Cổ họng đau rát khi nuốt có thể xảy ra do bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan hoặc do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Để cải thiện triệu chứng này, bạn có thể áp dụng mẹo chữa tại nhà hoặc can thiệp các biện pháp y tế trong trường hợp cần thiết.
Cổ họng đau rát khi nuốt do đâu?
Đau rát cổ họng khi nhai nuốt có thể do xảy ra khi vùng cổ họng (hầu họng, thực quản và dây thanh quản) bị tổn thương. Triệu chứng này có thể đi kèm với tình trạng ngứa cổ họng, khó chịu, mất tiếng, khàn giọng,…
Trong trường hợp cổ họng khi đau rát khi nuốt, nguyên nhân có thể do các vấn đề sức khỏe sau đây:
1. Viêm họng
Viêm họng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng cổ họng khi đau rát khi nuốt. Bệnh lý này khởi phát do dị ứng, hút thuốc lá thường xuyên hoặc do nhiễm vi khuẩn/ virus.
Viêm họng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và đặc trưng bởi triệu chứng tăng thân nhiệt, đau cổ họng, ngứa rát, mệt mỏi, sưng hạch ở cổ, chán ăn, buồn nôn, khô miệng,… Triệu chứng đau rát họng do bệnh lý này thường bùng phát khi bạn nuốt thức ăn hoặc nước bọt.
Viêm họng trong giai đoạn cấp tính có thể thuyên giảm trong thời gian ngắn trong trường hợp được điều trị và chăm sóc cách. Tuy nhiên nếu để kéo dài, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn xuất tiết, quá phát và xơ teo mãn tính.
2. Viêm amidan
Tương tự viêm họng, viêm amidan cũng là một trong những bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên phổ biến. Bệnh xảy ra khi hạch lympho ở 2 bên hầu họng (hay còn gọi là amidan) bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Viêm amidan có triệu chứng tương tự viêm họng và có thể gây ra tình trạng cổ họng khi đau rát khi nhai nuốt.
Trong giai đoạn mới khởi phát, viêm amidan thường được điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể yêu cầu cắt bỏ amidan nhằm hạn chế các biến chứng của bệnh.
3. Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường khởi phát sau khi mắc bệnh viêm mũi họng (cảm lạnh). Bệnh xảy ra khi dây thanh quản bị sưng viêm do nhiễm trùng hoặc dị ứng gây ra.
Viêm thanh quản đặc trưng bởi triệu chứng nghẹt mũi, ho khan, khàn tiếng, mất tiếng, ngứa cổ họng,… Trong trường hợp do nhiễm trùng, bệnh còn gây mệt mỏi, sưng hạch ở cổ, nóng sốt,…
Với bệnh viêm thanh quản, tình trạng sưng đau cổ họng thường không có biểu hiện rõ như viêm họng. Tuy nhiên triệu chứng này có thể bùng phát khi giao tiếp hoặc nhai nuốt thức ăn.
4. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý thuộc đường hô hấp. Tuy nhiên bệnh lý này lại có liên quan đến các triệu chứng cổ họng – chẳng hạn như tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt.
Nguyên nhân là do lượng dịch vị dạ dày trào ngược lên vòm họng, gây tổn thương niêm mạc hầu họng và thanh quản. Vì vậy khi bị GERD mãn tính, bạn sẽ thường xuyên nhận thấy cổ họng sưng viêm và đau rát khi nuốt.
Trong trường hợp bị GERD kéo dài, bạn có thể gặp phải một số biến chứng khác như sâu răng, viêm họng hạt, u thực quản, Barrett thực quản,…
5. Vướng dị vật
Thuốc uống, thức ăn,… có thể bị mắc kẹt ở cuống họng và gây ra tình trạng đau rát khi nuốt. Với trường hợp này, bạn không nên tự ý sử dụng tay và vật nhọn để lấy dị vật. Hoạt động này có thể khiến dị vật ma sát với vòm họng gây chảy máu và tổn thương niêm mạc.
Vì vậy để được xử lý đúng cách, bạn nên đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Tại đây, bác sĩ sẽ dùng vật dụng y tế để loại bỏ dị vật khỏi thực quản và vòm họng.
6. Khối u thực quản
Khối u xuất hiện ở đoạn thực quản ở cổ và ngực trên có thể gây ra triệu chứng đau rát và vướng nghẹn khi nhai. Ngoài triệu chứng này, khối u ở thực quản còn có thể gây ra một số biểu hiện khác như tức ngực, chán ăn, mệt mỏi, ăn không ngon, hay buồn nôn sau khi ăn,…
Phần lớn khối u thực quản đều lành tính và có tiên lượng tốt. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, khối u này có thể tiến triển thành tế bào ung thư và gây ra ung thư thực quản.
7. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau:
- Viêm thực quản
- Viêm VA
- Viêm mũi xoang
- Viêm tai giữa
- Ung thư hầu họng
- Căng thẳng quá mức
- Hen suyễn (ít gặp)
- Dị ứng thực phẩm
- Hội chứng chảy dịch mũi sau
Cách điều trị tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt tại nhà
Tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt có thể khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống và giao tiếp. Hơn nữa tình trạng này kéo dài còn gây mệt mỏi, khàn giọng và mất tiếng.
Vì vậy bạn có thể cải thiện triệu chứng này với một số biện pháp điều trị tại nhà, như:
1. Súc miệng bằng nước muối giảm đau họng
Súc miệng với nước muối có thể giảm ngứa và sưng đau ở cổ họng. Các chuyên gia tai mũi họng cho biết, muối có tác dụng sát trùng, làm loãng dịch tiết hô hấp và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Bên cạnh đó súc miệng với nước muối thường xuyên còn duy trì sức khỏe răng miệng và giảm mùi hôi khó chịu do vi khuẩn gây ra.
Thực hiện:
- Hòa tan 1 thìa cà phê muối với 300ml nước lọc
- Khuấy đều và dùng súc miệng trong vòng 3 phút
- Thực hiện 2 lần/ ngày để giảm đau rát ở cổ họng
2. Giảm đau rát cổ họng bằng cách ngậm tỏi
Hoạt chất allicin trong tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Vì vậy ngậm trực tiếp vài lát tỏi có thể ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ quan hô hấp trên và làm giảm tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt.
Thực hiện:
- Cắt mỏng tép tỏi và ngậm trực tiếp cho đến khi tép tỏi hết vị cay
- Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày có thể giảm sưng và đau ở cổ họng
Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung tỏi vào chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm họng, viêm amidan,…
3. Trị cổ họng đau rát với tắc chưng mật ong
Tắc chưng mật ong là mẹo chữa đau rát, ngứa họng, ho,… từ dân gian. Tắc chứa nhiều vitamin C và acid citric, có tác dụng tăng sức đề kháng, giảm ngứa họng và loại bỏ dịch đờm ứ đọng trong cơ quan hô hấp trên.
Trong khi đó mật ong có tác dụng tái tạo các mô tổn thương, cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ giảm viêm ở dây thanh quản, hầu họng, amidan,…
Thực hiện:
- Rửa sạch 3 trái tắc và cắt đôi
- Sau đó cho vào chén và thêm 3 – 4 thìa mật ong vào
- Đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút
- Khi dùng nên ăn cả xác để tăng tác dụng điều trị
Với trẻ nhỏ, bạn có thể pha nước tắc ấm với mật ong để làm dịu các triệu chứng ở cổ họng. Nước tắc mật ong không chỉ hỗ trợ quá trình điều trị mà còn có hương vị thơm ngon, giúp bổ sung nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
4. Nhai lá bạc hà giúp giảm sưng đau cổ họng
Hoạt chất menthol trong lá bạc hà có tác dụng giảm viêm và cải thiện cơn đau họng nhanh chóng. Ngoài ra tinh dầu từ loại thảo dược này còn hỗ trợ làm giảm mùi hôi do vi khuẩn gây nhiễm trùng hầu họng gây ra.
Bên cạnh đó, áp dụng mẹo chữa từ lá bạc hà còn duy trì sức khỏe răng miệng vì thảo dược này có đặc tính kháng nấm và tiêu diệt các vi khuẩn có nguy cơ gây sâu răng.
Thực hiện:
- Rửa sạch 2 – 3 lá bạc hà tươi
- Nhai trực tiếp lá bạc hà và nuốt lấy nước
- Có thể thêm 1 ít muối vào nhai cùng để tăng tác dụng
Nếu cảm thấy khó chịu khi nhai lá bạc hà tươi, bạn có thể dùng trà bạc hà để thay thế. Trà bạc hà có mùi thơm dễ chịu, không gây khó uống và có tác dụng giảm tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt.
5. Súc miệng với giấm táo pha loãng
Ngoài cách súc miệng với nước muối, bạn cũng có thể làm giảm các triệu chứng ở cổ họng bằng cách súc miệng với giấm táo pha loãng.
Với hàm lượng acid acetic cao, giấm táo có khả năng giảm ngứa rát cổ họng, sát trùng và kháng khuẩn. Do đó áp dụng mẹo chữa này có thể hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh lý ở tai mũi họng.
Thực hiện:
- Hòa tan 2 thìa cà phê giấm táo với 250ml nước
- Sau đó súc miệng trong khoảng 2 – 3 phút
- Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày
Khi áp dụng biện pháp này, bạn nên tránh cho quá nhiều giấm táo. Nồng độ acid cao trong nguyên liệu có thể gây hư hại men răng và kích ứng niêm mạc hầu họng.
Cổ họng đau rát khi nuốt – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt có thể thuyên giảm và dứt điểm sau khi áp dụng các mẹo chữa tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng này khởi phát do vi khuẩn hoặc do các bệnh lý nguy hiểm (khối u thực quản), bạn cần phải can thiệp các biện pháp y tế.
Vì vậy hãy chủ động tìm gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng sau đây:
- Đau ngực
- Cổ họng đau rát nghiêm trọng
- Khó khăn khi ăn uống
- Mất tiếng
- Người sụt cân bất thường
- Sốt cao (từ 39 – 40 độ C)
- Sưng hạch ở cổ
- Choáng váng
- Buồn nôn
Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Dựa vào tình trạng sức khỏe, bạn có thể được yêu cầu sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
Tình trạng cổ họng đau rát khi nuốt thường xảy ra do các bệnh lý ở cơ quan hô hấp trên. Tuy nhiên trên thực tế triệu chứng này cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân hiếm gặp khác. Vì vậy trong trường hợp tình trạng kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Cổ họng bị sưng 1 bên – Những bệnh lý nguy hiểm bạn có thể mắc
- Nổi mụn trắng trong cổ họng – Dấu hiệu nguy hiểm chớ xem thường
Xem thêm: Dùng mật ong trị viêm da cơ địa có thật sự hiệu quả?