dò tủy sống?
Những trường hợp cần thực hiện chọc dò tủy sống là:
- Thu thập dịch não tủy để phân tích trong phòng thí nghiệm
- Đo áp lực của dịch não tủy
- Tiêm thuốc gây tê tủy sống, thuốc hóa trị hoặc các loại thuốc khác
- Tiêm thuốc cản quang (trong chụp tủy sống) hoặc các chất phóng xạ (trong chụp bể não) vào dịch não tủy để thu thập hình ảnh chẩn đoán
Kỹ thuật này sẽ giúp chẩn đoán:
- Nhiễm vi khuẩn, nấm và virus nghiêm trọng, bao gồm viêm màng não, viêm não và bệnh giang mai
- Xuất huyết dưới nhện (chảy máu trong não)
- Một số bệnh ung thư liên quan đến não hoặc tủy sống
- Một số tình trạng viêm của hệ thống thần kinh, chẳng hạn như đa xơ cứng và hội chứng Guillain-Barre
Điều cần thận trọng
Chọc dò tủy sống có nguy hiểm không?
Mặc dù kỹ thuật được xem là an toàn nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro như:
- Đau nhức đầu. Có đến 25% người sau khi làm thủ thuật chọc dò tủy sống bị đau đầu do rò rỉ dịch vào các mô gần đó. Tình trạng đau nhức đầu thường bắt đầu vài giờ cho đến 2 ngày sau khi làm thủ thuật và có thể kèm theo buồn nôn, nôn và chóng mặt. Những cơn đau đầu thường xuất hiện khi ngồi hoặc đứng và hết sau khi nằm xuống. Hiện tượng này có thể kéo dài từ vài giờ đến một tuần hoặc hơn.
- Đau lưng hoặc khó chịu ở lưng. Cơn đau có thể lan xuống phía sau chân.
- Chảy máu. Xuất huyết có thể xảy ra gần vị trí chọc dò nhưng hiếm khi ảnh hưởng ở khu vực màng cứng.
- Thoát vị não (hiếm). Tăng áp lực trong hộp sọ (nội sọ) do khối u não hoặc tổn thương chiếm chỗ có thể dẫn đến chèn ép não sau khi lấy mẫu dịch não tủy. Bác sĩ có thể chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc MRI trước khi chọc dò tủy sống để xác định những tổn thương chiếm chỗ dẫn đến tăng áp lực nội sọ.
Sau khi thực hiện chọc dò tủy sống, người bệnh cần nhanh chóng quay lại bệnh viện nếu xuất hiện những triệu chứng sau:
- Ớn lạnh hoặc sốt
- Cổ cứng (có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng)
- Thoát dịch hoặc chảy máu từ vị trí chọc dò
- Đau đầu dữ dội
- Cảm giác tê hoặc mất sức ở chân
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước khi thực hiện
Trước khi chọc dò tủy sống, bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách điều tra bệnh sử, kiểm tra thể chất và yêu cầu xét nghiệm máu nhằm đánh giá điều kiện thực hiện (chẳng hạn như người bệnh không mắc chứng rối loạn đông máu). Bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp CT hoặc MRI để xác định bất thường trong hoặc xung quanh não nếu có.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh về thực phẩm, đồ uống và các loại thuốc do người bệnh có thể được yêu cầu không ăn uống sau nửa đêm trước ngày làm thủ thuật. Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) hay có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào (như thuốc gây tê), người bệnh cần báo cho bác sĩ.
Chọc dò tủy sống thường được thực hiện tại một cơ sở ngoại trú hoặc bệnh viện. Trước khi thực hiện, người bệnh được yêu cầu thay áo choàng bệnh nhân. Thông thường, người bệnh nằm nghiêng và co đầu gối lên ngang ngực hoặc ngồi và nghiêng về phía trước, tựa vào một mặt phẳng ổn định. Những vị trí này khiến phần lưng sau uốn cong, mở rộng khoảng cách giữa các đốt sống, giúp bác sĩ dễ dàng chèn kim hơn.
Người bệnh cần tránh cử động và nên báo cho bác sĩ nếu cần di chuyển vì lý do nào đó. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, một người thân của trẻ sẽ giữ yên trẻ trong suốt quá trình thực hiện. Vùng lưng sẽ được sát khuẩn và phủ một tấm vô trùng.
Trong khi thực hiện
Thuốc gây tê cục bộ được tiêm vào phần lưng dưới của người bệnh để làm tê vị trí chọc dò ngay trước khi đưa kim vào. Một ống rỗng có kim mỏng được chích vào giữa hai đốt sống dưới (vùng thắt lưng), qua màng cột sống và vào ống sống. Người bệnh sẽ cảm nhận được một chút áp lực ở khu vực này.
Khi kim đã vào vị trí, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều chỉnh tư thế một chút. Áp lực dịch não tủy sẽ được đo, bác sĩ cẩn trọng rút một lượng dịch tủy nhỏ và đo lại áp lực. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc. Hoàn thành thủ thuật, kim được tháo ra và vị trí chọc dò sẽ được băng lại.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ có thể kết hợp siêu âm để dễ dàng thực hiện và bảo đảm an toàn cho bệnh nhi.
Sau khi thực hiện
Chọc dò tủy sống thường kéo dài khoảng 45 phút. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nằm xuống sau khi làm xong thủ thuật.
Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh thực hiện những hoạt động nặng nhọc. Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ về mức độ hoạt động cần thiết. Ngoài ra, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau không kê toa có chứa acetaminophen giúp giảm đau đầu hoặc đau lưng.
- Ớn lạnh hoặc sốt
- Cổ cứng (có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng)
- Thoát dịch hoặc chảy máu từ vị trí chọc dò
- Đau đầu dữ dội
- Cảm giác tê hoặc mất sức ở chân
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trước khi thực hiện
Trước khi chọc dò tủy sống, bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách điều tra bệnh sử, kiểm tra thể chất và yêu cầu xét nghiệm máu nhằm đánh giá điều kiện thực hiện (chẳng hạn như người bệnh không mắc chứng rối loạn đông máu). Bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp CT hoặc MRI để xác định bất thường trong hoặc xung quanh não nếu có.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh về thực phẩm, đồ uống và các loại thuốc do người bệnh có thể được yêu cầu không ăn uống sau nửa đêm trước ngày làm thủ thuật. Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu) hay có dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào (như thuốc gây tê), người bệnh cần báo cho bác sĩ.
Chọc dò tủy sống thường được thực hiện tại một cơ sở ngoại trú hoặc bệnh viện. Trước khi thực hiện, người bệnh được yêu cầu thay áo choàng bệnh nhân. Thông thường, người bệnh nằm nghiêng và co đầu gối lên ngang ngực hoặc ngồi và nghiêng về phía trước, tựa vào một mặt phẳng ổn định. Những vị trí này khiến phần lưng sau uốn cong, mở rộng khoảng cách giữa các đốt sống, giúp bác sĩ dễ dàng chèn kim hơn.
Người bệnh cần tránh cử động và nên báo cho bác sĩ nếu cần di chuyển vì lý do nào đó. Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, một người thân của trẻ sẽ giữ yên trẻ trong suốt quá trình thực hiện. Vùng lưng sẽ được sát khuẩn và phủ một tấm vô trùng.
Trong khi thực hiện
Thuốc gây tê cục bộ được tiêm vào phần lưng dưới của người bệnh để làm tê vị trí chọc dò ngay trước khi đưa kim vào. Một ống rỗng có kim mỏng được chích vào giữa hai đốt sống dưới (vùng thắt lưng), qua màng cột sống và vào ống sống. Người bệnh sẽ cảm nhận được một chút áp lực ở khu vực này.
Khi kim đã vào vị trí, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều chỉnh tư thế một chút. Áp lực dịch não tủy sẽ được đo, bác sĩ cẩn trọng rút một lượng dịch tủy nhỏ và đo lại áp lực. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc. Hoàn thành thủ thuật, kim được tháo ra và vị trí chọc dò sẽ được băng lại.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ có thể kết hợp siêu âm để dễ dàng thực hiện và bảo đảm an toàn cho bệnh nhi.
Sau khi thực hiện
Chọc dò tủy sống thường kéo dài khoảng 45 phút. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nằm xuống sau khi làm xong thủ thuật.
Người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh thực hiện những hoạt động nặng nhọc. Người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ về mức độ hoạt động cần thiết. Ngoài ra, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau không kê toa có chứa acetaminophen giúp giảm đau đầu hoặc đau lưng.
Kết quả của xét nghiệm
Kết quả của chọc dò tủy sống là gì?
Các mẫu dịch tủy sống được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Tùy theo điều kiện khác nhau, giá trị tham chiếu cũng sẽ thay đổi.
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra những tiêu chuẩn như:
- Tổng quan. Dịch tủy thường trong và không màu. Nếu dịch mờ, màu vàng hoặc hồng thì mẫu thử có thể cho thấy tình trạng chảy máu bất thường. Dịch tủy có màu xanh lá cây có thể chỉ ra dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sự hiện diện của nồng độ bilirubin.
- Protein (protein toàn phần và một số loại protein). Mức protein toàn phần tăng cao hơn 45 miligam mỗi decilit (mg/dL) có thể chỉ ra nhiễm trùng hoặc một tình trạng viêm khác. Giá trị tại mỗi phòng thí nghiệm có thể khác nhau.
- Số lượng bạch cầu. Dịch tủy sống thường chứa tới 5 bạch cầu đơn nhân trên mỗi microliter. Số lượng bạch cầu tăng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Giá trị tại mỗi phòng thí nghiệm có thể khác nhau.
- Đường (glucose). Nồng độ glucose thấp trong dịch tủy sống là bất thường và có thể do viêm màng não do vi khuẩn, xuất huyết não. Nồng độ glucose cao hơn bình thường thường do bệnh tiểu đường.
- Vi sinh vật. Sự hiện diện của vi khuẩn, virus, nấm hoặc các vi sinh vật khác trong mẫu dịch tủy có thể chỉ ra nhiễm trùng (như giang mai) hoặc những bệnh lý khác.
- Các tế bào ung thư. Sự hiện diện của các tế bào bất thường trong dịch tủy sống như khối u hoặc tế bào máu chưa trưởng thành có thể chỉ ra một số loại ung thư.
- Áp lực dịch tủy sống. Áp lực dịch tủy cao có thể xảy ra do sưng (phù) hoặc xuất huyết trong não, nhiễm trùng (như viêm màng não), đột quỵ hoặc các vấn đề về tuần hoàn khác. Áp lực dưới mức bình thường có thể báo hiệu tình trạng ống sống bị hẹp hoặc bị chặn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Kết quả của xét nghiệm
Kết quả của chọc dò tủy sống là gì?
Các mẫu dịch tủy sống được gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Tùy theo điều kiện khác nhau, giá trị tham chiếu cũng sẽ thay đổi.
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra những tiêu chuẩn như:
- Tổng quan. Dịch tủy thường trong và không màu. Nếu dịch mờ, màu vàng hoặc hồng thì mẫu thử có thể cho thấy tình trạng chảy máu bất thường. Dịch tủy có màu xanh lá cây có thể chỉ ra dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sự hiện diện của nồng độ bilirubin.
- Protein (protein toàn phần và một số loại protein). Mức protein toàn phần tăng cao hơn 45 miligam mỗi decilit (mg/dL) có thể chỉ ra nhiễm trùng hoặc một tình trạng viêm khác. Giá trị tại mỗi phòng thí nghiệm có thể khác nhau.
- Số lượng bạch cầu. Dịch tủy sống thường chứa tới 5 bạch cầu đơn nhân trên mỗi microliter. Số lượng bạch cầu tăng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Giá trị tại mỗi phòng thí nghiệm có thể khác nhau.
- Đường (glucose). Nồng độ glucose thấp trong dịch tủy sống là bất thường và có thể do viêm màng não do vi khuẩn, xuất huyết não. Nồng độ glucose cao hơn bình thường thường do bệnh tiểu đường.
- Vi sinh vật. Sự hiện diện của vi khuẩn, virus, nấm hoặc các vi sinh vật khác trong mẫu dịch tủy có thể chỉ ra nhiễm trùng (như giang mai) hoặc những bệnh lý khác.
- Các tế bào ung thư. Sự hiện diện của các tế bào bất thường trong dịch tủy sống như khối u hoặc tế bào máu chưa trưởng thành có thể chỉ ra một số loại ung thư.
- Áp lực dịch tủy sống. Áp lực dịch tủy cao có thể xảy ra do sưng (phù) hoặc xuất huyết trong não, nhiễm trùng (như viêm màng não), đột quỵ hoặc các vấn đề về tuần hoàn khác. Áp lực dưới mức bình thường có thể báo hiệu tình trạng ống sống bị hẹp hoặc bị chặn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Xem thêm: 10+ thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và cách dùng